Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 2: Tập hợp các số tự nhiên - Nguyễn Hữu Giám

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 2: Tập hợp các số tự nhiên - Nguyễn Hữu Giám

I. Mục tiêu :

 − Kiến thức: Học sinh biết được tập hợp các số tự nhiên, nắm được các quy ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số, nắm được điểm biểu diễn số nhỏ hơn ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn trên tia số.

 − Kĩ năng: Học sinh phân biệt được các tập hợp N và N*, biết sử dụng các kí hiệu  và , biết viết số tự nhiên liền sau, số tự nhiên liền trước của một số tự nhiên.

 − Thái độ: Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu.

 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 − Giáo viên: SGK, thước thẳng, phấn màu, tia số, bảng phụ.

 − Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.

 III. Tiến trình dạy học :

 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.

 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài :

  HS1: Cho một thí dụ về tập hợp. Làm bài tập 3.

  HS2: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 10 bằng hai cách. Làm bài tập 4.

 3. Bài mới: Ở tiểu học, các em đã biết các số 0, 1, 2, 3, là các số tự nhiên. Hôm nay, chúng ta cùng nhau nghiên cứu kĩ hơn về tập hợp các số tự nhiên.

 4. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 269Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 2: Tập hợp các số tự nhiên - Nguyễn Hữu Giám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : THCS Đồng Khởi
Giáo viên : Nguyễn Hữu Giám	Ngày soạn : 
Tiết 2:	TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
	I. Mục tiêu :
	− Kiến thức: Học sinh biết được tập hợp các số tự nhiên, nắm được các quy ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số, nắm được điểm biểu diễn số nhỏ hơn ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn trên tia số.
	− Kĩ năng: Học sinh phân biệt được các tập hợp N và N*, biết sử dụng các kí hiệu £ và ³, biết viết số tự nhiên liền sau, số tự nhiên liền trước của một số tự nhiên.
	− Thái độ: Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu.
	II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
	− Giáo viên: SGK, thước thẳng, phấn màu, tia số, bảng phụ.
	− Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.
	III. Tiến trình dạy học :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài :
	- HS1: Cho một thí dụ về tập hợp. Làm bài tập 3.
	- HS2: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 10 bằng hai cách. Làm bài tập 4.
	3. Bài mới: Ở tiểu học, các em đã biết các số 0, 1, 2, 3, là các số tự nhiên. Hôm nay, chúng ta cùng nhau nghiên cứu kĩ hơn về tập hợp các số tự nhiên.
	4. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Tập hợp N và tập hợp N*.
- Ta đã biết tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N. Hãy điền vào ô vuông các kí hiệu Î và Ï: 12 □ N; □ N.
- Vẽ tia số chỉ biểu diễn các số 0, 1, 2, 3.
- Các điểm đó lần lượt được gọi là điểm 0, điểm 1, điểm 2, điểm 3.
- Gọi học sinh lên bảng ghi trên tia số các điểm 4, điểm 5, điểm 6.
- Nhấn mạnh: Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số.
- Giới thiệu tập hợp N*:
	N* = {1, 2, 3, 4,}
hay	N* = {x Î N | x ≠ 0}
- Củng cố: Điền vào ô vuông các kí hiệu Î hoặc Ï cho đúng:
	5 □ N; 5 □ N*; 0 □ N*; 0 □ N.
- Lên bảng ghi các điểm 4, 5, 6 (khoảng cách giữa các điểm bằng nhau).
- Đáp: 5 Î N*; 5 Î N; 0 Ï N*; 0 Î N.
1. Tập hợp N và tập hợp N*:
(SGK)
Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là N*:
N* = {1; 2; 3; 4;}
Hoạt động 2 : Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên.
- Gọi học sinh đọc mục a trong SGK.
- Chỉ trên tia số (h.6 SGK) và giới thiệu: Trên tia số, điểm biểu diễn số nhỏ hơn ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn.
- Củng cố: Điền kí hiệu vào ô vuông cho đúng: 3 □ 9; 15 □ 7.
- Giới thiệu các kí hiệu £ và ³.
- Củng cố: Viết tập hợp A = {x Î N | 6 £ x £ 8} bằng cách liệt kê các phần tử của nó.
- Gọi học sinh đọc mục b, c trong SGK.
- Giới thiệu số liền trước, số liền sau của một số tự nhiên.
- Củng cố: Bài tập 6. 
- Giới thiệu hai số tự nhiên liên tiếp.
- Làm ?.
- Trong các số tự nhiên, số nào nhỏ nhất ? Có số tự nhiên lớn nhất hay không ? Vì sao ?
- Nhấn mạnh: Tập hợp các số tự nhiên có vô số phần tử.
- Gọi học sinh đọc mục d, e trong SGK.
- Đọc mục a trong SGK.
- Đáp: 3 7.
- Đáp: A = {6; 7; 8}.
- Đọc mục b, c trong SGK.
- Đáp: a) 18; 100; a + 1.
	 b) 34; 999; b – 1.
- Đáp: 28, 29, 30;
 99, 100, 101.
- Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất. Không có số tự nhiên lớn nhất, vì bất kì số tự nhiên nào cũng có số liền sau lớn hơn nó.
- Đọc mục d, e trong SGK.
2. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên:
(SGK)
Hoạt động 3 : Củng cố.
- Làm bài tập 8.
- Đáp: A = {0, 1, 2, 3, 4, 5} 
hay	 A = {x Î N | x £ 5}.
	5. Hướng dẫn học ở nhà :
	a) Bài vừa học :	
	− Học theo SGK.
	- Bài tập ở nhà: Bài 7, 9, 10 SGK.
	b) Bài sắp học :	“Ghi số tự nhiên”
 	Chuẩn bị: Đọc kĩ bài sắp học.
	IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung :
.. 
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • doc2. Tap hop cac so tu nhien.doc