Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 45: Cộng hai số nguyên cùng dấu - Năm học 2004-2005 - Lý Thế Chương Khuynh

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 45: Cộng hai số nguyên cùng dấu - Năm học 2004-2005 - Lý Thế Chương Khuynh

I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh cần phải :

 − Kiến thức: Biết cộng hai số nguyên cùng dấu.

 − Kĩ năng: Bước đầu hiểu được rằng có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng.

 − Thái độ: Bước đầu có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn.

 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 − Giáo viên: SGK, thước thẳng, bảng phụ, mô hình trục số (có gắn hai mũi tên di động được, dọc theo trục số).

 − Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.

 III. Tiến trình dạy học :

 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.

 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài : Kiểm tra vở bài tập của một vài học sinh.

 3. Bài mới : Làm thế nào để tìm được tổng của hai số nguyên âm ?

 Muốn biết điều đó, chúng ta cùng nhau nghiên cứa bài : “Cộng hai số nguyên cùng dấu”

 4. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

 Hoạt động 1 : Cộng hai số nguyên dương.

a) Gọi học sinh đọc mục 1 ở SGK.

b) Tạo cơ hội cho học sinh được thao tác nhiều trên mô hình hoặc trên hình vẽ trục số.

a) Đọc mục 1 trong SGK.

b) Thực hiện cộng hai số nguyên dương trên mô hình hoặc trả lời dựa trên hình vẽ trục số. 1. Cộng hai số nguyên dương :

(SGK)

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 275Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 45: Cộng hai số nguyên cùng dấu - Năm học 2004-2005 - Lý Thế Chương Khuynh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : THCS Đồng Khởi
Giáo viên : Lý Thế Chương Khuynh	Ngày soạn : 17 / 12 / 2004
Tiết 45:	CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
	I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh cần phải :
	− Kiến thức: Biết cộng hai số nguyên cùng dấu.
	− Kĩ năng: Bước đầu hiểu được rằng có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng.
	− Thái độ: Bước đầu có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn.
	II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
	− Giáo viên: SGK, thước thẳng, bảng phụ, mô hình trục số (có gắn hai mũi tên di động được, dọc theo trục số).
	− Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.
	III. Tiến trình dạy học :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài : Kiểm tra vở bài tập của một vài học sinh.
	3. Bài mới : Làm thế nào để tìm được tổng của hai số nguyên âm ? 
 	Muốn biết điều đó, chúng ta cùng nhau nghiên cứa bài : “Cộng hai số nguyên cùng dấu”
	4. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Cộng hai số nguyên dương.
a) Gọi học sinh đọc mục 1 ở SGK.
b) Tạo cơ hội cho học sinh được thao tác nhiều trên mô hình hoặc trên hình vẽ trục số.
a) Đọc mục 1 trong SGK.
b) Thực hiện cộng hai số nguyên dương trên mô hình hoặc trả lời dựa trên hình vẽ trục số.
1. Cộng hai số nguyên dương :
(SGK)
Hoạt động 2 : Cộng hai số nguyên âm.
a) Giới thiệu một số quy ước :
− Khi nhiệt độ tăng , ta nói nhiệt độ tăng . Khi nhiệt độ giảm , ta có thể nói nhiệt độ tăng .
− Khi số tiền tăng 20 000 đồng, ta nói số tiền tăng 20 000 đồng. Khi số tiền giảm 10 000 đồng, ta có thể nói số tiền tăng −10 000 đồng.
b) Giải thích ví dụ.
c) Mời học sinh làm ?1.
a) Chú ý một số quy ước của giáo viên.
b) Đọc ví dụ trong SGK.
c) (−4) + (−5) = −9 (cộng trên trục số) ;
 | −4 | + | −5 | = 4 + 5 = 9.
 Nhận xét : Tổng của hai số nguyên âm bằng số đối của tổng hai giá trị tuyệt đối của chúng. 
2. Cộng hai số nguyên âm :
a) Ví dụ : (SGK)
b) Nhận xét : (SGK)
c) Quy tắc : Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “−” trước kết quả.
Hoạt động 3 : Quy tắc.
a) Chốt lại quy tắc trong khung và yêu cầu học sinh học thuộc.
b) Cho học sinh đọc ví dụ và làm ?2. Có thể cho học sinh làm bài này trước khi đưa ra quy tắc (để học sinh thấy được khó khăn khi cộng trên trục số, và nảy sinh nhu cầu có một quy tắc thực hiện).
c) Có thể giới thiệu cho học sinh cách cộng hai số nguyên âm đơn giản hơn, đó là : Ta xem số nguyên âm như số tiền nợ. Chẳng hạn: (−4) + (−5) tức nợ 4 lại nợ thêm 5 thì thành nợ 9, do đó kết quả là −9.
a) Chú ý quy tắc cộng hai số nguyên âm.
b) (+37) + (+81) = 37 + 81 = 118 ;
 (−23) + (−17) = −(23 + 17) = −40.
	5. Hướng dẫn học ở nhà :
	a) Bài vừa học :	
	− Học bài theo SGK.
	− Bài tập ở nhà : Bài 23, 24, 25, 26 SGK.
	b) Bài sắp học :	“Cộng hai số nguyên khác dấu”
 	Chuẩn bị: Cộng hai số nguyên khác dấu như thế nào ?
	IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung :
.. 
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • doc45. Cong hai so nguyen cung dau.doc