Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 41, Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 41, Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

I. Mục tiêu : HS cần phải :

 - Biết so sánh hai số nguyên .

 - Tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên .

II. Chuẩn bị : như đã dặn ở tiết trước.

 - GV : Hình vẽ một trục số .

III. Hoạt động dạy và học :

1.Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ:

– Tập hợp Z các số nguyên gồm các loại số nào? Viết ký hiệu.

– Tìm số đối của các số sau: +7; 3; -5; 0.

3.Dạy bài mới :

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 41, Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 14 	Ngày soạn:
Tiết : 41	Ngày dạy :
Bài 3 : THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN 
I. Mục tiêu : HS cần phải : 
 - Biết so sánh hai số nguyên .
 - Tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên .
II. Chuẩn bị : như đã dặn ở tiết trước.
 - GV : Hình vẽ một trục số .
III. Hoạt động dạy và học :
1.Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
– Tập hợp Z các số nguyên gồm các loại số nào? Viết ký hiệu.
– Tìm số đối của các số sau: +7; 3; -5; 0.
3.Dạy bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
BS
- Gv yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai số tự nhiên trên tia số.
Rút ra nhận xét về so sánh hai số tự nhiên
- Tương tự với so sánh hai số nguyên.Trong hai số nguyên khác nhau cĩ một số nhỏ hơn số kia
- Nhấn mạnh: trên trục số, điểm a nằm bên trái điểm b thì a < b và ngược lại. 
* Củng cố: HS làm ?1
- Liên hệ số tự nhiên liền trước, liền sau 
-> Giới thiệu chú ý . Lấy vd.
* Củng cố: HS làm ?2
Mọi số nguyên dương so với số 0 là như thế nào?
So sánh số nguyên âm và số 0, số nguyên âm và số dương.
Yêu cầu HS hoạt động nhĩm BT 12,13 SGK
Gv nhận xét sửa chữa
 Trên trục số hai số đối nhau có đặc điểm gì ?
 Khoảng cách từ điểm -3, điểm 3 đến điểm 0 trên trục số bao nhiêu đơn vị .
- yêu cầu HS làm ?3.
- Giới thiệu định nghĩa và kí hiệu giá trị tuyệt đối của số nguyên a. Lấy vd.
Yêu cầu HS làm ?4 viết bằng ký hiệu.
- Qua các vd trên rút ra nhận xét.
- Nhấn mạnh: Khi giải bài tập thường vận dụng các nhận xét này .
Hs trả lời
HS: Trong hai số tự nhiên khác nhau cĩ một số nhỏ hơn số kia và trên trục số ( nằm ngang) điểm biểu diễn số nhỏ hơn ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn
HS làm ?1
HS làm ?2 và nhận xét vị trí các điểm trên trục số
HS hoạt động nhĩm
Đại diện nhĩm trình bày
HS: cĩ đặc điểm cách đều điểm 0 và nằm về hai phía của điểm 0
HS: Điểm -3 và 3 cách điểm 0 3 đơn vị
Hs làm ?3
HS làm ?4
1. So sánh hai số nguyên 
 Khi biểu diễn trên trục số ( nằm ngang), điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b .
?1
* Chú ý: ( sgk/ tr 71).
?2
* Nhận xét : 
- Mọi số nguyên dương đều lớn hơn 0.
- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn 0.
- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kỳ số nguyên dương nào.
BT12
a/ -17; -2; 0; 1; 2; 5
b/ 2001; 15; 7; 0; -8; -101
BT13
a/ x=-4; -3; -2; -1
b/ x= -2; -1; 0; 1; 2
2.Giá trị tuyệt đối của một số nguyên 
0
1
2
3
4
5
-5
-4
-3
-2
-1
3 (đơn vị)
3 (đơn vị)
 Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a Kí hiệu : .
Vd : = 3 , = 3 
 = 75 , = 0 .
*Nhận xét : (Sgk / tr 72).
4/ Củng cố:
Bài tập 11, 14 (sgk : tr 73). 
Hướng dẫn cách giải nhanh mà không dùng định nghĩa giá trị tuyệt đối của một số nguyên .
5/ Dặn dị
Học bài . 
Hoàn thành các bài tập còn lại ở sgk tương tự và chuẩn bị tiết luyện tập .
6/ Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14-tiet 41.doc