1. Mục tiêu
a) Kiến thức
- Học sinh nắm vững hai qui tắc: cộng hai số nguyên dương, cộng hai số nguyên âm.
b) Kĩ năng
- Học sinh thực hiện được phép cộng hai số nguyên cùng dấu.
c) Thái độ
- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, chính xác khi thực hiện phép tính.
2. Trọng tâm
Nắm vững hai qui tắc: cộng hai số nguyên dương, cộng hai số nguyên âm.
3. Chuẩn bị
GV: Thước thẳng có chia khoảng.
HS: Bảng nhóm, thước thẳng có chia khoảng.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định :
- Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
4.2 Kiểm tra miệng
GV: Nêu yêu cầu
HS1: Sửa bài 29/ 58/ SGK (10 điểm)
HS1: Bài 29/ 58/ SBT
a) ; b)
c)
d)
HS2: Điền dấu >; < vào="" ô="" vuông="" (10đ)="">
a) -99 -100; b) -542 -263
c) 100 -100; d) -150 2 HS2:
a) -99 > -100; b) -542 <>
c) 100 > -100; d) -150 < 2="">
CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU Tiết: 44 ; bài 4 Tuần 15 Ngày dạy:1 /12/2010 1. Mục tiêu a) Kiến thức - Học sinh nắm vững hai qui tắc: cộng hai số nguyên dương, cộng hai số nguyên âm. b) Kĩ năng - Học sinh thực hiện được phép cộâng hai số nguyên cùng dấu. c) Thái độ - Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, chính xác khi thực hiện phép tính. 2. Trọng tâm Nắm vững hai qui tắc: cộng hai số nguyên dương, cộng hai số nguyên âm. 3. Chuẩn bị GV: Thước thẳng có chia khoảng. HS: Bảng nhóm, thước thẳng có chia khoảng. 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định : - Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 4.2 Kiểm tra miệng GV: Nêu yêu cầu HS1: Sửa bài 29/ 58/ SGK (10 điểm) HS1: Bài 29/ 58/ SBT a) ; b) c) d) HS2: Điền dấu >; < vào ô vuông (10đ) a) -99 o -100; b) -542 o -263 c) 100 o -100; d) -150 o 2 HS2: a) -99 > -100; b) -542 < -263 c) 100 > -100; d) -150 < 2 4.3 Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1 1. Cộng hai số nguyên dương GV: Số (+4) và (+2) chính là các số tự nhiên 4 và 2. Vậy (+4) + (+2) = ? Ví dụ: (+4) + (+2) = 4 + 2 = 6 HS: (+4) + (+2) = 4+2 = 6 GV: Minh họa trên trục số + Cho HS áp dụng cộng trên trục số: (+3) + (+5) HS: Một HS lên bảng thực hiện. Hoạt động 2 II. Cộng hai số nguyên âm GV: Giới thiệu trong thực tế có nhiều đại lượng thay đổi theo hai hướng ngược nhau: tăng và giảm; lên cao và xuống thấp. + Gọi hai HS đọc ví dụ 1/ SGK. HS: Hai HS đọc ví dụ 1/ SGK. GV: Nhiệt độ buổi chiều giảm 20C ta có thể coi là nhiệt độ tăng như thế nào? HS: Tăng -20C GV: Muốn tìm nhiệt độ buổi chiều ta làm thế nào? + Hướng dẫn HS thực hiện trên trục số HS: Quan sát Ví dụ: (SGK/ 74) Ta có (-3) + (-2) = -5 Vậy: Nhiệt độ buổi chiều cùng ngày là 50C GV: Yêu cầu HS thực hiện ?1 HS: + Cả lớp thực hiện + Một HS lên bảng thực hiện. ?1 (-4) + (-5) = -9 -9 là số đối của 9. GV: Qua ví dụ trên em hãy cho biết: muốn cộng hai số nguyên âm ta cộâng như thế nào? HS: Muốn cộng hai số nguyên âm ta cộâng hai giá trị tuyệt đối với nhau và đặt dấu trừ trước kết quả. * Qui tắc: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-” trước kết quả. GV: Yêu cầu HS áp dụng qui tắc thực hiện ?2. HS: + Cả lớp thực hiện + Hai HS lên bảng thực hiện. GV:Nhận xét kết quả. ?2 a) (+37) + (+81) = +(37+81) = +118 b) (-23) + (-17) = -(23+17) = -40 4.4 Củng cố và luyện tập: GV: Nêu câu hỏi: Em hãy phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu? HS: Hai HS lần lượt trả lời. Trả lời: + Cộng hai số nguyên dương ta cộng như hai số tự nhiên. + Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-” trước kết quả GV: Yêu cầu HS thực hiện bài 23; 24/ 75/ SGK theo nhóm. HS: Hoạt động theo nhóm GV: Kiểm tra hoạt động của các nhóm. HS: Đại diện các nhóm trình bày lên bảng. GV: Nhận xét bài làm của các nhóm. Bài 23/ 75/ SGK. a) 2763 + 152 = 2915 b) (-7) + (-14) = - ( 7+14) = -21 c) (-35) + (-9) = - (35+9) = -44 Bài 24/ 75/ SGK a) (-5) + (-248) = - (5 + 248) = -253 b) 17 + = 17 + 33 = 50 c) = 37 + 15 = 52 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Đối với tiết học này + Học thuộc: Qui tắc cộng hai số nguyên âm. - Đối với tiết học tiếp theo + Làm bài tập: bài 25; 26/ SGK/ 75. Bài 35; 36; 37; 38; 39; 40; 41/ SBT/ 58. + Hướng dẫn: Bài 26/ SGK/ 76: Nhiệt độ giảm 70C nghiã là (-70C) + Xem trước bài cộng hai số nguyên khác dấu. 5. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: