I\ Mục tiêu:
-HS nắm được định nghĩa ước và bội của một số , kí hiệu tập hợp các ước ,các bội của một số.
-Biết kiểm tra một số có là ước, bội của một số , tìm ước và bội của một số .
-Biết tìm ước và bội trong trường hợp đơn giản.
II\ Chuẩn bị:
III\ Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi nào số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b?
Cho ví dụ
Ta nói 25 là bội của 5 và 5 gọi là ước của 25. Nếu có số tự nhiên q sao cho a=b.q
Khi đó ta nói a chia hết cho b và kí hiệu là:
Vd :
HOẠT ĐỘNG 2: ƯỚC VÀ BỘI
Khi ta nói :
-a là bội của b
-b là ước của a
Thực hiện ?1:
Số 18 có là bội 3 không? Có là bội của 4 không?
Số 4 có là ước của 12 không? Có là ước của 15 không?
18 là bội của 3 vì 18 chia hết cho 3.
18 không là bội của 4 vì 18 không chia hết cho 4/
4 là ước của 12 vì 12 chia hết cho 4.
4 không là ước của 15 vì 15 không chia hết cho 4.
Phòng GD&ĐT Đất Đỏ GIÁO ÁN Trường THCS Châu Văn Biếc GV: Võ Hữu Nghĩa Tiết 25: ƯỚC VÀ BỘI I\ Mục tiêu: -HS nắm được định nghĩa ước và bội của một số , kí hiệu tập hợp các ước ,các bội của một số. -Biết kiểm tra một số có là ước, bội của một số , tìm ước và bội của một số . -Biết tìm ước và bội trong trường hợp đơn giản. II\ Chuẩn bị: III\ Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Khi nào số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b? Cho ví dụ Ta nói 25 là bội của 5 và 5 gọi là ước của 25. Nếu có số tự nhiên q sao cho a=b.q Khi đó ta nói a chia hết cho b và kí hiệu là: Vd : HOẠT ĐỘNG 2: ƯỚC VÀ BỘI Khi ta nói : -a là bội của b -b là ước của a Thực hiện ?1: Số 18 có là bội 3 không? Có là bội của 4 không? Số 4 có là ước của 12 không? Có là ước của 15 không? 18 là bội của 3 vì 18 chia hết cho 3. 18 không là bội của 4 vì 18 không chia hết cho 4/ 4 là ước của 12 vì 12 chia hết cho 4. 4 không là ước của 15 vì 15 không chia hết cho 4. HOẠT ĐỘNG 3: CÁCH TÌM ƯỚC VÀ BỘI CỦA MỘT SỐ Những số chia hết cho a có dạng như thế nào? Có nhiều không những số chia hết cho a? Số 0 có bội không? Vậy một số tự nhiên khác 0 có bao nhiêu bội. Ta kí hiệu tập hợp các ước của a là Ư(a) tập hợp các bội của a là B(a) Nêu cách tìm bội của một số Áp dụng : Tìm B(2) Thực hiện ?2: Tìm các số tự nhiên x , xB(8) và x<40 Làm thế nào để tìm các ước của một số ? b là ước của a hãy so sánh b với a Những số chia hết cho a có dạng là : a.k với k là số tự nhiên k=0,1,2,3,4 Có vô số những số chia chia hết cho a. Không có số nào chia hết cho 0 nên 0 không có bội. Có vô số bội. Ta có thể tìm bội của một số bằng cách nhân số đó lần lượt với 0,1,2,3,4 B(2)= Các số tự nhiên x cần tìm là : 0,8,16,24,32 b luôn nhỏ hơn hoặc bằng a. Rút ra cách tìm các ước của một số. Thực hiện ?3: Viết các phần tử của tập hợp Ư(12) Chú ý: mọi số tự nhiên luôn là bội và ước của chính nó. Ta có thể tìm các ước của a bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên tứ đến a. Nếu a chia hết cho số nào thì số đó là ước của a. Ư(12)= HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ Tìm các ước của 1 và 0. Bài 111 sgk: a\ Tìm các bội của 4 từ các số: 8; 14; 20, 25 b\ Viết tập hợp các bội nhỏ hơn 30 của 4 c\ Viết dạng tổng quát các số là bội của 4. Ư(1)= Số 0 chia hết cho mọi số tự nhiên nên 0 có vô số ước. a\ 8 và 20 b\ 0;4;8;16;20;24;28 c\ 4q với q= 0;1;2;3;4 HOẠT ĐỘNG 5: DẶN DÒ Làm các bài tập 112;113;114 sgk
Tài liệu đính kèm: