Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 34, Bài 18: Bội chung nhỏ nhất - Năm học 2011-2012

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 34, Bài 18: Bội chung nhỏ nhất - Năm học 2011-2012

I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1/. Kiến thức:

 -Hiểu được thế nào là bội chung nhỏ nhất của nhiều số.

 - Hiểu được cách tìm bội chung nhỏ nhất của nhiều số.

 - Hiểu được cách tìm bội chung của hai hay nhiều số thông qua việc tìm bội của bội chung nhỏ nhất.

 2/. Kĩ năng:

 - Biết tìm bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố , Từ đó biết cách tìm bội chung của hai hay nhiều số.

 -Biết phân biệt được quy tắc tìm bội chung nhỏ nhất với quy tắc tìm ước chung lớn nhất ,biết tìm BCNN một cách hợp lí trong những trường hợp đơn giản ,cụ thể.

 - Biết cách tìm bội chung thông qua việc tìm các bội của bội chung nhỏ nhất

 3/. Thái độ:

 Cẩn thận ,chính xác, có ý thức khi làm bài tập.

II/.CHUẨN BỊ:

 1/. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ (quy tắc).

 2/. Học sinh: Nắm vững cách tìm bội , bội chung của hai hay nhiều số, xem trước nội dung bài, dụng cụ học tập.

III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 1/.On định : (1) Kiểm tra sỉ số hs.

 2/.Kiểm tra: (6)

 ?/ Tìm tập hợp các bội chung của 4 và 6?

 Đáp án:

 B(4) = {0;4;8;12;16;20;24;28; } (4đ)

 B(6) = {0;6;12;18;24;30;36;42; } (4đ)

 BC (4;6) = { 0;12;24;36; } (2đ).

 3/. Bài mới:

 Nêu vấn đề:”cách tìm BCNN có gì khác với cách tìm ƯCLN?”

Trợ giúp của thầy Hoạt động của trò Nội dung

* Hoạt động 1: Hiểu bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số.

- Gv nêu lại bài tập ví dụ ở phần KTBC.

?/ Trong các BC (4;6) số nào nhỏ nhất mà khác 0?

-Gv giới thiệu bội chung nhỏ nhất và kí hiệu .

?/ Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số thì số đó phải như thế nào? Điều kiện gì?

-Hoàn chỉnh kiến thức.

?/ Em có nhận xét gì về các BC (4;6) với BCNN?

-Nêu nhận xét.

?/ hãy tìm BCNN(8;1)?BCNN(4;6;1)?

-Nêu chú ý sgk.

quan sát bài tập

trả lời ( số 12)

lắng nghe, ghi nhận kí hiệu

trả lời ( là số nhỏ nhất trong các BC ,phải khác 0)

ghi bài

nhận xét( các bội chung là bội của BCNN)

ghi bài

làm bài tập (BCNN(8;1)= 1 BCNN(4;6;1) = 1)

 (9) 1/. Bội chung nhỏ nhất:

 Ví dụ:

B(4) = {0;4;8;12;16;20;24;28; } B(6) = {0;6;12;18;24;30;36;42; }

BC (4;6) = { 0;12;24;36; }

Số 12 là bội chung nhỏ nhất của 4 và 6.

Kí hiệu: BCNN(4;6) = 12.

 Nhận xét: Tất cả các BC đều là bội của BCNN.

 Ví dụ: BCNN(4;6;1) = 1

Chú ý: BCNN(a;1) = a

 BCNn(a;b;1) = BCNN(a;b).

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 34, Bài 18: Bội chung nhỏ nhất - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài18: BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
Tuần: 12 Tiết:34
Ngày soạn:17/10/2011
Ngày dạy: 31 /10/2011
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/. Kiến thức:
 -Hiểu được thế nào là bội chung nhỏ nhất của nhiều số.
 - Hiểu được cách tìm bội chung nhỏ nhất của nhiều số.
 - Hiểu được cách tìm bội chung của hai hay nhiều số thông qua việc tìm bội của bội chung nhỏ nhất.
 2/. Kĩ năng:
 - Biết tìm bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố , Từ đó biết cách tìm bội chung của hai hay nhiều số.
 -Biết phân biệt được quy tắc tìm bội chung nhỏ nhất với quy tắc tìm ước chung lớn nhất ,biết tìm BCNN một cách hợp lí trong những trường hợp đơn giản ,cụ thể.
 - Biết cách tìm bội chung thông qua việc tìm các bội của bội chung nhỏ nhất
 3/. Thái độ:
 Cẩn thận ,chính xác, có ý thức khi làm bài tập.
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ (quy tắc).
 2/. Học sinh: Nắm vững cách tìm bội , bội chung của hai hay nhiều số, xem trước nội dung bài, dụng cụ học tập.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’) Kiểm tra sỉ số hs.
 2/.Kiểm tra: (6’)
 ?/ Tìm tập hợp các bội chung của 4 và 6?
 Đáp án:
 B(4) = {0;4;8;12;16;20;24;28;} (4đ)
 B(6) = {0;6;12;18;24;30;36;42;} (4đ)
 BC (4;6) = { 0;12;24;36;} (2đ).
 3/. Bài mới:
 Nêu vấn đề:”cách tìm BCNN có gì khác với cách tìm ƯCLN?”
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò 
Nội dung 
* Hoạt động 1: Hiểu bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số.
- Gv nêu lại bài tập ví dụ ở phần KTBC.
?/ Trong các BC (4;6) số nào nhỏ nhất mà khác 0? 
-Gv giới thiệu bội chung nhỏ nhất và kí hiệu .
?/ Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số thì số đó phải như thế nào? Điều kiện gì?
-Hoàn chỉnh kiến thức.
?/ Em có nhận xét gì về các BC (4;6) với BCNN?
-Nêu nhận xét.
?/ hãy tìm BCNN(8;1)?BCNN(4;6;1)?
-Nêu chú ý sgk.
quan sát bài tập
trả lời ( số 12)
lắng nghe, ghi nhận kí hiệu
trả lời ( là số nhỏ nhất trong các BC ,phải khác 0)
ghi bài 
nhận xét( các bội chung là bội của BCNN)
ghi bài
làm bài tập (BCNN(8;1)= 1 BCNN(4;6;1) = 1)
 (9’)
1/. Bội chung nhỏ nhất:
 Ví dụ:
B(4) = {0;4;8;12;16;20;24;28;} B(6) = {0;6;12;18;24;30;36;42;} 
BC (4;6) = { 0;12;24;36;} 
Số 12 là bội chung nhỏ nhất của 4 và 6.
Kí hiệu: BCNN(4;6) = 12.
Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.
 Nhận xét: Tất cả các BC đều là bội của BCNN.
 Ví dụ: BCNN(4;6;1) = 1
Chú ý: BCNN(a;1) = a
 BCNn(a;b;1) = BCNN(a;b). 
* Hoạt động 2: Hiểu và vận dụng cách tìm BCNN.
- GV nêu ví dụ:Tìm BCNN( 8;18;30)?
?/ Hãy phân tích các số trên ra thừa số nguyên tố?
?/ Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng? Mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất?
-giới thiệu kết quả tìm được là BCNN(8;18;30).
?/ Hãy nhắc lại các bước tìm BCNN của hai hay nhiều số?
-Hoàn chỉnh giúp hs ghi bài.
-Yêu cầu hs hoàn thành ? theo ba nhóm.
-Quan sát các nhóm giải bài tập , yêu cầu đại diện nhóm giải trình , nhận xét.
-Dựa vào từng bài ở ? lần lượt nêu ra các chú ý.
?/ Các số 5;7;8 gọi là các số gì? BCNN của chúng được tính như thế nào?
?/ Em có nhận xét gì về các số 12;16;48? Và BCNN (12;16;48)?
-Yêu cầu hs đọc chú ý sgk.
-GV lưu ý hs giáo dục hs so sánh sự khác nhau giữa hai cách tìm ƯCLN và BCNN.
quan sát yêu cầu
phân tích ra thừa số ng.tố
chọn ra các thừa số ng.tố chung và riêng, với số mũ lớn nhất
ghi nhận
dựa vào cách làm rút ra các bước tìm
giúp hs hoàn chỉnh
chia lớp thành 3 nhóm hoàn thành ?
các nhóm trình bày
Nhận xét
trả lời chú ý 
trả lời (nguyên tố cùng nhau)
trả lời (48 là bội của 12 và 16 ; BCNN(12;16;48) = 48)
chú ý so saánh sự khác nhau đó.
 ( 14’)
2/. Tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố.
 Ví dụ: Tìm BCNN(8;18;30)
 Bước 1: Phân tích ra thừa số nguyên tố: 8 = 23
 18 = 2.32
 30 = 2.3.5.
 Bước 2: Chọn ra thừa số chung và riêng, mỗi thừa số lấy số mũ lớn nhất:
 BCNN(8;18;30) = 23.32.5 = 360
Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước như sau:
 B1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
 B2:Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.
 B3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.
?/. 8 =23;12 = 22.3 
 BCNN(8;12) = 23.3=24.
 BCNN(5;7;8) = 5.7.8= 280.
16 = 24;48 = 24.3
 BCNN( 12;16;48) = 24.3= 48.
Chú ý: ( sgk)
* Hoạt động 3: Hiểu cách tìm BC thông qua việc tìm bội của BCNN.
- Từ nhận xét ban đầu ta đã biết tất cả các bội chung đều là bội của BCNN , GV nêu ví dụ sgk.
?/ Hãy viết tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử?
- Dựa vào kết quả ở phần trước nhận xét .
?/ Để tìm bội chung của hai hay nhiều số ta có thể tìm bằng cách nào ngoài cách chọn ra các phần tử chung của hai tập hợp các bội của các số?
nhớ lại nhận xét( các bội chung là bội của BCNN)
quan sát ví dụ, viết tập hợp A
nhận xét
trả lời ( để tìm bội chung của các số đã cho ,ta có thể tìm các bội của BCNN của các số đó)
 (8’)
3/. Cách tìm bội chung thông qua tìm BCNN
 Ví dụ: 
Cho A= {xN/x < 1000}
 Ta có: x BC(8;18;30) và x< 1000
 BCNN(8,18,30) = 23.32.5 = 360
BC(8;18;30) là bội của BCNN(8;18;30)
B(360) = {0;360;720;1080;}
Và BC (8;18;30) < 1000
Vậy A ={0;360;720}.
Để tìm bội chung của các số đã cho ,ta có thể tìm các bội của BCNN của các số đó
 4/. Củng cố: (6’)
 Bài tập 149(sgk/59)
a) Tìm BCNN(60;280)
 60 = 22.3.5; 280 = 23.5.7; BCNN(60;280) = 23.3.5.7 = 840. 
 5/. Dặn dò: (1’)
 - Học thuộc bài theo sgk.
 - Làm các bài tập trong phần bài tập 149; 150;151 (sgk/59), các bài tập còn lại.
 - Xem và chuẩn bị tiếp phần còn lại.
 - xem trước các bài tập phần luyện tập 1.
LUYỆN TẬP 1
Tuần: 12 Tiết: 35
Ngày soạn:18/10/2011
Ngày dạy: 2 /11/2011
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/. Kiến thức:
 - Củng cố lại kiến thức cơ bản về quy tắc tìm bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số.
 2/. Kĩ năng:
 -Vận dụng kiến thức vào giải các bài tập dạng cơ bản có liên quan.
 3/. Thái độ: Cẩn thận, chính xác và linh hoạt trong giải toán, có ý thức vận dụng vào thực tế.
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: thước thẳng, bảng phụ.
 2/. Học sinh: Nắm vững kiến thức bài và xem trước nội dung bài , các bài tập phần luyện tập. Dụng cụ học tập.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’) Kiểm tra sỉ số hs.
 2/.Kiểm tra: (7’)
 ?/ Nêu quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số? Giải bài tập 152 (sgk/59). 
 Đáp án:
 Quy tắc: Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước như sau:
 B1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
 B2:Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.
 B3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN phải tìm.(5đ)
 Bài tập 152 (sgk/59)
 a là BCNN (15;18) = 3.5.6 = 90. (5đ)
 3/. Bài mới:
 Nêu vấn đề:”Vận dụng kiến thức tìm BCNN ta có thể tìm BC của hai hay nhiều số một cách nhanh hơn và thuận tiện hơn”
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò 
Nội dung 
* Hoạt động 1: Củng cố kiến thức mục 1,2,3.
-Yêu cầu 2 hs giải bài tập 150 ; 151 (sgk/59).
-Nhận xét. Chấm điểm khuyến khích.
-Yêu cầu hs giải bài tập 153 (sgk/59)
-Nhận xét, lưu ý cách trình bày bài giải của hs.
2 hs giải bài tập
nhận xét
giải bài tập (tìm BC(30;45)
nhận xét
 (15’)
Bài tập 150 (sgk/59)
 b) Tìm BCNN(8;9;11) = 8.9.11 = 792.
 Bài tập 151 (sgk/59)
 b) 140 .2 =280 (280 chia hết cho 40; chia hết cho 28); BCNN( 40;28;140) = 280 .
Bài tập 153 (sgk/59)
30 = 2.3.5; 45 = 32.5
BCNN(30;45) = 2.32.5 = 90
BC (30;45) = {0;90;180;270;360;450}.
* Hoạt động 2:luyện tập
-Yêu cầu hs đọc đề bài tập 154 (sgk/59)
?/ Hs lớp 6C xếp thành hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 8 vừa đủ. Vậy ta cần đi tìm số hs của lớp 6 C bằng cách nào?
?/ Kèm theo điều kiện gì?
-Gọi 1 hs lên bảng tìm bội chung của 2,3,4,8.
?/ Muốn tìm BC ta cần tìm gì trước?
-Yêu cầu hs cả lớp cùng tham gia giải bài tập.
-Gv treo bảng phụ bài tập 155 (sgk/60)
-Yêu cầu các nhóm thảo luận giải bài tập trên.
-Theo dõi ,gợi ý, gọi đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét.
-Lưu ý hs cách vận dụng kiến thức vào giải các bài toán thực tế có liên quan. 
đọc đề bài tập
trả lời ( ta tìm 
BC (2,3,4,8).)
35< BC(2,3,4,8)<60.
 1 hs tìm BC(2,3,4,8)
trả lời (tìm BCNN)
cả lớp giải bài tập
quan sát bài tập
các nhóm thảo luận giải bài tập
đại diện nhóm trình bày
nhận xét
lắng nghe
 (17’)
Bài tập 154 (sgk/59)
 Số học sinh của lớp 6C là BC(2;3;4;8):
Ta có: BCNN(2;3;4;8) = 2.3.22 = 48
BC(2;3;4;8) = {0;48;96;}
Mặt khác: 35< BC(2;3;4;8) < 60
Vậy : Số hs của lớp 6 C là: 48 (HS)
Bài tập 155(sgk/60)
a
6
150
28
50
b
4
20
15
50
ƯCLN(a,b)
2
10
1
50
BCNN(a,b)
12
300
420
50
ƯCLN(a,b).
BCNN(a,b)
24
3000
420
2500
a.b
24
3000
420
2500
b) ƯCLN(a,b).BCNN(a,b) = a.b.
 4/. Củng cố: ( 4’)
 * Điền đúng hoặc sai (Đ hoặc S) vào ô vuông tương ứng: 
 1) 2 ƯCLN ( 4,6) ( kq: Đ)
 2) 1 ƯCLN (12;30;31) (kq: Đ)
 3) 32 BCNN( 8; 16) (kq: S)
 5/. Dặn dò: (1’)
 - Học bài theo sgk.
 - Xem lại các bài tập đã giải.
 - Làm các bài tập trong sbt.
 -Xem trước đề bài các bài tập phần luyện tập 2.
LUYỆN TẬP 2
Tuần: 12 Tiết:36
Ngày soạn:19/10/2011
Ngày dạy: 4 /11/2011
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/. Kiến thức: Vận dụng liến thức về tìm BCNN của hai hay hiều số vào giải các bài toán thực tế có liên quan.
 2/. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng giải các bài toán thực tế thành thạo và kĩ năng lập luận ,trình bày lời giải bài toán hợp lí.
 3/. Thái độ: -cẩn thận, lập luận chặt chẽ, chính xác, hợp lí, có ý thức liên hệ thực tế.
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: Soạn giảng, Thước thẳng
 2/. Học sinh: Xem trước các đề bài tập, nắm vững cách tìm BCNN của hai hay nhiều số. Cách tìm BC thông qua BCNN.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’) Kiểm tra sỉ số hs.
 2/.Kiểm tra: (5’)
 ?/ Giải bài tập 156 (sgk/60)
 Đáp án:
 Bài tập 156 (sgk/60)
Ta có: x BC(12;21;28)
 12 = 22.3; 21 = 3.7 ; 28 = 22.7
 BCNN(12;21;28) = 22.3.7 = 84
 BC(12;21;28) = {0;84;168;336}
Vì : 150<x<300 Nên x = 168 (10đ)
 3/. Bài mới:
 Nêu vấn đề:”Vận dụng kiến thức vào giải các bài tập thực tế có liên quan”
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Giải bài tập 157 (sgk/60)
-yêu cầu hs đọc đề bài tập 157 (sgk/60)
-Vấn đáp hướng dẫn hs giải:
 ?/ Lần đầu cả hai bạn cùng trực một ngày ,sau bao nhiêu ngày thì hai bạn lại cùng trực ta tìm bằng cách nào?
-Gợi ý hs tìm BCNN(10;12).
-Gọi 1 hs lên bảng thực hiện giải bài tập , nhận xét và chấm điểm khuyến khích.
-Lấy ví dụ thực tế “ Ta có thể tìm sau bao nhiêu năm thì lại có năm mậu týXem mục có thể em chưa biết sgk/60-61”.
đọc đề bài tập
trả lời vấn đáp
chú ý lắng nghe, suy nghĩ và trả lời ( tìm BCNN(10;12))
1 hs lên bảng thực hiện giải toán
chú ý lắng nghe liên hệ các bài toán thực tế, xem mục có thể em chưa biết. (14’)
Bài tập 157 (sgk/60)
 Giải:
Số ngày ít nhất mà hai bạn An và Bách cùng trực nhật là:
 BCNN(10;12) = 22.3.5 = 60 (ngày)
 ĐS: 60 ngày.
*Hoạt động 2:Giải bài tập 158 (sgk/60)
- Gọi hs đọc đề bài tập 158 (sgk/60)
- Hướng dẫn hs tìm cách giải bài tập
?/ Gọi a là một số cây mà hai đội công nhân nhận trồng.Mỗi công nhân mỗi đội phải trồng bao nhiêu cây?
-Gợi ý: vậy số cây phải trồng sẽ chia đều hết cho tất cả công nhân của cả hai đội.
?/ Muốn tìm số cây ta tìm bằng cách nào?
- Gọi 1 hs lên bảng thực hiện giải bài tập.
-Nhận xét , chấm điểm khuyến khích.
-Liên hệ thực tế bài toán tương tự” Tìm xem có bao nhiêu Kg giấy vụn mà hs nam và hs nữ lớp 6 quyên góp?”-Giáo dục hs tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.
đọc đề bài tập
trả lời ( mỗi công nhân Đ.1- 8 cây; Đ.2- 9 cây)
chú ý lắng nghe gv gợi ý 
trả lời ( tìm BC(8;9))
1 hs lên bảng tìm BC(8;9)
nhận xét
chú ý lắng nghe, suy nghĩ tìm cách giải bài toán tương tự .
 (21’)
Bài tập 158 (sgk/60)
 Giải:
 Gọi a là số cây mà mỗi đội nhận trồng:
Ta có : a BC(8;9) và 100< a< 200.
 BC( 8;9) = {0; 72 ; 144; 216; }
Vậy : a = 144 (cây)
 ĐS: 144 cây.
 4/. Củng cố: (2’)
 * Khoanh tròn câu đúng:
 1) BCNN( 3;6 ) = 18 . ( Sai)
 2) BCNN( 13; 15 ) = 195 . ( Đúng )
 3) BCNN( 7; 8; a) = 7.8.a. (Sai)
 5/. Dặn dò: (2’)
 - Học lại cách tìm ƯCLN , BCNN của hai hay nhiều số .
 Lưu ý so sánh sự khác nhau giữa các bước tìm.
 - Xem lại tất cả các bài tập đã giải.
 - Chuẩn bị và trả lời trước các câu hỏi từ 1 đến 8; chép phần ghi nhớ 1 và 2; giải các bài tập 159 đến 165 (sgk/61;62;63 ).
Bài 10: TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
Tuần: 12 Tiết:12
Ngày soạn:20/10/2011
Ngày dạy: 5 /11/2011
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/. Kiến thức:- Hiểu trung điểm của một đoạn thẳng là gì?
 2/. Kĩ năng:- Biết vẽ được trung điểm của đoạn thẳng.
 - Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thỏa mãn hai tính chất. Nếu thiếu một trong hai tính chất thì không còn là trung điểm của đoạn thẳng.
 3/. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi đo và vẽ , gấp giấy trung điểm của đoạn thẳng.
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: Soạn giảng, Thước thẳng, giấy gấp, 6 thanh gỗ, 6 sợi dây có độ dài bằng nhau, tranh cân sgk.
 2/. Học sinh: Nắm vững cách vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài, xem trước nội dung bài, nắm vững cách tính một độ dài của đoạn thẳng khi biết hai đoạn thẳng còn lại ( bài khi nào thì AM+MB=AB?)
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’) Kiểm tra sỉ số.
 2/.Kiểm tra: (5’)
 ?/ Vẽ ba điểm A,M,B thẳng hàng ,sao cho AM = 10cm; MB = 10 cm; AB = 20 cm.Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?Vì sao?
 .A	. M	 .B (8điểm)	
 Đáp án:
 Điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Vì AM+MB= AB ( = 20cm) (2điểm)	
 3/. Bài mới:
 Nêu vấn đề:” treo tranh sgk: M là trung điểm của đoạn thẳng AB khi nào?”
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Hiểu trung điểm của đoạn thẳng.
-GV đánh dấu giống nhau trên hai đoạn thẳng AM và MB giới thiệu M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
?/ Hãy chỉ ra vì sao M gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB?
?/ Hãy lấy ví dụ trong thực tế các hình ảnh, đồ vật có thể là trung điểm của một đoạn thẳng?
quan sát hình ảnh và vẽ hình theo cách vẽ kiểm tra bài cũ.
trả lời ( vì AM=BM)
ví dụ: (cân dĩa, điểm nối hai đoạn sắt trên khung cửa sổ)
 (10’)
1/. Trung điểm của đoạn thẳng:
 .A .M .B
Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A,B và cách đều A,B (MA=MB) .
* Hoạt động 2: Hiểu và vận dụng được cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
-GV nêu ví dụ sgk: Đoạn thẳng AB = 5cm. vẽ trung điểm M của AB?
- Gọi 1 hs lên bảng vẽ đoạn thẳng AB=5cm.
-Lưu ý hs ta sẽ dùng tỉ lệ xích là 1:10 (cm) .
?/ M là trung điểm của AB khi nào?
- Nhấn mạnh hai ý: nằm giữa và cách đều.
?/ vậy ta cần vẽ điểm M cách A một khoảng là bao nhiêu?
-Gọi hs vẽ điểm M.
- Nhấn mạnh lại cách vẽ trung điểm của một đoạn thẳng.
theo dõi ví dụ
1hs vẽ đoạn thẳng AB= 5cm
hs vẽ hình (AB=50cm)
trả lời ( hai ý mục 1)
nắm vững điều kiện
trả lời ( là 2,5 cm)
vẽ ( AM = 25cm)
lưu ý
 (13’)
2/. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng:
 Ví dụ: Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm, vẽ trung điểm M của AB?
 Giải:
Ta có: MA+MB = AB
 MA= MB
 Suy ra: MA=MB = = 2,5 (cm)
Vậy : Ta vẽ trên đoạn thẳng AB đoạn AM = 2,5 cm.
 A . . M . B
 2,5 cm 
* hoạt động 3: Vẽ được trung điểm của đoạn thẳng.
- Chia nhóm ,hướng dẫn hs gấp giấy kiểm tra lại trung điểm của đoạn thẳng.
-Theo dõi hướng dẫn hs gấp giấy.
- Yêu cầu các nhóm thực hiện dùng dây xác định trung điểm của thanh gỗ.
- Theo dõi các nhóm làm việc.
?/ Hãy đọc và giải bài tập 60 (sgk/125).
-Nhận xét.
- yêu cầu hs giải bài tập 63 ( sgk/126).
các nhóm hs gấp giấy kiểm tra lại trung điểm của đoạn thẳng
các nhóm dùng dây xác định trung điểm của thanh gỗ
đọc và giải bài tập 60 (sgk/125)
nhận xét
giải bài tập 63 (sgk/126) 
 (8’)
Bài tập 60 (sgk/125)
.O . A .B . x 
 a) Có.
 b) OA = AB ( = 2cm).
 c) A là trung điểm của OB .Vì A nằm giữa O và B, cách đều O và B.
Bài tập 63 (sgk/126)
C và D đúng.
 4/. Củng cố: (7’) 
 ?/ Trung điểm của đoạn thẳng là gì?
 Bài tập 64 ( sgk/126) .A . D . C .E .B
CA = CB = Và AD = BE . Nên : CD = CE ( = 1 cm) .Vậy C là trung điểm của DE.
 5/. Dặn dò: (1’)
 - Học bài theo sgk.
 - Xem lại các bài tập đã giải và giải các bài tập 61; 62; 65 (sgk/126).
 -Chuẩn bị tiết Oân tập chương I. trả lời các câu hỏi từ 1 đến 8 sgk.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12.doc