1. Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Hiểu thế nào là hệ thập phân và trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí, cách ghi số Lamã.
b) Kĩ năng:
- Phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân
- Biết đọc và viết các số Lamã không quá 30.
c) Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Có ý thức làm việc hợp tác.
2. Chuẩn bị:
a) GV:Bảng ghi 30 số Lamã đầu tiên, đồng hồ có ghi số Lamã.Thước,SGK, SGV, SBT toán 6
b) HS:SGK, SGV, SBT toán 6, bảng nhóm.
3. Phương pháp
Phương pháp chủ yếu là: đàm thoại, hợp tác trong nhóm nhỏ.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định
- Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
4. 2 Kiểm tra bài cũ:
§3 GHI SỐ TỰ NHIÊN Tiết: 3 Ngày dạy: 28/ 08/ 2010 1. Mục tiêu: a) Kiến thức: - Hiểu thế nào là hệ thập phân và trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí, cách ghi số Lamã. b) Kĩ năng: - Phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân - Biết đọc và viết các số Lamã không quá 30. c) Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. - Có ý thức làm việc hợp tác. 2. Chuẩn bị: a) GV:Bảng ghi 30 số Lamã đầu tiên, đồng hồ có ghi số Lamã.Thước,SGK, SGV, SBT toán 6 b) HS:SGK, SGV, SBT toán 6, bảng nhóm. 3. Phương pháp Phương pháp chủ yếu là: đàm thoại, hợp tác trong nhóm nhỏ. 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định - Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 4. 2 Kiểm tra bài cũ: GV: Nêu yêu cầu HS1: 1) Viết tập hợp N, N* ? ( 4 điểm) 2) Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử: ( 6 điểm). HS1: 1) 2) HS2: Viết tập hợp C các số tự nhiên không vượt quá 6 bằng hai cách. sau dó biểu diễn các phần tử của tập hợp C trên tia số? ( 10 điểm) HS2: Cách 1: Cách 2: Biểu diễn các số tự nhiên trên tia số 4. 3 Giảng bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1 I. Số và chữ số GV: Gọi HS đọc vài số tự nhiên bất kỳ, số tự nhiên đó có bao nhiêu chữ số, là những chữ số nào? HS: Tự nêu ví dụ GV: Giới thiệu 10 chữ số dùng để ghi số tự nhiên. Với mười chữ số : 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 ta ghi được mọi số tự nhiên. GV: Mỗi số tự nhiên có bao nhiêu chữ số? Hãy lấy ví dụ? HS: Mỗi số tự nhiên có thể có: một, hai, ba... chữ số. Ví dụ: 8 là số có một chữ số 125 là số có ba chữ số. 1846 là số có bốn chữ số. GV: Cho HS cả lớp đọc chú ý/ SGK/ 9. HS: Cả lớp tự đọc chú ý. Chú ý: (SGK/ 9) Hoạt động 2 II. Hệ thập phân GV: Với mười chữ số: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 ta ghi được mọi số tự nhiên theo nguyên tắc một đơn vị của mỗi hàng gấp mười lần đơn vị của hàng thấp hơn liền sau. cách ghi số nói trên là cách ghi số trong hệ thập phân. HS: Ghi bài vào tập. - Trong hệ thập phân mỗi chữ số trong một số ở những vị trí khác nhau thì có những giá trị khác nhau. Ví dụ: 222 = 2.100 + 2.10 + 2 Tương tự: GV: Yêu cầu HS làm ? ? HS: Đứng tại chỗ trả lời. - Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số là: 999 - Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau là: 987. Hoạt động 3 III. Chú ý GV: Giới thiệu đồng hồ có ghi 12 số Lamã và cho học sinh đọc. HS: Quan sát và đọc các số Lamã trên mặt đồng hồ. GV: Giới thiệu cách viết số Lamã đặc biệt. Chữ số I V X Giá trị tương ứng Một Năm Mười * Cách ghi các số Lamã đặc biệt:(SGK/10) HS: Thảo luận nhóm: cách viết số Lamã từ 1 đến 30. -Nhóm1; 2: Viết các số Lamã từ 1 đến 15. -Nhóm3; 4: Viết các số Lamã từ 16 đến 30. Đại diện nhóm 2; 4 trình bày lên bảng. GV: Treo bảng có ghi 30 chữ số Lamã đầu tiên cho HS quan sát và đối chiếu kết quả. 4. 4 Củng cố và luyện tập: GV: Yêu cầu HS làm bài 12; 13; 14/ 10/ SGK HS: Cả lớp thực hiện (3 phút) - Ba HS lên bảng thực hiện (mỗi em một câu) Bài 12/ SGK/ 10 Bài 13/ SGK/ 10 a) Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số là 1000. b) Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau là: 1023 Bài 14/ SGK/ 10 Các số tự nhiên có ba chữ số mà các chữ số khác nhau từ ba chữ số 0; 1; 2 là: 102; 120; 201; 210. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài: + Phân biệt đưọc số và chữ số. + Ghi được các số Lamã có giá trị từ 1 đến 30. - Làm bài: 11; 15/ SGK/ 10. - Ôn tập: Cách viết một tập hợp. 5. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: