A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: + HS biết được tập hợp số nguyên bao gồm các số nguyên dương,
số 0 và các số nguyên âm. Biết biểu diễn số nguyên a trên trục số, tìm được số đối của một số nguyên.
+ HS bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
- Kĩ năng: HS bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.
- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: + Thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu.
+ Hình vẽ trục số nằm ngang, trục số thẳng đứng.
+ Hình vẽ (39).
- Học sinh: + Thước kẻ có chia đơn vị.
+ Ôn tập kiến thức bài "Làm quen với số nguyên âm" và làm bài tập đã cho.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I. Tổ chức:
THỨ NGÀY LỚP SĨ SỐ TÊN HỌC SINH VẮNG
6 A
6 B
6 C
II. Kiểm tra bài cũ:
GIÁO VIÊN ĐẶT CÂU HỎI KIÊM TRA HỌC SINH TRẢ LỜI
- HS1: Lấy 2 VD thực tế trong đó có số nguyên âm, giải thích ý nghĩa của các số nguyên âm đó.
- HS2: Chữa bài tập 8 <55 -="" sbt="">.55>
- GV nhận xét và cho điểm HS. Hai HS lên bảng.
- HS2: Vẽ trục số lên bảng và trả lời câu hỏi.
a) 5 và (- 1).
b) - 2 ; - 1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3.
Tiết: 41 Tập hợp các số nguyên A. Mục tiêu: - Kiến thức: + HS biết được tập hợp số nguyên bao gồm các số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm. Biết biểu diễn số nguyên a trên trục số, tìm được số đối của một số nguyên. + HS bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau. - Kĩ năng: HS bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn. - Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận. - Giáo dục ý thức học tập bộ môn B. Chuẩn bị: Giáo viên: + Thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu. + Hình vẽ trục số nằm ngang, trục số thẳng đứng. + Hình vẽ (39). - Học sinh: + Thước kẻ có chia đơn vị. + Ôn tập kiến thức bài "Làm quen với số nguyên âm" và làm bài tập đã cho. C. Hoạt động dạy và học: I. Tổ chức: Thứ Ngày Lớp Sĩ số Tên Học sinh vắng 6 A 6 B 6 C II. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên đặt câu hỏi kiêm tra Học sinh trả lời - HS1: Lấy 2 VD thực tế trong đó có số nguyên âm, giải thích ý nghĩa của các số nguyên âm đó. - HS2: Chữa bài tập 8 . - GV nhận xét và cho điểm HS. Hai HS lên bảng. - HS2: Vẽ trục số lên bảng và trả lời câu hỏi. a) 5 và (- 1). b) - 2 ; - 1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3. II. Bài mới: Số nguyên (18 ph) - GV ĐVĐ: Vậy với các đại lượng có hai hướng ngược nhau ta có thể dùng số nguyên để biểu thị chúng. - Giới thiệu số nguyên dương, nguyên âm. + Số nguyên dương: 1 ; 2 ; 3 ... (+1; +2 ; + 3 ....) + Số nguyên âm : - 1 ; - 2 ; - 3 ... Z = {... - 3; - 2; - 1; 0 ; 1 ; 2 ...}. - Lấy VD về số nguyên dương nguyên âm ? - Vậy tập N và Z có mỗi quan hệ như thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài tập 7, 8 SGK. - Yêu cầu HS làm ?1. - Yêu cầu HS làm tiếp ?2. - GV đưa đề bài lên bảng phụ. - HS lấy VD số nguyên âm, nguyên dương. Bài tập 6 SGK tr 70. - 4 ẻ N : Sai. 4 ẻ N : Đúng. 0 ẻ Z : Đúng. - 1 ẻ N : Sai. - HS đọc phần chú ý SGK. - HS lấy VD. - HS làm bài tập 7, 8 SGK. -Trả lời 1. Điểm C : + 4 km. Điểm D : - 1 km. Điểm E : - 4 km. Trả lời 2. a) Chú sên cách A 1 m về phía trên (+1). b) Chú sên cách A 1 m về phía dưới (- 1). Số đối (10 ph) - GV vẽ một trục số nằm ngang. Yêu cầu HS lên bảng biểu diễn số 1 và - 1, nêu nhận xét, tương tự số 2 và - 2 ; 3 và - 3. - Cho HS làm ?4. - HS nhận xét: Điểm 1 và (- 1) cách đều điểm 0 và nằm về hai phía của 0. Tương tự: HS nêu 2 và (- 2) ... là số đối của nhau. Trả lời 4. - Số đối của 7 là (- 7). - Số đối của - 3 là 3. - Số đối của 0 là 0. IV: Củng cố - Người ta thường dùng số nguyên để biểu thị các đại lượng như thế nào ? Ví dụ ? - Tập hợp Z các số nguyên bao gồm những số nào ? - Tập hợp Z và N quan hệ với nhau như thế nào ? + Z biểu thị các đại lượng có hướng ngược nhau. + Z gồm các số nguyên âm và nguyên dương và số 0. + N è Z. V. HDVN - Học bài. - Làm bài tập 10 . Bài 9 đến 16 SBT.
Tài liệu đính kèm: