Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 37 đến 40 - Năm học 2012-2013

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 37 đến 40 - Năm học 2012-2013

 A/. MỤC TIÊU:

 * Kiến thức:

 - Củng cố, khắc sâu các kiến thức về tính chất chia hết của một tổng, dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9; số nguyên tố, hợp số; ước chung và bội chung, ƯCLN, BCNN.

 * Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức trên vào bài tập xét tính chia hết, tìm ước chung và bội chung, ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số.

 - Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán thực tế, kĩ năng trình bày.

 * Thái độ:

 - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.

 B/. CHUẨN BỊ:

 * Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.

 * Học sinh: Ôn tập về tính chất chia hết của một tổng, dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9; số nguyên tố, hợp số; ước chung và bội chung, ƯCLN, BCNN.

 C/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Tổ chức:

 Sĩ số: 6C: . /26, nd: . /T., HS vắng:.

 6D: . /25, nd: . /T. ., HS vắng:.

 II. Kiểm tra: Xen kẽ trong giờ.

 III. Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

HĐ 1: Củng cố kiến thức.

? Phát biểu và viết dạng tổng quát hai tính chất chia hết của một tổng?

- Chính xác hóa. Tổ chức cho HS làm bài tập sau: Áp dụng tính chất chia hết, xét xem tổng (hiệu) sau có chia hết cho 6 không ?

a) 30 + 42 + 24 b) 60 – 36

- Chính xác hóa, lưu ý t/c 2 đúng khi chỉ có một số hạng không chia hết.

? Trong chương I, ta đã biết dấu hiệu chia hết cho những số nào?

- Cho HS ôn lại các dấu hiệu trên

 bằng cách hoàn thành bảng:

Chia hết cho Dấu hiệu

2 Chữ số tận cùng là chữ số chẵn

5

3

9

- Hướng dẫn HS điền dấu hiệu chia hết cho 2.

- Chính xác hóa. Tổ chức cho HS làm bài tập sau: Trong các số sau, số nào chia hết cho 2; 3; 5; 9 ?

250; 426; 5613

- Chính xác hóa.

? Khi nào ta nói, a là bội của b ?

Khi đó, b cũng được gọi là ước của a. Viết kí hiệu tập hợp các bội của b, các ước của a ?

? Thế nào là số nguyên tố? Cho ví dụ?

? Thế nào là hợp số? Cho ví dụ?

- Chính xác hóa. Lưu ý, mọi hợp số đều phân tích được ra thừa số nguyên tố.

? ƯC của hai hay nhiều số là gì?

- Tương tự nêu định nghĩa BC ?

? ƯCLN của hai hay nhiều số là gì?

- Tương tự nêu định nghĩa BCNN ?

? Muốn tìm ƯCLN, BCNN ta làm thế nào?

- Cho HS ôn lại cách tìm ƯCLN, BCNN bằng cách hoàn thành bảng: Cách tìm ƯCLN và BCNN.

- Chính xác hóa. Lưu ý HS phải nắm vững cách tìm ƯCLN, BCNN ở các bước 2, bước 3 để tránh nhầm lẫn. + T/c 1: Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.

a  m, b  m và c  m  (a+b+c)  m

+ T/c 2: Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số, còn các số hạng khác đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó.

a  m, b  m và c  m  (a+b+c)  m

- Hai HS lên bảng làm bài:

a) 30  6, 42  6, 24  6

 (30 + 42 + 24)  6

b) 60  6, 36  6  (60 - 36)  6

- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.

- Các dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9.

- Lần lượt các HS lên bảng điền các dấu hiệu chia hết cho 5, 3, 9.

Dấu hiệu chia hết.

Chia hết cho Dấu hiệu

2 Chữ số tận cùng là chữ số chẵn

5 Chữ số tận cùng là 0 hoặc 5

3 Tổng các chữ số chia hết cho 3

9 Tổng các chữ số chia hết cho 9

- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.

- Lần lượt các HS đứng tại chỗ trả lời:

Các số chia hết cho 2 là: 250; 426

Các số chia hết cho 3 là: 426; 5613

Các số chia hết cho 5 là: 250

Không có số nào chia hết cho 9.

- Nếu a  b thì ta nói a là bội của b [a  B(b) ] và b là ước của a [b  Ư(a) ].

- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.

VD: 2, 3, 5, 7, 11, 13, 17 .

- Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn 2 ước.

VD: 4, 6, 8, 10, 12, 14, 15 .

- ƯC của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.

- ƯCLN của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của các số đó.

- Một HS lên bảng điền vào ô trống ở B2 và B3:

Tìm ƯCLN Tìm BCNN

B¬1: Phân tích các số ra thừa số nguyên tố.

B¬2: Chọn ra các thừa số nguyên tố:

B¬3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ:

 

doc 13 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 37 đến 40 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 09/11/2012.
 Ngày giảng:  /11/2012.
Tiết 37
ÔN TẬP CHƯƠNG I
 A/. MỤC TIÊU:	
 * Kiến thức: 
 - Củng cố, khắc sâu các kiến thức về tập hợp; các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa; thứ tự thực hiện các phép tính trong tập hợp các số tự nhiên.
 * Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức trên vào bài tập về thực hiện các phép tính với số tự nhiên, tìm số chưa biết ... 
 - Rèn luyện kĩ năng tính hợp lí trong từng trường hợp cụ thể, kĩ năng trình bày.
 * Thái độ: 
 - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
 B/. CHUẨN BỊ:
 * Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
 * Học sinh: Ôn tập về tập hợp; các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa; thứ tự thực hiện các phép tính trong tập hợp các số tự nhiên.
 C/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 I. Tổ chức:
 Sĩ số: 6C: ... /26, nd: ... /T..., HS vắng:...................................................................................
 6D: ... /25, nd: ... /T. ., HS vắng:..................................................................................
 II. Kiểm tra: Xen kẽ trong giờ.
 III. Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ 1: Củng cố kiến thức.
? Để viết một tập hợp thường có mấy cách, đó là những cách nào?
- Hệ thống hóa, yêu cầu HS viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 5 và nhỏ hơn hoặc bằng 9 bằng hai cách?
? Tập hợp A có bao nhiêu phần tử?
? Trong chương I, ta đã nghiên cứu những phép tính nào trên tập hợp các số tự nhiên? 
- Treo bảng phụ: Các phép tính cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa; yêu cầu HS hoàn thiện; Hướng dẫn HS hoàn thiện bảng với phép cộng.
- Một tập hợp thường có hai cách viết:
i) Liệt kê các phần tử của tập hợp.
ii) Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
i) A = {5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9}
ii) A = {x Î N, 5 £ x £ 9}
- Tập hợp A có 5 phần tử.
- Các phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa.
- Lần lượt các HS lên bảng hoàn thiện các phép tính còn lại, mỗi HS một phép tính.
Phép tính
Số thứ nhất
Số thứ hai
Dấu phép tính
Kết quả phép tính
Điều kiện để kết quả là số tự nhiên.
Cộng
a + b
Số hạng
Số hạng
+
Tổng
Mọi a và b
Trừ
Nhân
Chia
Nâng lên lũy thừa an
- Chính xác hóa, nhấn mạnh điều kiện để kết quả phép trừ, phép chia là số tự nhiên, phép chia hết.
? Ta đã nghiên cứu tính chất của những phép tính nào?
- Yêu cầu HS viết dạng tổng quát của các tính chất bằng cách hoàn thiện bảng: Các tính chất của phép cộng và phép nhân.
- Chính xác hóa, lưu ý HS vận dụng các tính chất trên vào các bài toán tính nhanh, tính hợp lí.
? Lũy thừa bậc n của a là gì?
? Viết dạng tổng quát? 
? Xác định cơ số và số mũ trong dạng tổng quát trên ?
? Viết công thức nhân (chia) hai lũy thừa cùng cơ số.
? Trong biểu thức chỉ chứa phép cộng và trừ hoặc nhân và chia, ta thực hiện theo thứ tự nào ?
? Trong biểu thức chứa các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện theo thứ tự nào ?
? Trong biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện theo thứ tự nào ?
- Chính xác hóa, nhấn mạnh khi tính toán cần thực hiện đúng thứ tự.
- Củng cố kiến thức.
- Ta đã nghiên cứu tính chất của phép cộng và phép nhân.
- Lần lượt các HS lên bảng viết dạng tổng quát của các tính chất.
Tính chất
Phép cộng
Phép nhân
Giao hoán
a + b = 
a . b = 
Kết hợp
(a+b)+c = 
(a.b).c = 
Cộng với số 0
a+0 = ...
Nhân với số 1
a.1 = ... 
Phân phối của phép nhân đối với phép cộng
a. (b+c) =  + 
- Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a
 an =a.a.a (nÎ N)
 n thừa số
a là cơ số, n là số mũ.
an . am = an+m
an : am = an-m (a0; n m).
- Trong biểu thức chỉ chứa phép cộng và trừ hoặc nhân và chia, ta thực hiện từ trái sang phải.
- Thực hiện theo thứ tự :
Lũy thừa ® Nhân và chia ® Cộng và trừ.
- Thực hiện theo thứ tự :
( ) ® [ ] ® { }
HĐ 2: Luyện tập.
- Tổ chức cho HS làm bài tập sau:
Bài tập 1: Tính hợp lí (nếu có thể):
a) 85 + 43 + 15 + 157
b) 4.52 + 210 : 28
c) 6 + [20 - (7 - 3)2]
- Hướng dẫn:
a) Vận dụng tính chất của phép cộng.
b), c) Chú ý thứ tự thực hiện các phép tính.
- Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- Chính xác hóa, nhận xét, sửa chữa sai lầm cho HS.
- Tổ chức cho HS làm bài tập sau theo nhóm, thời gian: 3 phút.
Bài tập 2: Tìm số tự nhiên x, biết:
a) 30.(2x - 6) = 0
b) 40 - (x + 2) = 23
NhI, III: Làm phần a)
NhII, IV: Làm phần b)
- Hướng dẫn:
a) Tích của hai thừa số bằng 0 khi nào?
b) Vai trò của (x + 2) trong phép tính trên ?
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Chính xác hóa.
* Bài tập 1: 
- Ba HS lên bảng làm bài:
a) 85 + 43 + 15 + 157
 = (85 + 15) + (43 + 157) 
 = 100 + 200 = 300.
b) 4.52 + 210 : 28
 = 4.25 + 210 - 8
 = 4.25 + 22
 = 100 + 4 = 104.
c) 6 + [20 - (7 - 3)2]
 = 6 + [20 - 42]
 = 6 + [20 - 16]
 = 6 + 4 = 10.
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
* Bài tập 2: 
- Hoạt động nhóm.
- Đại diện hai nhóm lên bảng trình bày bài làm:
a) 30.(2x - 6) = 0
Þ 2x - 6 = 0 
Þ 2x = 6
Þ x = 3.
b) 40 - (x + 2) = 23
Þ (x + 2) = 40 - 23
Þ x + 2 = 17
Þ x = 17 - 2 = 15.
- Các nhóm nhận xét, bổ xung.
 IV. Củng cố: 
 -Tổ chức cho HS làm bài tập 159 SGK tr. 63, thêm trường hợp i) n + n, với n Î N.
 * Đáp số :	 a) 0 ;	b) 1 ;	c) n ; 	d) n ; 	
 e) 0 ; 	g) n ;	h) n ; 	i) 2n
 V. Hướng dẫn về nhà: 
 - Ôn tập, nắm vững các kiến thức về tập hợp; các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa; thứ tự thực hiện các phép tính trong tập hợp các số tự nhiên.
 - Làm, hoàn thiện các bài tập 160, 161 SGK tr. 63
 - Ôn tập các kiến thức về tính chất chia hết của một tổng, dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9; số nguyên tố, hợp số; ước chung và bội chung, ƯCLN, BCNN; Chuẩn bị các bài tập 165, 166, 167 SGK tr. 63, giờ sau Ôn tập chương I.
.......................................................................
 Ngày soạn: 09/11/2012.
 Ngày giảng:  /11/2012.
Tiết 38
ÔN TẬP CHƯƠNG I
 A/. MỤC TIÊU:
 * Kiến thức: 
 - Củng cố, khắc sâu các kiến thức về tính chất chia hết của một tổng, dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9; số nguyên tố, hợp số; ước chung và bội chung, ƯCLN, BCNN.
 * Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức trên vào bài tập xét tính chia hết, tìm ước chung và bội chung, ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số.
 - Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán thực tế, kĩ năng trình bày.
 * Thái độ: 
 - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. 
 B/. CHUẨN BỊ:
 * Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
 * Học sinh: Ôn tập về tính chất chia hết của một tổng, dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9; số nguyên tố, hợp số; ước chung và bội chung, ƯCLN, BCNN.
 C/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 I. Tổ chức:
 Sĩ số: 6C: ... /26, nd: ... /T..., HS vắng:...................................................................................
 6D: ... /25, nd: ... /T. ., HS vắng:..................................................................................
 II. Kiểm tra: Xen kẽ trong giờ.
 III. Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ 1: Củng cố kiến thức.
? Phát biểu và viết dạng tổng quát hai tính chất chia hết của một tổng?
- Chính xác hóa. Tổ chức cho HS làm bài tập sau: Áp dụng tính chất chia hết, xét xem tổng (hiệu) sau có chia hết cho 6 không ?
a) 30 + 42 + 24 b) 60 – 36
- Chính xác hóa, lưu ý t/c 2 đúng khi chỉ có một số hạng không chia hết.
? Trong chương I, ta đã biết dấu hiệu chia hết cho những số nào?
- Cho HS ôn lại các dấu hiệu trên
 bằng cách hoàn thành bảng: 
Chia hết cho
Dấu hiệu
2
Chữ số tận cùng là chữ số chẵn
5
3
9
- Hướng dẫn HS điền dấu hiệu chia hết cho 2. 
- Chính xác hóa. Tổ chức cho HS làm bài tập sau: Trong các số sau, số nào chia hết cho 2; 3; 5; 9 ?
250;	426;	5613
- Chính xác hóa. 
? Khi nào ta nói, a là bội của b ?
Khi đó, b cũng được gọi là ước của a. Viết kí hiệu tập hợp các bội của b, các ước của a ?
? Thế nào là số nguyên tố? Cho ví dụ?
? Thế nào là hợp số? Cho ví dụ?
- Chính xác hóa. Lưu ý, mọi hợp số đều phân tích được ra thừa số nguyên tố.
? ƯC của hai hay nhiều số là gì?
- Tương tự nêu định nghĩa BC ?
? ƯCLN của hai hay nhiều số là gì?
- Tương tự nêu định nghĩa BCNN ?
? Muốn tìm ƯCLN, BCNN ta làm thế nào?
- Cho HS ôn lại cách tìm ƯCLN, BCNN bằng cách hoàn thành bảng: Cách tìm ƯCLN và BCNN.
- Chính xác hóa. Lưu ý HS phải nắm vững cách tìm ƯCLN, BCNN ở các bước 2, bước 3 để tránh nhầm lẫn.
+ T/c 1: Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.
a + m, b + m và c + m Þ (a+b+c) + m
+ T/c 2: Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số, còn các số hạng khác đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó.
a , m, b + m và c + m Þ (a+b+c) , m
- Hai HS lên bảng làm bài:
a) 30 + 6, 42 + 6, 24 + 6 
Þ (30 + 42 + 24) + 6
b) 60 + 6, 36 + 6 Þ (60 - 36) + 6
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
- Các dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9.
- Lần lượt các HS lên bảng điền các dấu hiệu chia hết cho 5, 3, 9.
Dấu hiệu chia hết.
Chia hết cho
Dấu hiệu
2
Chữ số tận cùng là chữ số chẵn
5
Chữ số tận cùng là 0 hoặc 5
3
Tổng các chữ số chia hết cho 3
9
Tổng các chữ số chia hết cho 9
- Nhận xét, bổ xung, hoàn chỉnh.
- Lần lượt các HS đứng tại chỗ trả lời:
Các số chia hết cho 2 là: 250; 426
Các số chia hết cho 3 là: 426; 5613
Các số chia hết cho 5 là: 250
Không có số nào chia hết cho 9.
- Nếu a + b thì ta nói a là bội của b [a Î B(b) ] và b là ước của a [b Î Ư(a) ].
- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.
VD: 2, 3, 5, 7, 11, 13, 17 ... 
- Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn 2 ước.
VD: 4, 6, 8, 10, 12, 14, 15 ... 
- ƯC của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
- ƯCLN của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của các số đó.
- Một HS lên bảng điền vào ô trống ở B2 và B3:
Tìm ƯCLN
Tìm BCNN
B1: Phân tích các số ra thừa số nguyên tố.
B2: Chọn ra các thừa số nguyên tố:
B3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ:
HĐ 2: Luyện tập.
- Tổ chức cho HS làm bài 167 SGK tr. 63 theo nhóm, thời gian: 3 phút.
- Hướng dẫn:
? Số sách khi xếp thành từng bó 10 quyển; 12 quyển; 15 quyển đều vừa đủ bó. Vậy số sách có quan hệ như thế nào với các số 10; 12; 15 ?
(Số sách xếp đủ bó 10 quyển Þ số sách chia hết cho 10 hay số sách là bội của 10, tương tự số sách là bội của 12, 15).
- Gợi ý: + Gọi a là số sách cần tìm.
 + Tìm quan hệ giữa a với các số 10, 12, 15, 100, 150.
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Chính xác hóa. Lưu ý HS cần đọc kĩ đề bài và nắm vũng kiến thức để có thể vận dụng tốt vào các bài toán thực tế.
- Tìm hiểu bài toán.
- Thảo luận nhóm.
+ Số sách chia hết cho 10; 12 và 15.
+ Số sách là bội chung của 10; 12 và 15.
- Đại diện nhóm trình bày lời giải:
Gọi a là số sách cần tìm
(a Î N*, 100 a 150)
Vì số sách khi xếp thành bó 10 quyển vừa đủ nên số sách là bội của 10.
Tương tự, số sách là bội của 12, 15.
Þ số sách là bội chung của 10; 12; 15.
 10 = 2.5 ; 
 12 = 2.2.3 = 22.3 ; 
 15 = 3.5
BCNN (10, 12, 15) = 22.3.5 = 60
BC(10,12,15)=B(60)={0;60;120;180;}
Vì 100 a 150 nên a = 120.
Vậy số sách là 120 quyển.
- Các nhóm nhận xét, bổ xung.
 IV. Củng cố: 
 ? Tìm ƯCLN, ƯC, BCNN, BC của 30 và 45.
 * Lời giải : 	 30 = 2.3.5
	 45 = 3.3.5 = 32.5
 ƯCLN (30, 45) = 3.5 = 15
 ƯC (30, 45) = Ư (15) = {1; 3; 5; 15}
 	 BCNN (30, 45) = 2.32.5 = 90
 BC (30, 45) = B (90) = {0; 90; 180; 270; ...}
 V. Hướng dẫn về nhà:
 - Ôn tập, nắm vững toàn bộ các kiến thức đã học.
 - Xem lại các bài tập đã chữa; Làm các bài tập 164, 165, 166 SGK tr. 63
 - Chuẩn bị giờ sau Kiểm tra viết chương I, thời gian 45 phút.
.......................................................................
 Ngày soạn: 09/11/2012.
 Ngày giảng:  /11/2012.
Tiết 39
KIỂM TRA VIẾT CHƯƠNG I
 A/. MỤC TIÊU:	
 * Kiến thức: 
 - Kiểm tra mức độ nắm vững các kiến thức đã học trong chương I (tập hợp, phần tử; các phép toán trên tập hợp các số tự nhiên; tính chất chia hết trong tập hợp các số tự nhiên) của HS. Từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học cho phù hợp.
 * Kĩ năng:
 - Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức vào làm bài tập (viết một tập hợp, xác định số phần tử của tập hợp, thực hiện các phép tính với số tự nhiên, xét tính chia hết, tìm UWCLN, ƯC của hai số) kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày của HS.
 * Thái độ: 
 - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trung thực, nghiêm túc.
 B/. ĐỀ BÀI VÀ ĐIỂM SỐ:
 1. Ma trận:
 Các
 cấp độ
Tên
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Khái niệm về tập hợp, phần tử.
Sử dụng đúng các kí hiệu: ƯCLN, ƯC của hai số. Biết xác định số phần tử của một tập hợp hữu hạn.
Biết các cách viết một tập hợp.
Số câu
2
1
3
Số điểm,
Tỉ lệ %
1
10%
1
10%
2
20%
Tập hợp N các số tự nhiên.
Thực hiện được các phép tính với số tự nhiên.
Số câu
1
1
Số điểm,
Tỉ lệ %
3
30%
3
30%
Tính chất chia hết trong tập hợp N.
Xác định được một số cho trước có chia hết cho 2; 3; 5 hay không.
Tìm được ƯCLN, ƯC của hai số trong những trường hợp đơn giản.
Vận dụng được tính chia hết, khái niệm ước và bội.
Số câu
1
1
1
3
Số điểm,
Tỉ lệ %
1.5
15%
2.5
30%
1
10%
5
50%
Tổng số câu
2
2
3
6
Tổng số điểm, 
Tỉ lệ %
1
10%
2.5
25%
6.5
65%
10
100%
2. Đề bài và điểm số:
 Câu 1 (1.5 điểm): Cho tập hợp A = {x Î N | 5 £ x £ 9} 
a) Viết tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử.
b) Tập hợp A có bao nhiêu phần tử ?
 Câu 2 (1.5 điểm): Trong các số sau, số nào chia hết cho 2; 3; 5?
250;	426;	5613
 Câu 3 (3 điểm): Tính hợp lí (nếu có thể):
a) 75 + 33 + 25 + 167
b) 4.52 + 210 : 27
c) 6 + [20 - (7 - 3)2]
 Câu 4 (3 điểm): Tìm ước chung lớn nhất rồi tìm các ước chung của 30 và 45.
 Câu 5 (1 điểm): Chứng minh rằng tích của hai số tự nhiên liên tiếp là bội của 2.
C/. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHI TIẾT TỪNG PHẦN:
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1a)
A = { 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 }
1.0
1b)
Tập hợp A có 5 phần tử.
0.5
2
Các số chia hết cho 2 là: 250; 426
Các số chia hết cho 3 là: 426; 5613
Các số chia hết cho 5 là: 250
0.5
0.5
0.5
3a)
 75 + 33 + 25 + 167
 = (75 + 25) + (33 + 167) 
 = 100 + 200 = 300.
0.5
0.5
3b)
 4.52 + 210 : 27
= 4.25 + 210 - 7
= 100 + 23 
= 100 + 8 = 108
0.5
0.25
0.25
3c)
 6 + [20 - (7 - 3)2]
= 6 + [20 - 42]
= 6 + [20 - 16]
= 6 + 4 = 10.
0.5
0.25
0.25
4
 30 = 2.3.5
 45 = 3.3.5 = 32.5
 ƯCLN (30, 45)
 = 3.5 
 = 15
 ƯC (30, 45)
 = Ư (15) = {1 ; 3 ; 5 ; 15}
0.5
0.5
0.25
0.5
0.25
0.25
0.75
5
Giả sử hai số tự nhiên liên tiếp lần lượt là: n ; n + 1, với n Î N
Þ Tích của hai số tự nhiên liên tiếp là: n.(n + 1) 
Nếu n chẵn thì n + 2 Þ n.(n + 1) + 2
Nếu n lẻ thì n + 1 chẵn, khi đó (n + 1) + 2 Þ n.(n + 1) + 2
Þ n.(n +1) + 2 với mọi số tự nhiên n (tích của hai số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 2).
Vậy tích của hai số tự nhiên liên tiếp là bội của 2.
0.25
0.25
0.25
0.25
D. TỔ CHỨC KIỂM TRA:
 I. Tổ chức:
 Sĩ số: 6C: ... /26, nd: ... /T..., HS vắng:...................................................................................
 6D: ... /25, nd: ... /T. ., HS vắng:..................................................................................
 II. Tiến hành kiểm tra:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Phát đề, yêu cầu HS làm bài nghiêm túc, theo dõi quá trình làm bài của HS.
- Nhận đề từ GV, nghiêm túc làm bài.
 III. Nhận xét giờ: GV nhận xét ý thức làm bài kiểm tra của HS.
 E/. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập.
 - Chuẩn bị bài: “%1. Làm quen với số nguyên âm”.
...................................................................
 Ngày soạn: 09/11/2012.
 Ngày giảng:  /11/2012.
Chương II: SỐ NGUYÊN
Tiết 40
%1. LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
 A/. MỤC TIÊU:	
 * Kiến thức: 
 - Biết được nhu cầu cần thiết (trong toán học và trong thực tế) phải mở rộng tập N thành tập số nguyên.
 * Kĩ năng:
 - Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.
 - Biết biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.
 * Thái độ: 
 - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
 B/. CHUẨN BỊ:
 * Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu, thước thẳng có chia vạch, nhiệt kế có chia độ âm, hình vẽ biểu diễn độ cao (âm, dương, 0).
 * Học sinh: Ôn tập về cách biểu diễn các số tự nhiên trên tia số, thước thẳng có chia vạch, đọc trước bài.
 C/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 I. Tổ chức:
 Sĩ số: 6C: ... /26, nd: ... /T..., HS vắng:...................................................................................
 6D: ... /25, nd: ... /T. ., HS vắng:..................................................................................
 II. Kiểm tra: Xen kẽ trong giờ.
 III. Bài mới:
* Đặt vấn đề:
Trong tập hợp N, phép cộng và phép nhân hai số tự nhiên luôn thực hiện được và cho kết quả là một số tự nhiên, nhưng đối với phép trừ hai số tự nhiên không phải bao giờ cũng thực hiện được, chẳng hạn 4 - 6 không có kết quả trong N. Chính vì thế, trong chương II chúng ta sẽ làm quen với một loại số mới, đó là số nguyên âm. Các số nguyên âm cùng với các số tự nhiên sẽ tạo thành tập hợp các số nguyên mà trong tập hợp này phép trừ luôn thực hiện được.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
HĐ 1: Làm quen với số nguyên âm.
? Hãy trả lời câu hỏi ở phần đóng khung mở đầu?
- Giới thiệu về số nguyên âm.
- Cho HS đọc ví dụ 1 SGK và cho HS quan sát nhiệt kế có chia độ âm, giới thiệu về các giá trị nhiệt độ: 00C; trên 00C; dưới 00C.
? Từ ví dụ trên, hãy trả lời câu hỏi phần đóng khung mở đầu SGK. 
- Tổ chức cho HS làm ?1 SGK tr. 66
? Trong các thành phố ghi trong bảng, thành phố nào nóng nhất, lạnh nhất?
- Yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của các số đo nhiệt độ đó.
- Tổ chức cho HS làm bài 1 SGK 
tr. 68:
- Chính xác hóa.
- Cho HS đọc ví dụ 2 SGK, treo hình vẽ biểu diễn độ cao (âm, dương, 0) để HS quan sát.
- Tổ chức cho HS làm ?2 SGK tr. 67
- Tổ chức cho HS làm bài 2 SGK
tr. 68:
- Chính xác hóa.
- Cho HS đọc ví dụ 3 SGK.
- Tổ chức cho HS làm ?3 SGK tr. 67; yêu cầu HS cho biết ý nghĩa của các số trên ?
- Chính xác hóa.
- Theo dõi, nhận thức vấn đề.
- Trả lời theo cách hiểu của mình.
- Đọc ví dụ 1, quan sát nhận biết các giá trị nhiệt độ: 00C; trên 00C; dưới 00C trên nhiệt kế.
- 30C nghĩa là nhiệt độ 3 độ dưới 00C; đọc là âm ba độ C hoặc trừ ba độ C.
- Một vài HS đọc nhiệt độ ở các thành phố: Hà Nội: mười tám độ C, ...
 Bắc Kinh: âm hai độ C, ... 
 Nóng nhất: TP HCM.
 Lạnh nhất: Macxơva.
Hà Nội nhiệt độ 18 độ trên 00C...., 
Bắc Kinh nhiệt độ 2 độ dưới 00C...
* Bài 1 SGK tr. 68:
a) Nhiệt kế a : - 30C.
 b : - 20C.
 c : 00C.
 d : 20C.
 e : 30C.
b) Nhiệt kế b có nhiệt độ cao hơn.
- Một HS đọc độ cao ở ?2 SGK tr 67.
+ Đỉnh núi Phan-xi-păng: 3143 mét;
+ Đáy vịnh Cam Ranh: âm 30 mét.
* Bài 2 SGK tr. 68:
+ Đỉnh núi Ê-vơ-rét: 8848 mét;
+ Đáy vực Ma-ri-an: âm 11524 mét.
- Đọc ví dụ 3 và làm ?3 SGK tr. 67
+ Ông Bảy có âm 150 nghìn đồng (nợ 150 nghìn đồng);
+ Bà Năm có 200 nghìn đồng;
+ Cô Ba có âm 30 nghìn đồng (nợ 30 nghìn đồng).
HĐ 2: Tìm hiểu cách biểu diễn số nguyên âm trên trục số.
? Các số tự nhiên được biểu diễn như thế nào ?
? Hãy vẽ tia số ?
- Chính xác hóa, nhấn mạnh tia số phải có gốc, chiều và đơn vị.
- Vẽ tia đối của tia số (biểu diễn các số nguyên âm) và giới thiệu: Trục số, điểm gốc, chiều dương, chiều âm của trục số.
- Tổ chức cho HS làm ?4 SGK tr. 67, viết đề bài trên bảng phụ. 
- Chính xác hóa, hướng dẫn HS kí hiệu: A(-6)
? Tương tự hãy viết kí hiệu cho các điểm B, C, D ?
- Giới thiệu cách vẽ khác của trục số trên hình 34 SGK, liên hệ với hình ảnh thang chia độ của nhiệt kế, thang độ cao ...
- Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên một tia số.
- Một HS lên bảng vẽ tia số:
-6
-5
6
-4
-3
-2
-1
0
 1
 2
 3
 4
5
- Theo dõi, ghi nhận.
- ?4 SGK tr. 67: Một HS lên bảng:
A
-5
6
-4
-3
B
-1
0
 C
 2
 3
 4
D
+ Điểm A biểu diễn số -6
+ Điểm B biểu diễn số -2
+ Điểm C biểu diễn số 1
+ Điểm D biểu diễn số 5.
Một HS lên bảng viết các kí hiệu :
 B(-2); C(1); D(5).
 IV. Củng cố: 
 ? Trong thực tế người ta dùng số nguyên âm khi nào? Cho VD ?
 - Tổ chức cho HS làm bài tập 4 SGK tr 68.
 V. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài, nắm vững cách đọc, viết và cách biểu diễn số nguyên âm trên trục số.
 - Làm, hoàn thiện các bài tập 3, 4, 5 SGK tr 68; HS khá làm các bài 6, 7, 8 SBT.
 - Chuẩn bị bài “%2. Tập hợp các số nguyên”.
.......................................................................
Văn Luông, ngày: ...../11/2012.
Đã soạn hết tiết 37 ® tiết 40.
Duyệt của tổ chuyên môn
TT
Bùi Mạnh Tuyến

Tài liệu đính kèm:

  • docSo hoc 6 - tiet 37, 40, mau moi.doc