Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 43 đến 46 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Lãnh

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 43 đến 46 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Lãnh

I/ MỤC TIÊU : Qua bài này học sinh cần :

- Rèn kỹ năng nhận biết số tự nhiên, số nguyên, củng cố khái niệm tập hợp số nguyên

- Rènkỹ năng so sánh hai số nguyên, tìm số đối và giá trị tuyệt đối của một số nguyên .

II/ NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

 Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .

 Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ

 Câu hỏi 1 :

 Tập hợp các số nguyên bao gồm những số nào ? Giải bài tập 18 SGK.

 Câu hỏi 2 :

 Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì ? làm thế nào để tìm nhanh giá trị tuyệt đối của một số nguyên . Lầm bài tập 20 SGK .

PHẦN HƯỚNG DẪN CỦA THẦY GIÁO

VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC SINH PHẦN NỘI DUNG

CẦN GHI NHỚ

Hoạt động 3 : Tập hợp các số nguyên

Bài tập 16 :

- Đọc và nhận xét các ký hiệu .

Bài tập 17 :

- Số nguyên âm là gì ? Số nguyên dương là gì ? Số 0 có phải là số nguyên dương, nguyên âm không ? Số nguyên gồm mấy bộ phận nào? Bài tập 16 :

a) Đ b) Đ c) Đ d) Đ e) Đ f) S g) S

Bài tập 17 :

 Không thể ,vì còn thiếu số 0 .

Hoạt động 4 : So sánh hai số nguyên

Bài tập 18 :

- Muốn biết một số nguyên là âm hay dương ta phải làm gì ? (so sánh với 0)

Bài tập 19 :

- Dấu +, dấu - trước một số nguyên là hình thức để nhận biết số nguyên dương , nguyên âm .

 Bài tập 18 :

a) Chắc b) Chưa chắc

c) Chưa chắc d) Chắc

Bài tập 19 :

 a) 0 < +2="" b)="" -15="">< 0="">

 c) -10 < +6="" hoặc="" -10="">< -6="">

 d) +3 < +9="" hoặc="" -3="">< +9="">

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 43 đến 46 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Lãnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 24/11/2012 
Ngày dạy: 26/11/2012 
Tiết 43: thứ tự trong tập hợp các số nguyên
I/ Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Biết cách so sánh hai số nguyên .
Có kỹ năng tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên .
II/ Nội dung và các hoạt động trên lớp :
	Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
	Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
	Câu hỏi 1 :
	Tập hợp các số nguyên bao gồm những số nào ? Có thể nói tập hợp các số nguyên gồm tất cả các số nguyên dương và tất cả các số nguyên âm được hay không ? Vì sao ? Đọc và cho biết những điều ghi sau đây có đúng không ? - 2 ẻ N ; 6 ẻ N ; 0 ẻ N ; 0 ẻ Z ; -1ẻ N 
	Câu hỏi 2 :
Trên trục số, điểm a điểm -a và điểm 0 có quan hệ với nhau như thế nào ? Tìm các số đối của các số 7 ; 3 ; -5 ; -20 ; - 2 ; 5 . Nói mọi số tự nhiên đều là số nguyên . Đúng hay sai . Điều ngược lại có đúng không ?
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : So sánh hai số nguyên
HS vẽ trục số và biểu diễn các điểm 2 ; 5 ; -3 ; 0 ;-1 trên trục số .
So sánh hai số tự nhiên trên trục số => so sánh hai số nguyên .
Trên trục số vừa smới vẽ, hãy cho biết số 2 lứon hơn (bé hơn) những số nào ?
Làm bài tập ?1 và ?2 SGK .
Có thể nói số nguyên dương (âm) đều lớn hơn (nhỏ hơn) số 0 không ?
Có thể nói số nguyên dương (âm) đều lớn hơn (nhỏ hơn) bất kỳ một số nguyên âm (dương) không ?
Thế nào là hai số nguyên liền nhau , liền trước , liền sau (tương tự như trong tập số tự nhiên) ?
HS làm bài tập 11 SGK
	Khi biểu diễn trên trục số nằm ngang, điểm a nằm bên trái điểm b thì ta nói số nguyên a bé hơn số nguyên b . Ký hiệu a < b 
Chú ý : 	SGK
Hoạt động 4 : Giá trị tuyệt đối của một số nguyên .
Thế nào là một giá trị tuyệt đối của một số nguyên ? Cách viết .
HS đọc các ví dụ trong SGK .
HS làm bài tập ?3 và ghi kết quả bằng ký hiệu giá trị tuyệt đối .
Nói giá trị tuyệt đối của một số nguyên là một số tự nhiên . Đúng hay sai ?
Tương tự, GV đặt các câu hỏi để HS lần lượt rút ra các nhận xét như SGK .
Làm thế nào để có thể tìm nhanh một giá trị tuyệt đối của một số nguyên ?
HS làm bài tập 14 SGK 
	Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a . Ký hiêu | a |
Nhận xét : 	SGK
Hoạt động 5 : Củng cố 
HS làm các bài tập 12a, 13a, 15 trong SGK tại lớp .
Sắp xếp tăng dần các số sau : |5| ; -4 ; 2 ; -1 ; 0 ; |-2005|
Hoạt động 6 : Dặn dò
HS học thuộc các định nghĩa và ghi nhớ các nhận xét .
Làm các bài tập 16 đến 21 SGK .
Tiết sau : Luyện tập .
----------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 24/11/2012 
Ngày dạy: 27/11/2012 
Tiết 44: luyện tập
I/ Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Rèn kỹ năng nhận biết số tự nhiên, số nguyên, củng cố khái niệm tập hợp số nguyên 
Rènkỹ năng so sánh hai số nguyên, tìm số đối và giá trị tuyệt đối của một số nguyên .
II/ Nội dung và các hoạt động trên lớp :
	Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
	Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
	Câu hỏi 1 :
	Tập hợp các số nguyên bao gồm những số nào ? Giải bài tập 18 SGK.
	Câu hỏi 2 :
	Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì ? làm thế nào để tìm nhanh giá trị tuyệt đối của một số nguyên . Lầm bài tập 20 SGK .
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Tập hợp các số nguyên 
Bài tập 16 :
Đọc và nhận xét các ký hiệu .
Bài tập 17 :
Số nguyên âm là gì ? Số nguyên dương là gì ? Số 0 có phải là số nguyên dương, nguyên âm không ? Số nguyên gồm mấy bộ phận nào?
Bài tập 16 :
a) Đ b) Đ c) Đ d) Đ e) Đ f) S g) S
Bài tập 17 :
	Không thể ,vì còn thiếu số 0 .
Hoạt động 4 : So sánh hai số nguyên
Bài tập 18 :
Muốn biết một số nguyên là âm hay dương ta phải làm gì ? (so sánh với 0)
Bài tập 19 :
Dấu +, dấu - trước một số nguyên là hình thức để nhận biết số nguyên dương , nguyên âm .
Bài tập 18 :
a) Chắc	b) Chưa chắc
c) Chưa chắc	d) Chắc
Bài tập 19 :
	a) 0 < +2 	b) -15 < 0 
	c) -10 < +6 hoặc -10 < -6 
	d) +3 < +9 hoặc -3 < +9
Hoạt động 5 : Số đối - Giá trị tuyệt đối của một số nguyên 
Bài tập 20 :
Có thể xem giá trị tuyệt đối của một số nguyên là một số tự nhiên ? 
Có thể xem đây là các phép toán trên N ?
Bài tập 21 :
Muốn tìm nhanh một số đối của một số nguyên cho trước ta làm như thế nào ?
Muốn tìm nhanh một giá trị tuyệt đối của một số nguyên cho trước ta làm như thế nào ?
Bài tập 20 :
A = |-8| - |-4| = 8 - 4 = 4
B = |-7|.|-3| = 7.3 = 21
C = |18| : |-6| = 18 : 6 = 3
D = |153| +|-53| = 153 + 53 = 206
Bài tập 21 :
Số đối của số -4 là 4 ; của 6 là -6 ; của |-5| là -5 ; của |3| là -3 ; của 4 là -4
Hoạt động 6 : Hai số nguyên liền nhau
Bài tập 22 :
Thế nào là hai số nguyên liền nhau ? Thế nào là số nguyên liền trước (liền sau) ? Giữa hai số nguyên liền nhau có số nguyên nào khác không ? Trên trục số , hai số nguyên liền nhau có vị trí như thế nào ?
Có nhận xét gì về số liền trước, liền sau của một số nguyên ? Sómánh nhận xét này với số tự nhiên .
Bài tập 22 :
a) Số nguyên liền sau của 2 là 3; của -8 là -7 ; của 0 là 1 , của -1 là 0 .
b) Số nguyên liền trước của -4 là -5 ; của 0 là -1 ; của 1 là 0 ; của -25 là -26
c) Số nguyên cần tìm là số 0
Nhận xét : 
	Một số nguyên đều có một số liền trước và một số liền sau 
Hoạt động 7 : Dặn dò 
Hoàn chỉnh các bài tập đã hướng dẫn .
Chuẩn bị bài học cho tiết sau : Cộng hai số nguyên cùng dấu .
----------------------------------------------
Ngày soạn : 24/11/2012 
Ngày dạy: 28/11/2012 
Tiết 45: Trả bài kiểm tra
a)Mục tiêu:
	 - Củng cố ,khắc sâu ,sửa sai các lỗi mà HS hay mắc phải khi tính toán , quan hệ chia hết, số nguyên tố, hợp số, ƯC,BC, ƯCLN, BCNN.
	 -Trọng tâm: Sửa lỗi cho HS ,rèn kỹ năng tính toán.
B)Chuẩn bị:
	-GV: Chấm xong bài KT ,bàng phụ (ghi đề ,đáp án).
	-HS: Tự giải lại bài KT.
C)Các HĐ trên lớp:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động củaHS
*HĐ1:Trả bài cho HS
-GV trả bài kiểm tra cho HS
Treo đề ,đáp án lên bảng.
( Như tiết 38)
- GV:-tiến hành sửa sai cho HS.
-Nhận xét bài làm của HS.
*HĐ2: Gọi điểm vào sổ chính.
-GV:Nhắc HS về nhà lắy chữ ký PHHS ,tiết sau nộp lại bài KT 
*HĐ3: HDHT VN:
-về đọc bài :Hàm số bậc nhất.
-Tự sửa lại các lỗi vào vở ghi.. 
28
15
2
-HS nhận xét bài KT
-HS đối chiếu với đáp án của GV.
-HS nghe GV sửa lỗi hay mắc.
-HS đọc điểm
-HS ghi yêu cầu về nhà. 
Ngày soạn : 24/11/2012 
Ngày dạy: 29/11/2012 
Tiết 46: cộng hai số nguyên cùng dấu
I/ Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Có kỹ năng cộng hai số nguyên cùng dấu .
Bước đầu hiểu được quan hệ thực tế từ các ví dụ cụ thể .
II/ Nội dung và các hoạt động trên lớp :
	Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
	Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
	Câu hỏi 1 :
	Thế nào là số nguyên dương ? Cho biết mối quan hệ giữa tập hợp N , tập N* và tập hợp các số nguyên dương .
	Câu hỏi 2 :
	Số nguyên âm là gì ? Hôm qua ông A nợ 3 đồng . Hôm nay ông A lại nợ tiếp 5 đồng . Hỏi hai ngày qua, ông A nợ bao nhiêu đồng ? Dùng các phép tính và ký hiệu số nguyên âm để trình bày bài giải .
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Cộng hai số nguyên dương
Những số nguyên nào được gọi là cùng dấu với nhau ? Có thể xem số nguyên dương là số tự nhiên khác 0 ?
Việc cộng hai số nguyên dương được tiến hành như thế nào ?
GV giới thiệu qua hình ảnh trục số để minh hoạ .
Thử cộng hai giá trị tuyệt đối của hai số hạng, so sánh kết quả .
Cộng hai số nguyên dương là cộng hai số tự nhiên khác 0 .
Ví dụ : (+425) + (+120) = 545
Hoạt động 4 : Cộng hai số nguyên âm
Thế nào là hướng dương, hướng âm trên trục số ?
HS đọc ví dụ trong SGK , GV phân tích và dùng trục số để minh hoạ cách giải .
Kết quả của phép cộng hai số nguyên âm là một số gì ? 
Thử cộng hai giá trị tuyệt đối của hai số hạng và só sánh với kết quả để rút ra quy tắc .
HS làm bài tập ?2 SGK 
Quy tắc :
	Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đạt dấu "-" trước kết quả .
Ví dụ : (-302) + (-258) = -560
Hoạt động 5 : Củng cố và dặn dò
HS làm bài tập 23,24 tại lớp theo nhóm .
Học bài theo SGK , làm bài tập 25 ,26 ở nhà .
Chuẩn bị bài mới : Cộng hai số nguyên khác dấu .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Toan 6 tuan 15.doc