Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 1, Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp - Năm học 2011-2012

Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 1, Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp - Năm học 2011-2012

I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức

- HS làm quen với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.

2) Kỹ năng

- Nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.

- Biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng kí hiệu .

3) Thái độ

- Rèn luyện cho HS tư duy linh hoạt khi dùng những cách thức khác nhau để viết một tập hợp.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV : Phấn màu, phiếu học tập, bảng phụ ghi bài tập củng cố.

- HS : SGK, SBT, đồ dùng cần thiết cho bộ môn.

- PPDH: Vấn đáp, nhóm, thuyết trình

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1) On định tổ chức (1)

2) Bài mới

- Dặn dò học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở cần thiết cho bộ môn.

- GV giới thiệu chương I như hướng dẫn của SGK.

 §1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP

Hoạt động 1 : Các ví dụ (13)

a) Mục tiêu

- HS làm quen với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.

- Lấy được những ví dụ về tập hợp.

b) Tiến hành hoạt động

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 1, Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Tuần 1 - Tiết 1 	Ngày soạn : 21/08/2011
	 	Ngày dạy :	22/08/2011
Chương I. ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
§1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
I/ MỤC TIÊU
1) Kiến thức
- HS làm quen với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.
2) Kỹ năng
- Nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
- Biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng kí hiệu .
3) Thái độ
- Rèn luyện cho HS tư duy linh hoạt khi dùng những cách thức khác nhau để viết một tập hợp.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV : Phấn màu, phiếu học tập, bảng phụ ghi bài tập củng cố.
HS : SGK, SBT, đồ dùng cần thiết cho bộ môn.
PPDH: Vấn đáp, nhóm, thuyết trình
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1) Oån định tổ chức (1’)
2) Bài mới
- Dặn dò học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở cần thiết cho bộ môn.
- GV giới thiệu chương I như hướng dẫn của SGK.
 §1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
Hoạt động 1 : Các ví dụ (13’)
a) Mục tiêu
- HS làm quen với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.
- Lấy được những ví dụ về tập hợp.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV lấy một số ví dụ về tập hợp.
 + Tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn.
 + Tập hợp những chiếc bàn ở trong lớp.
 + Tập hợp các cây trong sân trường.
- Cho HS tự lấy ví dụ về tập hợp.
- HS lắng nghe
- HS tự lấy ví dụ về tập hợp.
c) Kết luận 1) Ví dụ
 + Tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn.
 + Tập hợp những chiếc bàn ở trong lớp.
 + Tập hợp các cây trong sân trường.
- Tập hợp là một khái niệm thường dùng trong toán học, vậy cách viết và kí hiệu của chúng trong toán học như thế nào ?
Hoạt động 2 :	Cách viết và các kí hiệu (20’)
a) Mục tiêu
- Nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
- Biết viết một tập hợp, biết sử dụng kí hiệu 
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Ta thường dùng các chữ cái in hoa để đặt tên tập hợp.
Ví dụ : Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4. Ta viết :
 A = {0; 1; 2; 3}
Các số 0; 1 ;2; 3 gọi là các phần tử của tập hợp A
- Quan sát cách viết tập hợp A, nêu cách viết một tập hợp.
- GV nhận xét bổ sung và yêu cầu HS đọc chú ý (SGK tr.5).
- Hãy viết tập hợp B gồm các chữ cái a, b, c, d ? Cho biết các phần tử của tập hợp B ?
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV : Đặt câu hỏi và giới thiệu các kí hiệu :
 + Số 1 có là phần tử của tập hợp A không ?
Ta kí hiệu : 1A, đọc là 1 thuộc A hoặc 1 là phần tử của A.
 + Số 5 có là phần tử của tập hợp A không ?
Ta kí hiệu: 5A, đọc là 5 không thuộc A hoặc 5 không là phần tử của A.
GV đưa bài tập để củng cố (bảng phụ).
BT : Trong các cách viết sau cách nào đúng, cách nào sai ?
Cho A = {0; 1; 2; 3} và B = {a, b, c, d}.
aA, 2A, 5A, 1A.
3B, bB, cB.
- GV nhận xét, bổ sung. 
- GV giới thiệu cách viết tập hợp A bằng cách 2 (chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp)
 A = {xN/ x < 4} 
Trong đó N là tập hợp số tự nhiên.
Tính chất đăc trưng cho các phần tử x của tập hợp A là gì ?
- Yêu cầu HS đọc phần đóng khung trong SGK.
- GV giới thiệu cho học sinh cách minh hoạ tập hợp như SGK.
- HS lắng nghe GV giới thiệu
- HS quan sát cách viết tập hợp A và nêu cách viết tập hợp.
- 1HS đọc bài.
- HS suy nghĩ rồi lên bảng viết :
 B = {a, b, c, d}
- a, b, c, d là các phần tử của tập hợp B
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời
 + Số 1 là phần tử của tập hợp A
- HS ghi vở.
+ Số 5 không là phần tử của tập hợp A.
- HS ghi vở.
HS suy nghĩ rồi lên bảng trình bày.
a) aA sai 2A đúng, 
 5A đúng 1A sai.
b) 3B sai, bB đúng, cB sai.
- HS nhận xét, bổ sung. 
- HS chú ý theo dõi.
 + x là số tự nhiên (xN)
 + x nhỏ hơn 4 (x < 4)
- 1HS đọc bài.
- HS ghi vở.
- HS theo dõi cách minh hoạ tập hợp như trong hình 2 SGK.
c) Kết luận	 2) Cách viết và các kí hiệu
- Cách viết : A = {0; 1; 2; 3}
 B = {a, b, c}
- Kí hiệu : 1A, 5A, 
 bB, 3B.
* Chú ý : (SGK tr.5)
- Để viết một tập hợp thường có 2 cách :
 + Liệt kê các phần tử của tập hợp
 + Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
4) Củng cố (10’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho HS làm bài tập 3; 5 (SGK tr.6).
- GV hướng dẫn cho HS thực hiện.
- HS lên bảng thực hiện.
5) Dặn dò(1’)
- Học thuộc bài và làm bài tập từ 1 đến 8 (SBT tr.3-4). 
IV/ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 1.doc