Giáo án Số học Lớp 6 - Tiêt 44 đến 45 - Năm học 2009-2010

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiêt 44 đến 45 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS biết cộng hai số nguyên khác dấu

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng tính toán, kỹ năng vận dụng thực tế.

3. Thái độ:

- Tích cực trong học tập, cẩn thận trong tính toán.

II . Đồ dùng dạy học:

 GV: Bảng phụ vẽ sẵn trục số.

 HS:

III.Phương pháp:

- Dạy học tích cực và học hợp tác.

IV.Tổ chức giờ học:

*Kiểm tra bài cũ: (08 phút)

. Mục tiêu: Củng cố kiến thức cũ cho HS, kiểm tra ý thức học tập ở nhà của HS.

. Cách tiến hành:

Hoạt động của GV

1, Nêu QT cộng hai số nguyên âm.

 áp dụng tính ( - 4 ) + ( - 6 ) =

2, Nhiệt độ ở phòng lạnh buổi trưa là 3oC , đến chiều nhiệt độ lại giảm 5oC. Hỏi nhiệt độ trong phòng lạnh vào buổi chiều là bao nhiêu?

 Hoạt động của HS

1, QT (SGK)

( - 4 ) + ( - 6 ) = - 10

2, Nhiệt độ trong phòng lạnh vào buổi chiều là: dưới không 2oC

 Có nghĩa là: 3 + ( - 5 ) = - 2

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 28Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiêt 44 đến 45 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/12/2009
Ngày giảng: 02/12/2009 (6A, 6B)
Tiết 44 :
Đ4. Cộng hai số nguyên cùng dấu
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- HS biết cộng hai số nguyên cùng dấu, chủ yếu là số nguyên âm
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng thực tế.
3. Thái độ:
- Cẩn thận trong tính toán, tích cực trong học tập.
II . Đồ dùng dạy học:
 GV: Bảng phụ vẽ sẵn trục số.
 HS: 
III.Phương pháp:
- Dạy học tích cực và học hợp tác.
IV.Tổ chức giờ học:
*Kiểm tra bài cũ: (08 phút)
. Mục tiêu: Củng cố kiến thức cũ cho HS.
. Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
1, Tính 
 5 + 3 = 
 5 – 3 =
 | - 5 | + |- 3 | =
 | - 5 | - |- 3 | =
 3 – 5 =
2, Tôi nợ 5đ , tôi vay thêm 3đ . hỏi tôi nợ mấy đ?
Hoạt động của HS
1, 
5 + 3 = 8
5 – 3 = 2
| - 5 | + |- 3 | = 8
| - 5 | - |- 3 | = 2
3 – 5 = ?
2, 5 + 3 = 8 => Tôi nợ 8đ
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách cộng hai số nguyên dương (10 phút)
. Mục tiêu: Nắm được cách cộng hai số nguyên dương.
. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ vẽ sẵn trục số.
. Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- TB: Cộng hai số nguyên dương chính là cách cộng hai số tự nhiên khác 0.
(+3) + (+2) = ?
- Minh hoạ phép cộng trên trục số như trong SGK.
1. Cộng hai số nguyên dương:
(+3) + (+2) = 3 + 2 = 5
- Chú ý nghe giảng.
Kết luận: Cộng hai số nguyên dương chính là cách cộng hai số tự nhiên khác 0.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cộng hai số nguyên âm (20 phút)
. Mục tiêu: Nắm được cách cộng hai số nguyên âm và vận dụng vào làm các bài tập.
. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ vẽ sẵn trục số
. Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- TB: Trong thực tế có nhiều đại lượng thay đổi theo hai hướng ngược nhau: Tăng và giảm, lên cao và xuống thấp,...Ta có thể dùng các số dương và âm để biểu thị sự thay đổi đó.
- HD HS làm VD như trong SGK.
- Đề nghị HS thảo luận làm ?1
- GV giới thiệu quy tắc. Gọi HS đứng tại chỗ đọc quy tắc trong SGK.
- Đưa ra VD và cùng HS làm.
- Đề nghị HS thảo luận làm ?2
2. Cộng hai số nguyên âm:
- Chú ý nghe giảng.
?1: (- 4) + (- 5) = - 9
 |- 4| + |- 5| = 4 + 5 = 9
 NX: Kết quả là hai số đối nhau
* QT: (SGK – 75)
VD: (-12) + (- 7) = - (|- 12| + |- 7|) = - (12 + 7) = - 19 
?2: 
 (+37) + (+81) = 37 + 81 = 118
 (-23) + (- 17) = - (|-23| + |- 17|) = - (23 + 17) = - 40 
Kết luận: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “ – “ trước kết quả. 
Hoạt động 3: Củng cố – HDVN (07 phút)
. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào việc làm các bài tập. Nắm được nội dung học ở nhà.
. Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
◈ Nhắc lại QT cộng 2 số nguyên âm
◐ Nêu sự giống và khác nhau giữa việc công hai số nguyên âm và hai số nguyên dương.
◐ Không tính hãy cho biết tổng là số âm hay dương ?
 23 + 50285
 - 2004 + ( - 9307 )
 15 + 39701
◐ không được làm tắt
◐ nếu dùng thủ thuật nhẩm nhanh em làm thế nào?
* Giống: đều cộng giá trị tuyệt đối
* khác:
 Đặt dấu cộng khi công 2 số dương
 Đặt dấu trừ khi công 2 số âm
 23 + 50285 dương
 - 2004 + ( - 9307 ) âm
 15 + 39701 dương
Bài 23:
 a, 2763 + 152 = 2905
 b, ( - 7 ) + ( - 14) = - 21
Bài 26:
 Nhiệt độ tại đó sẽ là: -5 + (-7) = - 12oC
* HDVN: 
- Học thuộc QT cộng hai số nguyên âm.
- Làm bài tập: 24; 25; 26 (SGK – 75).
Ngày soạn: 01/12/2009
Ngày giảng: 03/12/2009 (6A, 6B)
Tiết 45:
Đ5. cộng hai số nguyên khác dấu
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- HS biết cộng hai số nguyên khác dấu
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tính toán, kỹ năng vận dụng thực tế.
3. Thái độ:
- Tích cực trong học tập, cẩn thận trong tính toán. 
II . Đồ dùng dạy học:
 GV: Bảng phụ vẽ sẵn trục số.
 HS:
III.Phương pháp:
- Dạy học tích cực và học hợp tác.
IV.Tổ chức giờ học:
*Kiểm tra bài cũ: (08 phút)
. Mục tiêu: Củng cố kiến thức cũ cho HS, kiểm tra ý thức học tập ở nhà của HS.
. Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
1, Nêu QT cộng hai số nguyên âm. 
 áp dụng tính ( - 4 ) + ( - 6 ) =
2, Nhiệt độ ở phòng lạnh buổi trưa là 3oC , đến chiều nhiệt độ lại giảm 5oC. Hỏi nhiệt độ trong phòng lạnh vào buổi chiều là bao nhiêu?
Hoạt động của HS
1, QT (SGK)
( - 4 ) + ( - 6 ) = - 10
2, Nhiệt độ trong phòng lạnh vào buổi chiều là: dưới không 2oC
 Có nghĩa là: 3 + ( - 5 ) = - 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu VD(10 phút)
. Mục tiêu: Bước đầu biết cách cộng hai số nguyên khác dấu bằng cách minh hoạ trên trục số.
. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ vẽ sẵn trục số.
. Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Đưa ra VD như trong SGK.
- HD HS làm VD đặc biệt là cách minh hoạ trên trục số.
- Đề nghị HS thảo luận làm ?1, ?2
- Gọi đại diện HS lên bảng trình bày lời giải.
1. Ví dụ: 
- Theo dõi GV làm VD.
?1: 
(–3) + (+3) = 0
(+ 3) + (–3) = 0
NX: Kết quả của hai phép tính bằng nhau
?2:
a, 3 + (–6) = – 3; |–6| – | 3| = 6 – 3 = 3
NX: Kết quả là hai số đối nhau.
b, (–2) + (+4) = 2; |+4| – |–2| = 4 – 2 = 2
NX: Kết quả là hai số bằng nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu (20 phút)
. Mục tiêu: Nắm được quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Vận dụng tốt quy tắc vào việc làm các bài tập.
. Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- TB quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
- Gọi đại diện HS đứng tại chỗ đọc quy tắc 
- Đưa ra VD và HD HS làm.
- Đề nghị HS thảo luận làm ?3
2. Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:
* QT: (SGK – 76)
- Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
- VD: (–273) + 55 = – (273 – 55) (vì 273 > 55)
 = –218
?3:
a, (–38) + 27 = –(38 – 27) = –11
b, 273 + (–123) = 273 – 123 = 150
Kết luận: Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hái giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
Hoạt động 3: Củng cố – HDVN (07 phút)
. Mục tiêu: Vận dụng tốt quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu vào làm các bài tập. Nắm được nội dung học ở nhà
. Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
◈ Nhắc lại QT cộng 2 số nguyên khác dấu.
◐ Nêu sự giống và khác nhau giữa việc công hai số nguyên cùng dấu và hai số nguyên khác dấu.
◐ không tính hãy cho biết tổng là số âm hay dương ?
 23 + (- 50285)
 - 2004 + ( - 9307 )
 - 15 + 39701
◐ không được làm tắt
◐ nếu dùng thủ thuật nhẩm nhanh em làm thế nào?
* Giống: đều dùng giá trị tuyệt đối
* Khác:
 Đặt dấu , dùng tổng hay dùng hiệu.
 23 + (- 50285) âm 
 - 2004 + ( - 9307 ) âm 
 - 15 + 39701 dương
Bài 27:
 a, 26 + (- 6) = 20
 b, ( - 75 ) + 50 = - 25
* HDVN: 
- Học thuộc quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
- Làm các bài tập: 28, 29, 30 (SGK – 76).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 44 - 45.doc