Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 42, Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên - Năm học 2007-2008

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 42, Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên - Năm học 2007-2008

1. Mục tiêu

a. Kiến thức

- Học sinh biết so sánh hai số nguyên, tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên.

b. Kĩ năng

- Biết biểu diễn số nguyên, tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên a trên trục số.

c. Thái độ:

- Học sinh bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.

2. Chuẩn bị:

GV:Thước kẻ có chia đơn vị, SGK, bảng phụ

HS:Thước kẻ có chia đơn vị, SGK, VBT, bảng nhóm.

3. Phương pháp dạy học

Phương pháp gợi mở vấn đáp, giải quyết vấn đề và hợp tác trong nhóm nhỏ.

4. Tiến trình

4.1 Ổn định

 Kiểm diện học sinh

4.2 Kiểm tra bài cũ:

GV:Nêu câu hỏi

HS:

1)Nêu khái niệm số nguyên

2)Sửa bài tập 9/SGK/71

HS:Lên bảng trình bày

GV:Nhận xét và ghi điểm HS:

1)Nêu khái niệm số nguyên (SGK/69)

2)Số đối của 2,5,– 6, –1, –18 lần lượt là: –2, –5, 6, 1, 18

4.3 Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

Hoạt động 1:

GV:Yêu cầu HS vẽ lại trục số

HS:Vẽ trục số

GV:Biểu diễn hai số nguyên và cho biết kết quả so sánh 1. So sánh hai số nguyên

Khi biểu diễn trên trục số điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 213Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 42, Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§ 3 THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP 
CÁC SỐ NGUYÊN
Tiết: 42
Ngày dạy: 30/11/ 2007
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Học sinh biết so sánh hai số nguyên, tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
b. Kĩ năng
- Biết biểu diễn số nguyên, tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên a trên trục số.
c. Thái độ:
- Học sinh bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.
2. Chuẩn bị:
GV:Thước kẻ có chia đơn vị, SGK, bảng phụ 
HS:Thước kẻ có chia đơn vị, SGK, VBT, bảng nhóm.
3. Phương pháp dạy học
Phương pháp gợi mở vấn đáp, giải quyết vấn đề và hợp tác trong nhóm nhỏ.
4. Tiến trình
4.1 Ổn định 
 Kiểm diện học sinh
4.2 Kiểm tra bài cũ:
GV:Nêu câu hỏi
HS:
1)Nêu khái niệm số nguyên
2)Sửa bài tập 9/SGK/71
HS:Lên bảng trình bày 
GV:Nhận xét và ghi điểm
HS:
1)Nêu khái niệm số nguyên (SGK/69)
2)Số đối của 2,5,– 6, –1, –18 lần lượt là: –2, –5, 6, 1, 18
4.3 Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung
Hoạt động 1:
GV:Yêu cầu HS vẽ lại trục số
HS:Vẽ trục số 
GV:Biểu diễn hai số nguyên và cho biết kết quả so sánh
1. So sánh hai số nguyên
Khi biểu diễn trên trục số điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.
GV:Cho HS làm ?1
HS:Làm bài vào vở và trả lời( tại chổ)
?1
a) –5 < –3
b) 2 > –3
c) –2 < 0
GV:giới thiệu số liền trước và số liền sau
HS:Theo dõi đọc chú ý /SGK
GV:Cho HS làm ?2
HS:Hoạt động theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày
*Chú ý:
?2
a) 2 –7
c) –4 < 2 d) –6< 0
d) 4 > –2 g) 0 < 3
GV:Qua ?1 và ?2 ta rút ra nhận xét gì
HS:Nêu ý kiến của mình
*Nhận xét:
+ Mọi số nguyên dương đều lớn hơn 0
+ Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn 0
+ Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kì số nguyên dương nào.
Hoạt động 2:
2. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên
GV:Vẽ trục số và yêu cầu HS cho biết khoảng cách từ –3 đến 0 và 0 đến 3
HS:–3 cách điểm 0 là 3 đơn vị và 3 cách điểm 0 là 3 đơn vị.
GV:Cho HS làm ?3
HS:Lên bảng trình bày
?3
1 cách điểm 0 là 1 đơn vị
–1 cách điểm 0 là 1 đơn vị
–5 cách điểm 0 là 5 đơn vị
5 cách điểm 0 là 5 đơn vị
2 cách điểm 0 là 2 đơn vị
–3 cách điểm 0 là 3 đơn vị
0 cách điểm 0 là 0 đơn vị
GV:Nêu định nghĩa về giá trị tuyệt đối của số nguyên a
HS:Theo dõi 
GV:Cho HS xem VD SGK và cho HS làm ?4 tương tự
HS:Lên bảng thực hiện
*Định nghĩa:SGK/72
Giá trị tuyệt đối của số nguyên a được kí hiệu là:
?4
GV:Qua ? trên ta rút ra nhận xét gì?
HS:Qua ? trên ta thấy số nguyên dương hay số nguyên âm đều có giá trị tuyệt đối là số nguyên dương 
*Nhận xét:SGK/72
4.4 Củng cố:
GV:Cho HS làm bài tập 11/SGK/73
HS:Lên bảng dấu thích hợp
Bài tập 11/SGK/73

Tài liệu đính kèm:

  • docTieát 42.doc