Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 48, Bài 6: Luyện tập

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 48, Bài 6: Luyện tập

I- MỤC TIÊU

• Học sinh nắm được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối.

• Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lý.

• Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên.

II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

• GV: Đèn chiếu, phim giấy trong ghi "Bốn tính chất của phép cộng và các số nguyên", bài tập, trục số, phấn màu, thước kẻ.

• HS: Ôn các tính chất phép cộng số tự nhiên.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng

Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (7 ph)

GV nêu câu hỏi kiểm tra:

- HS1: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.

Chữa bài tập 51 trang 60 SBT

- HS2: Phát biểu các tính chất của phép cộng các số tự nhiên.

Tính (-2) + (-3) và (-3) + (-2)

 (-8) + (+4) và (+4) + (-8)

Rút ra nhận xét

- GV đặt vấn đề xem phép cộng các số nguyên có những tính chất gì rồi vào bài.

HS1 lê bảng trả lời câu hỏi rồi chữa bài tập 51 SBT (thay ô cuối bằng -14).

Để lại phép tính để dùng.

Khi HS1 đã trả lời xong hai quy tắc thì gọi HS2 lên bảng kiểm tra.

HS2 thực hiện phép tính và rút ra nhận xét: phép cộng các số nguyên cũng có tính giao hoán.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 48, Bài 6: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48
$6. LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU
Học sinh nắm được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối.
Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lý.
Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên.
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: Đèn chiếu, phim giấy trong ghi "Bốn tính chất của phép cộng và các số nguyên", bài tập, trục số, phấn màu, thước kẻ.
HS: Ôn các tính chất phép cộng số tự nhiên.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (7 ph)
GV nêu câu hỏi kiểm tra:
- HS1: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
Chữa bài tập 51 trang 60 SBT
- HS2: Phát biểu các tính chất của phép cộng các số tự nhiên.
Tính (-2) + (-3) và (-3) + (-2)
	(-8) + (+4) và (+4) + (-8)
Rút ra nhận xét
- GV đặt vấn đề xem phép cộng các số nguyên có những tính chất gì rồi vào bài.
HS1 lê bảng trả lời câu hỏi rồi chữa bài tập 51 SBT (thay ô cuối bằng -14).
Để lại phép tính để dùng.
Khi HS1 đã trả lời xong hai quy tắc thì gọi HS2 lên bảng kiểm tra.
HS2 thực hiện phép tính và rút ra nhận xét: phép cộng các số nguyên cũng có tính giao hoán.
Hoạt động 2 (5 ph)
1) Tính chất giao hoán
- Trên cơ sở kiểm tra bài cũ GV đặt vấn đề: qua ví dụ, ta thấy phép cộng các số nguyên cũng có tính chất giao hoán.
- Cho HS tự lấy thêm thí dụ.
- Phát biểu nội dung tính chất giao hoán của phép cộng các số nguyên.
- Yêu cầu HS nêu công thức
	a + b = b + a
- HS2 thêm 2 ví dụ minh họa.
- HS phát biểu: Tổng hai số nguyên không đổi nếu ta đổi chỗ các số hạng.
- HS nêu công thức.
Hoạt động 3 (11 ph)
?2
2) Tính chất kết hợp
- GV yêu cầu HS làm 
Tính và so sánh kết quả:
	[(-3) + 4] + 2; -3 + (4 + 2);
	[(-3) + 2] + 4
Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong từng biểu thức.
- Vậy muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể làm như thế nào?
- Nêu công thức biểu thị tính chất kết hợp của phép cộng số nguyên -GV ghi công thức.
- GV giới thiệu phần "chú ý" trang 78 SGK.
Gợi ý HS áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính hợp lý.
?2
- HS làm 
[(-3) + 4] + 2 = 1 + 2 = 3
-3 + (4 + 2) = -3 + 6 = 3
Vậy
[(-3) + 4] + 2 = -3 + (4 + 2)
	 = [(-3) + 2] + 4
- HS muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể lấy số thứ nhất cộng với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
- HS nêu công thức
	(a + b) + c = a + (b + c)
- HS làm bài tập 36 SGK
a) 126 + (-20) + 2004 + (-106)
= 136 + [(-20)+(-106)]+2004
= 126 + (-126) + 2004
= 0 + 2004
= 2004
b) (-199)+(-200)+(-201)
= [(-199)+(-201)]+(-200)
= (-400)+(-200)
= (-600)
Hoạt động 4 (3 ph)
3) Cộng với số 0
- GV: Một số nguyên cộng với số 0, kết quả như thế nào? Cho ví dụ
Ví dụ: (-10) + 0 = (-10)
	(+12) + 0 = (+12)
- GV: Nêu công thức tổng quát của tính chất này?
- GV ghi công thức a + 0 = a
HS: Một số cộng với 0, kết quả bằng chính nó.
Lấy 2 thí dụ minh họa
HS: a + 0 = a
Hoạt động 5 (12 ph)
4) Cộng với số đối
GV: Yêu cầu HS thực hiện phép tính:
	(-12) + 12 = 
	25 + (-25) = 
Ta nói: (-12) và 12 là hai số đối nhau.
Tương tự: 25 và (-25) cũng là hai số đối nhau.
Vậy tổng của hai số nguyên đối nhau bằng bao nhiêu? Cho ví dụ
- GV gọi một HS đọc phần này ở SGK và ghi:
 Số đối của a ký hiệu là -a
 Số đối của -a là -(-a) = a.
Ví dụ	a = 17 thì (-a) = -17
	a = -20 thì (-a) = 20
	a = 0 thì (-a) = -0
 Þ 0 = -0
- Vậy: a + (-a) = ?
- Ngược lại: Nếu có a + b = 0 thì a và b là hai số như thế nào của nhau?
GV ghi a + b = 0 thì a = -b
	 b = -a
?3
Vậy hai số đối nhau là hai số có tổng như thế nào?
Cho HS làm tìm tổng các số nguyên a biết:
	-2 < a < 3
- HS thực hiện:
	(-12) + 12 = 0
	25 + (-25) = 0
- HS: Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
- HS lấy ví dụ.
Một HS đọc to phần này trước lớp.
- HS tìm các số đối của các số nguyên.
- HS nêu công thức
	a + (-a) = 0
- HS: khi đó a và b là hai số đối của nhau.
- HS: hai số đối nhau là hai số có tổng bằng 0.
- HS: a = -2; -1; 0; 1; 2
- Tính tổng:
(-2) + (-1) + 0 + 1 + 2
= [-2 + 2] + [-1 + 1] + 0
= 0
Hoạt động 6: CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP (5 ph)
- GV: Nêu các tính chất của phép cộng số nguyên? So sánh với tính chất phép cộng số tự nhiên.
- GV đưa bảng tổng hợp 4 tính chất.
- GV cho HS làm bài tập 38 trang 79 SGK.
- HS: Nêu lại 4 tính chất và viết công thức tổng quát.
HS làm bài tập:
	15 + 2 + (-3) = 14
Hoạt động 7: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 ph)
- Học thuộc các tính chất phép cộng các số nguyên.
- Bài tập số 37, 39, 40, 41, 42 trang 79 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docSOHOC48.doc