Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 14, Bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ số - Năm học 2011-2012

Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 14, Bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ số - Năm học 2011-2012

I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức

- Nắm vững công thức chia hai luỹ thừa cùng cơ số, quy ước a0 = 1 (a 0)

2) Kỹ năng

- Thực hiện được phép chia hai luỹ thừa cùng cơ số.

3) Thái độ

- Làm việc nghiêm túc, chính xác, khoa học.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV : Bảng phụ ghi bài tập 69 (SGK tr.30)

- HS : Ôn bài và làm bài tập ở nhà.

- PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở, nhóm

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1) Ổn định tổ chức (1)

2) Kiểm tra bài cũ (5)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1) Muốn nhân hai luỹ thừa cùng cơ số ta làm thế nào ? Viết dạng tổng quát ?

Viết kết quả phép tính dưới dạng một luỹ thừa :

a) a3.a5 = ?

b) x7.x.x4 = ?

- GV nhận xét, bổ sung và ghi điểm. HS1: Khi nhân hai luỹ thừa cùng cơ số ta giữa nguyên cơ số và cộng các số mũ.

 am.an = am + n

a) a3.a5 = a3 + 5 = a8

b) x7.x.x4 = x7 + 1 + 4 = x12

- HS nhận xét, bổ sung

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 14, Bài 8: Chia hai lũy thừa cùng cơ số - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Tuần 5 - Tiết 14 	Ngày soạn : 18/09/2011
	 	Ngày dạy : 19/09/2011
§8. CHIA HAI LUỸ THỪA CÙNG CƠ SỐ
I/ MỤC TIÊU
1) Kiến thức
- Nắm vững công thức chia hai luỹ thừa cùng cơ số, quy ước a0 = 1 (a 0)
2) Kỹ năng
- Thực hiện được phép chia hai luỹ thừa cùng cơ số.
3) Thái độ
- Làm việc nghiêm túc, chính xác, khoa học. 
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV : 	Bảng phụ ghi bài tập 69 (SGK tr.30)
HS : 	Ôn bài và làm bài tập ở nhà.
PPDH: Nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở, nhóm
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1) Ổn định tổ chức (1’)
2) Kiểm tra bài cũ (5’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Muốn nhân hai luỹ thừa cùng cơ số ta làm thế nào ? Viết dạng tổng quát ?
Viết kết quả phép tính dưới dạng một luỹ thừa :
a) a3.a5 = ?
b) x7.x.x4 = ?
- GV nhận xét, bổ sung và ghi điểm.
HS1: Khi nhân hai luỹ thừa cùng cơ số ta giữa nguyên cơ số và cộng các số mũ.
 am.an = am + n
a) a3.a5 = a3 + 5 = a8
b) x7.x.x4 = x7 + 1 + 4 = x12
- HS nhận xét, bổ sung
3) Bài mới
- GV gọi một học sinh đứng tại chỗ trả lời : 10 : 2 = ?
- HS : 10 : 2 = 5.
- Nếu có a10 : a2 thì kết quả là bao nhiêu ? Đó là nội dung bài học hôm nay.
§8. CHIA HAI LUỸ THỪA CÙNG CƠ SỐ
Hoạt động 1 : Ví dụ (13’)
a) Mục tiêu
- Hình thành được khái niệm chia hai luỹ thừa cùng cơ số.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho HS đọc và làm ?1 
- Gọi HS lên bảng làm và giải thích.
- Nhận xét xem số mũ của số bị chia, số chia, thương có gì đặc biệt ?
- Để thực hiện được phép chia a9 : a5 và a9 : a4 ta cần có điều kiện gì ? Vì sao ?
- HS làm ?1
	57 : 53 = 54	57 : 54 = 53
	a9 : a5 = a4	a9 : a4 = a5
- Số mũ của thương bằng số mũ của số bị chia trừ số mũ của số chia.
- Điều kiện : a 0. Vì số chia không thể bằng 0.
c) Kết luận 1) Ví dụ
?1 57 : 53 = 57 – 3 = 54 	57 : 54 = 57 – 4 = 53
	a9 : a5 = a9 – 5 = a4	a9 : a4 = a9 - 4 = a5 (với a 0)
- Từ ví dụ trên ta rút ra được trường hợp tổng quát.
Hoạt động 2 : Tổng quát (10’)
a) Mục tiêu
- Nắm vững công thức chia hai luỹ thừa cùng cơ số, quy ước a0 = 1 (a 0)
- Thực hiện được phép chia hai luỹ thừa cùng cơ số.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Nếu có am : an với m > n thì ta sẽ có kết quả như thế nào ? 
- Hãy tính : a10 : a2 = ? (a 0)
- Muốn chia hai luỹ thừa cùng cơ số ta làm như thế nào ?
- GV nhấn mạnh : trừ chứ không chia các số mũ.
- Cho HS làm bài tập 67 (SGK tr.30)
- GV nhận xét, bổ sung. 
- Ta đã xét : am : an với m > n, nếu m < n thì sao ? Các em hãy tính kết quả : 
	54 : 54 = 
	am : am = (a 0)
- Ta có quy ước : a0 = 1 (a 0)
- Vậy am : an = am - n (a 0) đúng cả với trường hợp m n.
- Yêu cầu HS nhắc lại dạng tổng quát.
Bài tập : Viết thương của các luỹ thừa dưới dạng một luỹ thừa.
712 : 74 = 
x6 : x3 = (x 0)
a6 : a6 = (a 0)
- HS1: am : an = am - n với m > n .
- HS2 : a10 : a2 = a10 – 2 = a8.
- Muốn chia hai luỹ thừa cùng cơ số ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ.
- HS lắng nghe.
- 3HS lên bảng thực hiện :
a) 38 : 34 = 38 – 4 = 34
b) 108 : 102 = 108 – 2 = 106
c) a6 : a = a6 – 1 = a5
- HS : 54 : 54 = 50 = 1
 am : am = a0 = 1 (a 0)
- HS ghi bài.
- HS theo dõi và ghi bài.
- 1HS nhắc lại.
= 78
= x3 (x 0)
 = a0 = 1 (a 0)
c) Kết luận	 2) Tổng quát 
Quy ước : a0 = 1 (a 0)
Tổng quát : am : an = am - n (a 0, m n)
Chú ý : Khi chia hai luỹ thừa cùng cơ số ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ.
- Để viết những số tự nhiên lớn thì rất khó khăn, bằng cách dùng luỹ thừa chúng ta có thể viết đơn giản hơn
Hoạt động 3 : Chú ý. (10’)
a) Mục tiêu
- Biết cách biểu diễn một số tự nhiên dưới dạng một luỹ thừa của 10.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn HS viết số 2475 dưới dạng tổng các luỹ thừa của 10.
	2475 = 2.103 + 4.102 + 7.101 + 5.100
- GV lưu ý : 2.103 = 103 + 103
	4.102 = 102 + 102 + 102 + 102
- Cho HS thực hiện ?3 theo nhóm.
- GV nhận xét, bổ sung. 
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm trình bày lời giải của nhóm các nhóm khác nhận xét.
 538 = 5.102 + 3.101 + 8.100
 abcd = a.103 + b.102 + c.101 + d.100
c) Kết luận 2) Chú ý
- Mọi số tự nhiên đều viết được dưới dạng tổng các luỹ thừa của 10.
Ví dụ : 2475 = 2.103 + 4.102 + 7.101 + 5.100
	 538 = 5.102 + 3.101 + 8.100
	 abcd = a.103 + b.102 + c.101 + d.100
4) Củng cố (5’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV treo bảng phụ bài 69 (SGK)
- GV nhận xét, bổ sung. 
Bài 71 (SGK tr.30) Tìm số tự nhiên c, biết rằng với mọi n N* ta có : 
cn = 1
cn = 0
- GV nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc đề và suy nghĩ trả lời.
a) 33.34 = 37
b) 55 : 5 = 54
c) 23.42 = 27
- HS nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc đề và suy nghĩ trả lời.
a) c = 1
b) c = 0.
- HS nhận xét, bổ sung. 
5) Dặn dò (1’)
- Học thuộc dạng tổng quát chủa phép chia hai luỹ thừa cùng cơ số.
- Bài tập : 68, 70, 72 (SGK tr.30) và 99, 100, 101, 102 (SBT tr.14)
IV/ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 14.doc