Giáo án Số học Lớp 6 - Tiêt 14 đến 17 - Năm học 2009-2010

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiêt 14 đến 17 - Năm học 2009-2010

I.Mục tiêu:

* Kiến thức:

- HS nắm được các quy ước về thứ tự thực hiện phép tính

* Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng vận dụng quy ước dể tính toán đúng, nhanh giá trị của biểu thức.

* Thái độ:

- Cẩn thận trong tính toán, tích cực trong học tập.

II.Phương pháp và phương tiện dạy, học:

1)Phương pháp:

- Nêu vấn đề.

2)Phương tiện dạy, học:

+GV: Giáo án, SGK.

+HS :SGK, vở nghi, vở nháp, phiếu học tập.

III. Tiến trình dạy học:

1.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Mục tiêu: Kiểm tra ý thức học tập ở nhà của học HS

- Các bước tiến hành:

Giáo viên

1, Hãy tính giá trị của biểu thức!

a, 2.13 + 4 - 5.3

b, 2[32 + 5(7 - 4) - 2] + 108

Bài a, làm như sau có đúng không?

 2.13 + 4 - 5.3 = 2.12.3 = 72 Học sinh

1, a, 2.13 + 4 - 5.3 = 26 + 4 - 15 = 15

b, 2[32 + 5(7 - 4) - 2] + 108

 = 2[9 + 5.3 - 2] + 108

 = 2[9 + 15 - 2] +108

 = 2.22 + 108

 = 44 + 108

 = 152

* cách giải này sai.

2. Bài mới:

HĐ1: Ôn lại về biểu thức (5 phút)

- Mục tiêu: Nhớ lại các kiến thức về biểu thức

- Các bước tiến hành:

 1. Nhắc lại về biểu thức:

VD: 5 + 3 - 1, 15: 3 + 7 , 62 , 8

Chú ý: (SGK)

HĐ2: Tìm hiểu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức (20 phút)

- Mục tiêu: HS nắm được các quy ước về thứ tự thực hiện phép tính. Rèn luyện kỹ năng vận dụng quy ước dể tính toán đúng, nhanh giá trị của biểu thức.

- Các bước tiến hành:

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 27Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiêt 14 đến 17 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/09/2009
Ngày giảng: 21/09/2009 (6A, 6B)
Tiết 14: 
 Đ8. Chia hai luỹ thừa cùng cơ số
I.Mục tiêu:
* Kiến thức:
- HS nắm được công thức chia hai luỹ thừa cùng cơ số, quy ước a0 = 1 (a ≠ 0)
* Kĩ năng : 
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng công thức chia hai luỹ thừa cùng cơ số, quy ước a0 = 1 (a ≠ 0) vào tính toán.
* Thái độ: 
- Cẩn thận trong tính toán, tích cực trong học tập. 
II.Phương pháp và phương tiện dạy, học:
1)Phương pháp:
- Nêu vấn đề.
2)Phương tiện dạy, học:
+GV: Giáo án, SGK.
+HS :SGK, vở nghi, vở nháp, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (8 phút)
- Mục tiêu: Kiểm tra ý thức học tập ở nhà của học HS
- Các bước tiến hành:
Giáo viên
1, Hãy phát biểu quy tắc nhân hai luỹ thừa cùng cơ số! 
 Viết 53 . 54 thành một luỹ thừa !
2, Tìm x ( viết dưới dạng luỹ thừa) biết 53 . x = 57 ?
Học sinh
1, QT (SGK)
 53 . 54 = 57
2, x = 57 : 53 
 c1 = 78125 : 125 = 625 =54
 c2= (5.5.5.5.5.5.5) : (5.5.5) = 5.5.5.5 = 54
2.Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu các ví dụ (10 phút)
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức cũ để làm một số VD về phép chia hai luỹ thừa cùng cơ số
- Các bước tiến hành: 
B1: Đặt vấn đề vào bài 
B2: Đưa ra VD và HD HS làm như trong SGK
1.VD 
* Từ bài cũ ... 57 : 53 = 54 = 57-3
a, Bài cũ
b, a8 : a3 = a8-3 = a5
c, a5 : a5 = 1
HĐ2: Xây dựng tổng quát (12 phút)
- Mục tiêu: Xây dựng được công thức chia hai luỹ thừa cùng cơ số, quy ước a0 = 1 (a ≠ 0)
- Các bước tiến hành:
B1:
◐ Làm ?2 (SGK)
B2:
◈ G/v làm mẫu bài a,
◐ Tương tự làm bài b, c, 
2. Tổng quát:
 am : an = am-n (a ≠ 0 , m ≥ n)
Quy ước: a0 = 1 (a ≠ 0)
QT: (SGK)
BT: 
a, 712 : 74 = 78 
b, x6 : x3 = x3 ( x ≠ 0)
c, a4 : a4 = a0 = 1 ( a ≠ 0)
Chú ý: Mọi số tự nhiên đều viết được ...
VD:
 a, 2475 = 2. 103 + 4 . 102 + 7 .10 + 5
 b, 538 = 5 . 102 + 3 .10 + 8
 c, abcd = a. 103 + b . 102 + c .10 + d
IV.Củng cố bài: (13 phút)
- Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng vận dụng công thức chia hai luỹ thừa cùng cơ số, quy ước a0 = 1 (a ≠ 0) vào tính toán.
- Các bước tién hành:
B1:
◐ Em làm bài a, Cách nào nhanh hơn?
◐ b,c,d, Tương tự
◐ Điền vào (SGK)
B2:
◐ Em hãy giải thích tại sao ?
◈ g/v giải thích thế nào là số chính phương ?
◐ Tính giá trị, rồi kiểm tra xem số nào là số chính phương ?
* Nhắc lại QT nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số, các chú ý, ĐK của cơ số và số mũ.
* Luyện tập:
Bài 68:
a, 210 : 24 = 1024 : 16 = 64
 = 26 = 64
Bài 69: (Bảng phụ)
Bài 71:
a, cn = 1 => c = 1 (n є N*)
b, cn = 0 => c = 0 (n є N*)
Bài 72:
a, ... = 9 Là số chính phương
b, ... = 36 Là số chính phương
c, ... = 100 Là số chính phương
V.Hướng dẫn học ỏ nhà: (2 phút) 
* BTVN: 
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm hết BT còn lại.
Ngày soạn: 23/09/2009
Ngày giảng: 25/09/2009 (6A, 6B)
Tiết 15:
Đ9. Thứ tự thực hiện các phép tính
I.Mục tiêu:
* Kiến thức: 
- HS nắm được các quy ước về thứ tự thực hiện phép tính
* Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng quy ước dể tính toán đúng, nhanh giá trị của biểu thức.
* Thái độ: 
- Cẩn thận trong tính toán, tích cực trong học tập. 
II.Phương pháp và phương tiện dạy, học:
1)Phương pháp:
- Nêu vấn đề.
2)Phương tiện dạy, học:
+GV: Giáo án, SGK.
+HS :SGK, vở nghi, vở nháp, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
- Mục tiêu: Kiểm tra ý thức học tập ở nhà của học HS
- Các bước tiến hành:
Giáo viên
1, Hãy tính giá trị của biểu thức!
a, 2.13 + 4 - 5.3
b, 2[32 + 5(7 - 4) - 2] + 108
◐ Bài a, làm như sau có đúng không?
 2.13 + 4 - 5.3 = 2.12.3 = 72
Học sinh
1, a, 2.13 + 4 - 5.3 = 26 + 4 - 15 = 15
b, 2[32 + 5(7 - 4) - 2] + 108
 = 2[9 + 5.3 - 2] + 108
 = 2[9 + 15 - 2] +108
 = 2.22 + 108
 = 44 + 108
 = 152
* cách giải này sai.
2. Bài mới:
HĐ1: Ôn lại về biểu thức (5 phút) 
- Mục tiêu: Nhớ lại các kiến thức về biểu thức
- Các bước tiến hành:
1. Nhắc lại về biểu thức:
VD: 5 + 3 - 1, 15: 3 + 7 , 62 , 8
Chú ý: (SGK)
HĐ2: Tìm hiểu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức (20 phút)
- Mục tiêu: HS nắm được các quy ước về thứ tự thực hiện phép tính. Rèn luyện kỹ năng vận dụng quy ước dể tính toán đúng, nhanh giá trị của biểu thức.
- Các bước tiến hành:
B1:
◐ Khi thực hiện phép tính trong một biểu thức ta thực hịên theo thứ tự nào?
◐ Em hãy tính giá trị biểu thức!
B2:
◐ Phép tính nào làm trước ? Phép tính nào làm sau ?
◐ Muốn tìm x các em phải tìm giá trị 6x - 39 , → x = ?
2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức:
a, Biểu thức không chứa dấu ngoặc
 - Nếu chỉ có cộng trừ hoặc chỉ có nhân chia... 
VD: 45 + 5 - 12 
 = 50 - 12 = 38
 30:5. 7 = 6. 7 = 42
 - Có cả nhân chia , luỹ thừa và cộng trừ ...
VD: 2. 32 + 12 - 54 : 52
 = 2.9 + 12 - 52
 = 18 + 12 - 25
 = 30 - 25 = 5
b, Biểu thức có chứa dấu ngoặc
Thứ tự : (SGK)
VD: 2[32 + 5(7 - 4) - 2] + 108 (bài cũ)
BT1: 
 a, 62 :4.3 + 2.52 = 9.3 +50 =77
 b, 2(5.42 - 18) = 2(80 - 18) 124
BT2: 
 a, (6x - 39) :3 = 201 
 => 6x - 39 = 201.3
 => 6x - 39 = 603
 => 6x = 603 + 39
 => 6x = 642
 => x = 642 : 6
 => x = 107
IV.Củng cố bài: (13 phút)
- Mục tiêu: Vận dụng quy ước dể tính toán đúng, nhanh giá trị của biểu thức.
- Các bước tiến hành:
B1:
- Nhắc lại thứ tự thực hiiện các phép tính trong biểu thức. 
B2:
◐ Em làm phép tính nào làm trước ? phép tính nào làm sau ?
◐ b,c, Tương tự
◐ Muốn tìm x các em phải tìm giá trị 218 - x, → x = ? 
* Nhắc lại những lưu ý khi thực hiện thực 
hiện phép toán.
* Luyện tập:
Bài 73: Tính
a, 5 . 42 - 18 : 32 = 80 : 2 = 78
d, 80 - [130 - (12 - 4)2]
 = 80 - [130 - 82]
 = 80 - 66 = 14
Bài 74: Tìm x ?
a, 541 + (218 - x) = 735
 => 218 - x = 735 - 541
 => 218 - x = 194
 => x = 218 - 194 
 => x = 24
d, 12x - 33 = 32.33
 => 12x = 35 + 33
 => x = 125 + 33
 => x = 158
V.Hướng dẫn học ở nhà: (2 phút)
* BTVN: : Làm BT 76 → 82 (SGK)
Ngày soạn: 24/ 09/ 2009
Ngày giảng: 26/09/2009 (6A, 6B)
Tiết 16: 
 Luyện tập
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	-	H/s biết vận dụng các quy ước, quy tắc, tính chất phép toán để tính giá trị biểu thức.
2. Kỹ năng:
 - H/s có kỹ năng trình bày bài toán, kỹ năng tính tính toán.
3. Thái độ:
	-	Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo trong tính toán
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ
III.Phương pháp :
- Nêu vấn đề, hoạt động nhóm, dạy học hợp tác.
VI. Tổ chức giờ học:
Kiểm tra bài cũ:
Mục tiêu: Kiểm tra việc nắm kiến thức của HS ở bài trước.
Thời gian: 10 phút
Cách tiến hành:
 GV nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ:
1, Nêu các điểm cần lưu ý khi thực hiện thứ tự phép toán?
 2, Làm BT 77
HĐ1: Tổ chức luyện tập:
Mục tiêu: H/s biết vận dụng các quy ước, quy tắc, tính chất phép toán để tính giá trị biểu thức.
Thời gian: 30 phút
Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
Cách tiến hành:
Bước 1
◐Y/ c H/s lên bảng làm BT 78
◈Em có thể chia 1 800 cho 3, rồi mới nhân 2
Bước 2
◐ Y/c 2 HS lên bảng điền vào bảng phụ BT 79 và BT 80.
Bước 3
◈ G/ v hướng dẫn cách sử dụng máy tính.
Bài 78 
 12 000 - (1500.2 + 1 800.3 + 1 800.2:3)
 = 12 000 - (3 000 + 5 400 +1 200)
 = 12 000 - 9 600
 = 2 400
Bài 79 
 Giá bút bi: 1 500 đ
 Giá Vở : 1 800 đ
Bài 80:(24) 
Bài 81:(24) Sử dụng máy tính
Hs sử dụng máy tính bỏ túi để tính.
* Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà:
 GV tổng kết lại các dạng BT đã chữa.
BTVN: 82/ 33
Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 26/ 09/ 2009
Ngày giảng: 28/09/2009 (6A, 6B)
Tiết 17:
 Luyện tập
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	-Hệ thống các khái niệm về tập hợp, phép tính. Các tính chất, quy ước thực hiện phép tính. 
2. Kỹ năng:
 	- Rèn luyện Kỹ năng vận dụng các quy ước, quy tắc, tính chất phép toán để tính giá trị biểu thức.
3. Thái độ:
	- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo trong tính toán. Kỹ năng trình bày bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
III. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, dạy học hợp tác.
VI. Tổ chức giờ học:
* Kiểm tra bài cũ:
- Mục tiêu: Kiểm tra vệc nắm kiến thức của HS ở bài trước.
- Thời gian: 10 phút
- Cách tiến hành:
 GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ:
 HS 1: 1, Nêu các điểm cần lưu ý khi thực hiện thứ tự phép toán?
 HS 2: 2, Nêu các tính chất của phép cộng và phép nhân!
 3, Thế nào là luỹ thừa bậc n của a? Cho VD!
 HS 3: Viết công thức nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số?
HĐ1:Tổ chức luyện tập:
Bước 1
GV đưa nội dung Bt sau lên bảng phụ. Y/c HS lên bảng thực hiện.
1, a, Viết tập hợp A các số TN x t/m 5 ≤ x ≤ 10
 Viết tập hợp B các số TN lẻ x t/m 3 ≤ x < 10
 Viết tập hợp C các số TN x t/m 2 + x = 9 
 b, Trong 3 tập hợp A, B , C tập nào là tập con của tập nào?
Bước 2
GV đưa BT sau lên bảng phụ. Y/c HS lên bảng thực hiện
2, Tính
a, (2100 - 42):21
b, 15 + 16 + 17 + 18 +... + 45
c, 2. 31.12 + 4. 6. 42 + 8. 27.3
d, {34 + 53 : 52.5 - [2. 23 - 6(17 - 3.5)]}:2
◐ G/v hỗ trợ cho lớp rút kinh nghiệm.
Bước 3
3, Tìm x biết:
a, (x - 36) : 18 = 12
b, 2x = 16
c, x5 = 32
d, x2004 = x
◐ Em giải thích tại sao?
 Làm bài tập ra thêm ở tiết16
◐ H/s lên bảng làm
Bài 1 
 a, A = { 5, 6, 7, 8, 9, 10 }
 B = { 3, 5, 7, 9 }
 C = { 7 }
 b, C ⊂ A, C ⊂ B
◐ H/s lên bảng làm
Bài 2 
a, ... = 100 - 2 = 98
b, ... = (15 + 45)31:2 = 30.31 = 930
c, ... = 24(31 +42 +27) = 24. 100 = 2400
d, ... = {81 + 25 - [46 - 6.2]}:2
 = {106 - 34}:2 = 72:2 = 36
Bài 3 
a, x - 36 = 12. 16
 x - 36 = 192
 x = 192 +36 = 228
b, 2x = 16
 => 2x = 24 => x = 4
c, x5 = 32
 => x5 = 25 => x = 2
d, x2004 = x
 => x = 0 hoặc x = 1
 Kết luận: GV nhắc lại một số dạng Bt đã chữa.	
Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà:
GV tổng kết lại các dạng BT đã chữa.
 - Ôn lại kiến thức đã học.
 - Xem lại các bài tập từ đầu năm đến nay. 
Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 14-17.doc