Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 4 đến 5 - Năm học 2008-2009

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 4 đến 5 - Năm học 2008-2009

I) MỤC TIÊU :

Qua bài này học sinh cần :

- Rèn kỹ năng viết tập hợp các số tự nhiên thoả mãn một số điều kiện nào đó, tính số phần tử của một tập hợp, rèn kỹ năng sử dụng các ký hiệu , , , , kỹ năng so sánh các số tự nhiên .

- Rèn tính chính xác , tư duy sáng tạo .

II) NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .

Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1 :

 Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 10 và tập hợp B các số tự nhiên khác 0 có một chữ số . Cho biết mối quan hệ giữa hai tập hợp A và B . Dùng ký hiệu để viết .

Câu hỏi 2 :

 Viết liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp sau :

 C = { x N | 8 x 20 } ; D = { x N* | 7 < x=""><21 }="">

 Cho biết số phần tử của mỗi tập hợp và mối quan hệ giữa hai tập hợp A và B

Câu hỏi 3:

Cho ví dụ về tập hợp có 2 phần tử, không có phần tử nào, có vô số phần tử? Cho A = nói A là tập hợp rỗng có đúng không? Vì sao?

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 245Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 4 đến 5 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ : 4	Đ4 . số phần tử của tập hợp - tập hợp con
 I) Mục tiêu : 
 Qua bài này học sinh cần :
Hiểu được một tập hợp có thể có một, nhiều, vô số hoặc không có phần tử nào, hiểu được khái niệm của tập hợp con, khái niệm của tập hợp bằng nhau
Biét tìm số phần tử của một tập hợp , biết kiểm tra một tập hợp có phải là tập hợp con không , biết viết tập hợp con, biết sử dụng các ký hiệu è , ặ
Rèn tính chính xác khi sử dụng các ký hiệu ẻ, ẽ, è
 II) Chuẩn bị: 
 Bảng phụ kẻ câu hỏi 2 phần kiểm tra bài cũ
III) Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 : 
Viết giá trị của số (a0) trong hệ thập phân . Viết một số tự nhiên có 5 chữ số trong đó số trăm là số lớn nhất có 3 chữ số và hai chữ số còn lại lập thành số nhỏ nhất có hai chữ số .
Câu hỏi 2 : 
Điền vào bảng sau :
Số tự nhiên
Số trăm
Chữ số hàng trăm
Số chục
Chữ số hàng chục
Chữ số hàng đơn vị
5678
34
2
5
407
1
Câu hỏi 3 : 
Viết các số La mã có giá trị bằng 21,14 . So với cách viết số La mã số tự nhiên có ưu điểm gì?
* Dạy học bài mới:
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Hs tìm hiểu về số phần tử của một tập hợp .
 - GV đưa ra các tập hợp trong SGK. Hãy cho biết mỗi tập hợp đó có bao nhiêu phần tử? Từ đó em rút ra kết luận gì về số phần tử của một tập hợp?
HS làm các bài tập ?1, ?2 .
Có số tự nhiên x nào mà x+ 5 = 2 không?Vì sao?
GV giới thiệu tập hợp rỗng và ký hiệu ặ .
HS làm bài tập 17 và 18 để củng cố
 1- Số phần tử của một tập hợp.
- Một tập hợp có thể có một, hai, nhiều, vô số hoặc không có phần tử nào .
 * Chú ý:
- Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng . Ký hiệu : ặ
Ví dụ: Tập hợp các số tự nhiên x sao cho x+5 = 2 là tập hợp rỗng.
Hoạt động 4 : Xây dựng khái niệm tập hợp con. 
-GV dùng sơ đồ Ven sau đây để hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau :
Liệt kê ra các phần tử của tập hợp E và F .
Nhận xét gì về quan hệ của các phần tử của tập hợp E với tập hợp F ?
GV giới thiệu khái niệm tập hợp con và ký hiệu cũng như cách đọc .
HS lấy 1ví dụ về tập hợp con.
HS làm bài tập ?3 SGK
GV giới thiệu hai tập hợp bằng nhau và ghi ký hiệu .
2- Tập hợp con
Ví dụ :
E = {x , y}
F = {a , b , x , y }
Ta viết E è F đọc là E là tập hợp con của tập hợp F hay E được chứa trong F hay F chứa E.
* Định nghĩa : (SGK)
* Chú ý: 
- Tập hợp rỗng là tập hợp con của mọi tập hợp.
- Tập hợp A là tập hợp con của chính nó.
- Nếu A è B và B è A thì A = B
Hoạt động 5 : Củng cố
HS làm các bài tâp 16(SGK) tại lớp . GV yêu cầu 2 HS len bảng làm ( 1em làm câu a,b; 1 em làm câu c,d )
Bài tập 16(SGK):
a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x- 8 = 12 là :
 có 1 phần tử
b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x+ 7 = 7 là:
 có 1 phần tử
c) Tập hợp C các số tự nhiên x mà x.0 = 0 là:
 có vô số phần tử.
d) Tập hợp D các số tự nhiên mà x.0 = 3 là:
 không có phần tử nào.
Bài 19(SGK):
- Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10 là: 
- Tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5 là: 
Bài 20(SGK):
 A = 
a) 15 ; b) ; c) 
Hoạt động 6 : Hướng dẫn học ở nhà: 
HS xem lại các bài học đã học ( 3 bài)
Làm tất các các bài tập trong SBT.
Chuẩn bị phần luyện tập.
Tiết thứ : 5	luyện tập
I) Mục tiêu : 
Qua bài này học sinh cần :
Rèn kỹ năng viết tập hợp các số tự nhiên thoả mãn một số điều kiện nào đó, tính số phần tử của một tập hợp, rèn kỹ năng sử dụng các ký hiệu ẻ, ẽ, è, ẫ , kỹ năng so sánh các số tự nhiên .
Rèn tính chính xác , tư duy sáng tạo .
II) Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 :
	Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 10 và tập hợp B các số tự nhiên khác 0 có một chữ số . Cho biết mối quan hệ giữa hai tập hợp A và B . Dùng ký hiệu để viết .
Câu hỏi 2 :
	Viết liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp sau :
	C = { xẻ N | 8 Ê x Ê20 } ;	D = { xẻ N* | 7 < x <21 } 
	Cho biết số phần tử của mỗi tập hợp và mối quan hệ giữa hai tập hợp A và B 
Câu hỏi 3:
Cho ví dụ về tập hợp có 2 phần tử, không có phần tử nào, có vô số phần tử? Cho A = nói A là tập hợp rỗng có đúng không? Vì sao?
* Tổ chức luyện tập:
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Tính số phần tử của một tập hợp trong một dãy số cách đều
 HS làm bài tập 21(SGK) :
GV cho HS nhận xét các phần tử của tập hợp A là dãy các số tự nhiên có tính chất gì ?
Có thể phát biểu bằng lời đề và lời giải của tập hợp B như thế nào ?
Bài tập 23 :
GV cho HS nhận xét các phần tử của tập hợp C là dãy các số tự nhiên có tính chất gì ?
HS trả lời số phần tử của tập hợp D và E 
Có bao nhiêu số lẻ (số chẵn) có 2 và 3 chữ số
Bài tập 21 :
Tập B có 90 phần tử .
HS ghi ý tổng quát vào vở học .
Bài tập 23 :
Tập D có 40 phần tử .
Tập E có 33 phần tử .
HS ghi ý tổng quát vào vở học .
Hoạt động 4 : Viết tập hợp và xét mối quan hệ giữa các tập hợp
Bài tập 22 :
GV nêu các khái niệm số chẵn, số lẻ và tính chất của hai số chẵn (lẻ) liên tiếp .
HS viết các tập hợp C, L, A, B trong bài tập trên bảng con . GV theo dõi để nhận xét .
Dùng các tổng quát ở bài tập 23 để khẳng định tính đúng đắn của công thức tính số phần tử của tập hợp số tự nhiên chẵn, lẻ .
Bài tâp 24 :
Hãy dùng cách liệt kê để viết các phần tử của các tập hợp A, B, N* .
Trả lời câu hỏi của bài tập và trả lời thêm câu hỏi : trong các tập hợp trên có tập hợp nào là tập con của tập còn lại không ?
Bài tập 22 :
C = { 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8 } 
D = { 11 ; 13 ; 15 ; 17 ; 19 } 
A = { 18 ; 20 ; 22 } 
B = { 25 ; 27 ; 29 ; 31} 
Bài tâp 24 :
A è N ; B è N ; N* è N
Hoạt động 5 : Dặn dò
Hướng dẫn học sinh làm bài tập số 15 bằng cách so sánh tất cả các diện tích của 10 nước và sắp xếp tên nước theo thứ tự tăng dần (hoặc giảm dần) của diện tích để thuận tiện khi viết các tập hợp A và B .
Hoàn thiện các bài tập đã sửa và chuẩn bị bài học sau : Phép cộng và phép nhân 

Tài liệu đính kèm:

  • docToán 6 tuần 2 số.doc