I. Mục tiêu :
− Kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là BCNN của nhiều số.
− Kĩ năng: Học sinh biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố, từ đó biết cách tìm bội chung của hai hay nhiều số.
− Thái độ: Học sinh biết phân biệt được quy tắc tìm BCNN với quy tắc tìm ƯCLN, biết tìm BCNN một cách hợp lí trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm bội chung và BCNN trong các bài toán thực tế đơn giản.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
− Giáo viên: SGK, thước thẳng, bảng phụ.
− Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài : Kiểm tra vở bài tập của một số học sinh.
3. Bài mới : Cách tìm bội chung nhỏ nhất có gì khác với cách tìm ước chung lớn nhất ? Ta sang: “Tiết 35: Bội chung nhỏ nhất”
4. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
Hoạt động 1 : Bội chung nhỏ nhất.
a) Nêu ví dụ 1. Tìm các tập hợp: B(4), B(6), BC(4, 6). Tìm số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp BC(4, 6).
b) Giới thiệu bội chung nhỏ nhất và kí hiệu.
c) Nêu nhận xét về quan hệ giữa bội chung và BCNN:
d) Nêu chú ý về trường hợp tìm BCNN của nhiều số mà có một số bằng 1.
a) Làm như ví dụ 1 SGK.
c) Nhận xét ở SGK.
d) Đọc chú ý ở SGK. 1. Bội chung nhỏ nhất:
Ta nói: 12 là bội chung nhỏ nhất của 4 và 6, kí hiệu: BCNN(4, 6) = 12.
a) Nhận xét: Tất cả các bội chung của 4 và 6 đều là bội của BCNN(4, 6).
b) Chú ý: Với mọi số tự nhiên a, b khác 0, ta có: BCNN(a, 1) = a ;
BCNN(a, b, 1) = BCNN(a, b).
Trường : THCS Đồng Khởi Giáo viên : Lý Thế Chương Khuynh Ngày soạn : 22 / 11 / 2004 Tiết 35: BỘI CHUNG NHỎ NHẤT I. Mục tiêu : − Kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là BCNN của nhiều số. − Kĩ năng: Học sinh biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố, từ đó biết cách tìm bội chung của hai hay nhiều số. − Thái độ: Học sinh biết phân biệt được quy tắc tìm BCNN với quy tắc tìm ƯCLN, biết tìm BCNN một cách hợp lí trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm bội chung và BCNN trong các bài toán thực tế đơn giản. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : − Giáo viên: SGK, thước thẳng, bảng phụ. − Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập. III. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài : Kiểm tra vở bài tập của một số học sinh. 3. Bài mới : Cách tìm bội chung nhỏ nhất có gì khác với cách tìm ước chung lớn nhất ? Ta sang: “Tiết 35: Bội chung nhỏ nhất” 4. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1 : Bội chung nhỏ nhất. a) Nêu ví dụ 1. Tìm các tập hợp: B(4), B(6), BC(4, 6). Tìm số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp BC(4, 6). b) Giới thiệu bội chung nhỏ nhất và kí hiệu. c) Nêu nhận xét về quan hệ giữa bội chung và BCNN: d) Nêu chú ý về trường hợp tìm BCNN của nhiều số mà có một số bằng 1. a) Làm như ví dụ 1 SGK. c) Nhận xét ở SGK. d) Đọc chú ý ở SGK. 1. Bội chung nhỏ nhất: Ta nói: 12 là bội chung nhỏ nhất của 4 và 6, kí hiệu: BCNN(4, 6) = 12. a) Nhận xét: Tất cả các bội chung của 4 và 6 đều là bội của BCNN(4, 6). b) Chú ý: Với mọi số tự nhiên a, b khác 0, ta có: BCNN(a, 1) = a ; BCNN(a, b, 1) = BCNN(a, b). Hoạt động 2 : Tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố. a) Nêu ví dụ 2. Trước hết, phân tích 8, 18, 30 ra thừa số nguyên tố: 8 = 23 ; 18 = 2 . 32 ; 30 = 2 . 3 . 5. − Để chia hết cho 8, BCNN của ba số 8, 18, 30 phải chứa những thừa số nguyên tố nào ? Với số mũ bao nhiêu ? − Để chia hết cho ba số 8, 18, 30, BCNN của ba số phải chứa thừa số nguyên tố nào ? b) Giới thiệu các thừa số nguyên tố trên là các thừa số nguyên tố chung và riêng (2 là thừa số nguyên tố chung, 3 và 5 là thừa số nguyên tố riêng). Các thừa số đó cần lấy với số mũ như thế nào ? Từ đó rút ra quy tắc tìm BCNN. c) So sánh để phân biệt quy tắc tìm BCNN với quy tắc tìm ƯCLN. − Đáp: 23. − Đáp: 2, 3, 5. 2. Tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố: (SGK) Hoạt động 3 : Củng cố. a) Tìm BCNN(4, 6) bằng cách phân tích 4 và 6 ra thừa số nguyên tố. b) Tìm BCNN(8, 12). c) Tìm BCNN(5, 7, 8). Đi đến chú ý a. d) Tìm BCNN(12, 16, 48). Đi đến chú ý b. a) Đáp: BCNN(4, 6) = 12. b) Đáp: BCNN(8, 12) = 24. c) Đáp: BCNN(5, 7, 8) = 280. d) Đáp: BCNN(12, 16, 48) = 48. 5. Hướng dẫn học ở nhà : a) Bài vừa học : − Học bài theo SGK. − Bài tập ở nhà: Bài tập 149, 150, 151 SGK. b) Bài sắp học : “Luyện tập 1” Chuẩn bị: Bài tập 152, 153. IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung :
Tài liệu đính kèm: