Giáo án Số học Lớp 6 - Học kỳ II - Đỗ Quang Thắng

Giáo án Số học Lớp 6 - Học kỳ II - Đỗ Quang Thắng

A/ Mục tiêu

 I/ Kiến thức: - Biết cách nhân hai số nguyên khác dấu.

- Hiểu được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.

 II/ Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng vận dụng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.

III/ Thái độ : - Rèn luyện tư duy lô gíc, khả năng suy luận , rèn luyện tinh thần hợp tác nhóm nhỏ.

B/ Chuẩn bị :Thước kẻ, phấn màu.

C/ Các hoạt động chính:

1./ ổn định

2./ Kiểm tra bài cũ : Không

3./ Bài mới :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

HĐ1: Đặt vấn đề.

Nêu quy tắc cộng các số nguyên cùng dấu?

2x3 có nghĩa là tổng của mấy số 2?

Vậy khi nhân (-3). 4 có nghĩa là tổng của mấy số -3 với nhau?

 Hs nêu quy tắc cộng các số nguyên cùng dấu.

HS khác nhận xét bổ sung.

2x3 có nghĩa là 3 số 2 cộng với nhau.

(-3) . 4 là 4 số -3 cộng với nhau.

HĐ2: Nhận xét mở đầu.

Em hãy thực hiện tính tổng vừa tìm được:

(-3).4 = (-3)+ (-3)+(-3)+(-3)=

Hoạt động cá nhân làm ?2

Khi nhân hai số nguyên khác dấu kết quả nhận được mang dấu gì?

Trị tuyệt đối của kết quả quan hệ như thế nào với tích của các trị tuyệt đối của các số đó?

Vậy muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta làm như thế nào?

Yêu cầu HS trả lời ?3

Gọi 2-3 HS trả lời.

GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng nhất. HS lên bảng thực hiện?1

(-3).4 = (-3)+ (-3)+(-3)+(-3)

= -12

HS khác nhận xét bổ sung.

2 HS lên bảng làm ?2.

(-5) .3 = (-5)+ (-5)+(-5) = -15

2.(-6) = (-6)+ (-6) = -12

HS khác nhận xét bổ sung.

HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của GV. và trả lời ?3

Kết quả nhận được luôn mang dấu "-". Phần chữ số ta chỉ việc nhân hai giá trị tuyệt đối.

 

doc 96 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Học kỳ II - Đỗ Quang Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tuần 20. Tiết 59 Đ9: quy tắc chuyển vế. Luyện tập
Giáo án mẫu
A/ Mục tiêu
 I/ Kiến thức: - Hiểu được quy tắc chuyển vế.
Hiểu được các tính chất của các đẳng thức.
 II/ Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng vận dụng quy tắc chuyển vế và vận dụng các tính chất của đẳng thức vào giải các bài tập.
III/ Thái độ :- Có ý thức liên hệ bài học với thực tế, rèn luyện tinh thần hợp tác nhóm nhỏ.
B/ Chuẩn bị :Thước kẻ, phấn màu, chiếc cân bàn và hai quả cân bằng nhau.
C/ Các hoạt động chính:
1./ ổn định 
2./ Kiểm tra bài cũ : Không
3./ Bài mới : ở các lớp dưới, chúng ta đã biết cách giải bài toán tìm x dựa vào tìm số bị trừ, số trừ hoặc số hạng trong phép cộng  Giữa các bài toán tìm x đó có gì chung? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề đó
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Tìm hiểu các tính chất của đẳng thức.
Yêu cầu HS quan sát hình 50 trong SGK và rút ra nhận xét gì?
Khi cân thăng bằng, thi khi ta thêm vào hay bớt đi cùng một đại lượng thì cân có thăng bằng nữa không?
Tương tự như đĩa cân, đẳng thức cung có những tính chất tương tự như vậy.
Đẳng thức a = b nếu cộng vào cả hai vế của đẳng thức cùng số c thì đẳng thức có còn đúng nữa hay không?
- Nếu a+c= b+c thì khi bớt đi cả hai vế của đẳng thức cùng số c thì đẳng thức còn đúng nữa không?
Vậy những tính chất của đẳng thức có tác dụng gì?
HS thảo luận và rút ra nhận xét.
HS trả lời. HS khác nhận xét bổ sung.
?1 Khi cân thăng bằng, thi khi ta thêm vào hay bớt đi cùng một đại lượng thì cân vẫn thăng bằng.
Tính chất của đẳng thức:
Nếu a = b thì a + c= b +c.
Nếu a+ c = b + c thì a = b.
Nếu a = b thì b = a.
HĐ2 : Tìm hiểu các VD.
Yêu cầu HS gấp SGK.
GV nêu VD. HD HS cách áp dụng tính chất của đẳng thức vào giải bài toán.
Để vế trái chỉ còn lại x thì ta phải cộng vào cả hai vế một số là bao nhiêu?
GV nhận xét và chốt lại.
Quan sát vào ví dụ trên :
Số 2 ở vế trái mang dấu gì ?
Khi đưa sang vế phải thì dấu của chúng mang dấu gì?
Nhận xét gì về dấu của số 4 khi chuyển từ vế trái sang vế phải?
HS làm theo HD của GV.
Tìm x biết : x – 2 = -3
Giải.
x – 2 = -3
x -2 + 2 = -3 + 2
x = -1
Vậy x = -1
HS thảo luận nhóm trả lời ?2
Tìm x biết: x + 4 = 2
Số 2 ở vế trái mang dấu "- ". Khi đưa sang vế phải thì mang dấu "+"
Số 4 khi đưa từ vế trái sang vế phải thì đã đổi dấu từ dấu " +" sang dấu " – ". 
Giải:
x + 4 = - 2
x + 4 – 4 = - 2 – 4
x = - 6
HS khác nhận xét bổ sung.
HĐ 3 :Tìm hiểu quy tắc chuyển vế.
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta phải làm như thế nào?
Gọi 1, 2 HS nhắc lại.
GV khẳng định lại.
GV nêu VD.
Tìm số nguyên x biết:
a ) x – 2 = - 6
b) x –(-4) = (-5) + 4
Số -2 ở vế trái khi chuyển sang vế phải thì ta phải làm gì? Số -6 ở vế phải thì có phải đổi dấu không?
ở VD 2 ta phải làm như thế nào?
Cho HS thảo luận nhóm làm ?3
GV nhận xét và kết luận.
GV giới thiệu phần nhận xét.
HS pháp biểu quy tắc chuyển vế.
Quy tắc: (SGK trang 86).
HS khác nhận xét bổ sung.
Ta phải đổi dấu thành +2
Số -6 vẫn ở vế phải ta không đổi dấu.
a) x – 2 = - 6
 x = - 6 + 2
 x = -4
Ta phải bỏ dấu ngoặc trước sau đó áp dụng quy tắc chuyển vế.
b) x – (-4) = 1
 x + 4 = 1
 x = 1 – 4
 x = - 3
?3 Tìm số nguyên x biết:
x +8 = (-5) +4
x = - 1 – 8 
x = - 9
Đại diện nhóm lên bảng trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
HĐ4: Luyện tập
HD:
- AD quy tắc chuyển vế, đưa x về 1 vế, các số về vế kia
- Rút gọn các phép tính tìm x
Tìm số nguyên x, biết:
Bài 61/87
a) 7 – x = 8 – (-7) b) x – 8 = (- 3) – 8
 7 – 8 + (- 7) = x x = (-3) – 8 + 8
 x = - 8 x = - 3
Bài 66/87
4 – (27 – 3) = x – (13 – 4)
4 – (27 – 3) + (13 – 4) = x
x = 4 – 24 + 9
x = - 11
 4. Củng cố:	
Khi chuyển vế của hai hay nhiều số hạng từ vế nay sang vế kia ta phải làm như thế nào?
Nếu thêm vào hay bớt đi cùng một số hạng thì ta được một đẳng thức mới có bằng nhau không?
 5. Hướng dẫn về nhà: Về nhà học thuộc tính chất của dẳng thức .
Học thuộc quy tắc chuyển vế 
Làm bài tập 61 -> 65 trong SGK
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 60.	Đ10: nhân hai số nguyên khác dấu
Giáo án mẫu
A/ Mục tiêu
 I/ Kiến thức: - Biết cách nhân hai số nguyên khác dấu.
- Hiểu được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
 II/ Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng vận dụng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
III/ Thái độ : - Rèn luyện tư duy lô gíc, khả năng suy luận , rèn luyện tinh thần hợp tác nhóm nhỏ.
B/ Chuẩn bị :Thước kẻ, phấn màu.
C/ Các hoạt động chính:
1./ ổn định 
2./ Kiểm tra bài cũ : Không
3./ Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Đặt vấn đề.
Nêu quy tắc cộng các số nguyên cùng dấu?
2x3 có nghĩa là tổng của mấy số 2?
Vậy khi nhân (-3). 4 có nghĩa là tổng của mấy số -3 với nhau?
Hs nêu quy tắc cộng các số nguyên cùng dấu.
HS khác nhận xét bổ sung.
2x3 có nghĩa là 3 số 2 cộng với nhau.
(-3) . 4 là 4 số -3 cộng với nhau.
HĐ2: Nhận xét mở đầu.
Em hãy thực hiện tính tổng vừa tìm được:
(-3).4 = (-3)+ (-3)+(-3)+(-3)= 
Hoạt động cá nhân làm ?2
Khi nhân hai số nguyên khác dấu kết quả nhận được mang dấu gì?
Trị tuyệt đối của kết quả quan hệ như thế nào với tích của các trị tuyệt đối của các số đó?
Vậy muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta làm như thế nào?
Yêu cầu HS trả lời ?3
Gọi 2-3 HS trả lời.
GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng nhất.
HS lên bảng thực hiện?1
(-3).4 = (-3)+ (-3)+(-3)+(-3)
= -12
HS khác nhận xét bổ sung.
2 HS lên bảng làm ?2.
(-5) .3 = (-5)+ (-5)+(-5) = -15
2.(-6) = (-6)+ (-6) = -12
HS khác nhận xét bổ sung.
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của GV. và trả lời ?3
Kết quả nhận được luôn mang dấu "-". Phần chữ số ta chỉ việc nhân hai giá trị tuyệt đối.
HĐ 3: Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
GV nêu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
Tính tích : 2 .0 =?
-3.0 = ? ; (-5) . 0 =?
a . 0 = ? (a là số nguyên)
GV nêu chú ý: a . 0 = 0 , với mọi số nguyên a.
GV nêu ví dụ SGK/89
HD:
- Tính số tiền cho sản phẩm đúng quy cách, số tiền bị phạt do sai quy cách
- Lấy tổng số tiền trừ đi số tiền phạt
Quy tắc : SGK
HS trả lời.
HS khác nhận xét bổ sung.
Lương của công nhân A tháng vừa qua là:
40. 20 000 + 10. (-10 000) = 700 000 (đồng)
 4. Củng cố: Yêu cầu HS trả lời ?4.
?4 	5 .(-14) = - 70
(-25) . 12 = -300
Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập 73. N1- a; N2- b; N3- c; N4 – d
Bài 73/89
a) (-5) .6 = - 30 b) 9 .(-3) = - 27
c) (-10) . 11 = - 110 d) 150 . (-4) = - 60
 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, chuẩn bị bài nhân 2 số nguyên cùng dấu
	- Làm các bài tập 74 Š 77/89
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 61. 	Đ11: nhân hai số nguyên cùng dấu.
A/ Mục tiêu
 I/ Kiến thức: - Biết cách nhân hai số nguyên cùng dấu.
- Hiểu được quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu.
 II/ Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng vận dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu.
III/ Thái độ :- Rèn luyện tư duy lô gíc, khả năng suy luận , rèn luyện tinh thần hợp tác nhóm nhỏ.
B/ Chuẩn bị :Thước kẻ, phấn màu.
C/ Các hoạt động chính:
1./ ổn định 
2./ Kiểm tra bài cũ : Nêu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu?
Vậy khi nhân hai số nguyên cùng dấu ta làm như thế nào?
3./ Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Nhân hai số nguyên dương.
Thực hiện phép tính:
12.3= ; 5 . 120 = 
12; 3; 5; 120; có phải là các số nguyên dương không?
Khi nhân hai số nguyên dương ta làm như thế nào?
Khi nhân hai số nguyên dương ta nhân như hai số tự nhiên, vậy khi nhân hai số nguyên âm ta làm như thế nào?
HS lên bảng thực hiện?1
a) 12. 3 = 36
b) 5 . 120 = 600
HS khác nhận xét bổ sung.
Nhân hai số nguyên dương ta nhân như hai số tự nhiên.
HĐ2: Quy tắc nhân hai số nguyên âm.
Yêu cầu HS trả lời ?2
Quan sát cột bên phải số hạng thứ nhất , thứ hai em có nhận xét gì?
Quan sát cột bên trái em có nhận xét gì?
Số tiếp theo là bao nhiêu?
Khi nhân hai số nguyên âm kết quả mang dấu gì?
Phần chữ số có quan hệ gì với tích của hai giá trị tuyệt đối của chúng?
Vậy muốn nhân hai số nguyên âm ta làm như thế nào?
Tích của hai số nguyên âm là số nguyên dương hay số nguyên âm?
HS trả lời.
?2 (-1) . (-4) = 4
(-2) . (-4) = 8
HS khác nhận xét bổ sung.
HS làm theo HD của GV.
Quy tắc : SGK
VD: (-4 ) . (-25) = 100
NX: SGK
?3 a) 5 . 17 = 85
(-15) . (-6 ) = 90
HĐ 3 : Kết luận
a . 0 =? (a là số nguyên)
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta làm như thế nào?
Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta làm như thế nào?
GV nêu kết luận và giới thiệu bảng tóm tắt, cũng như quy tắc cách xác định dấu khi nhân hai số nguyên.
Yêu cầu HS trả lời ?4.
HS trả lời .
Quan sát bảng tóm tắc cách nhân hai số nguyên cũng như quy tắc xác định dấu khi nhân hai số nguyên. 
?4 a)  b là một số dương.
b) . b là một số âm
 4. Củng cố: Các số sau lớn hơn hay nhỏ hơn 0:
a = 125. 417	b = 812. (-39)
c = (- 716). 123	d = (- 1049). (- 146)
 5. Hướng dẫn về nhà: 	- Học bài, xem trước bài Luyện tập
	- Làm các bài tập: 78, 79, 80, 82 trang 91, 92
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tuần 21. Tiết 62.	 Đ11: Luyện tập.
A/ Mục tiêu
 I/ Kiến thức: - Củng cố lại cách nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
 II/ Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng vận dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
III/ Thái độ :- Rèn luyện tư duy lô gíc, khả năng suy luận , rèn luyện tinh thần hợp tác nhóm nhỏ.
B/ Chuẩn bị :
GV: Hệ thống bài tập, máy tính bỏ túi
HS: Học bài, làm bài tập
 C/ Các hoạt động chính:
1./ ổn định 
2./ Kiểm tra bài cũ : 
Nêu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu?
Nêu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu?
3./ Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập 84/92
N1 – dòng 1
N2 – dòng 2.
N3 – dòng 3.
N4 – dòng 4.
Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét câu trả lời của nhóm khác.
HS hoạt động theo nhóm làm bài 84.
Cử đại diện báo cáo kết quả và nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
Dấu a
Dấu b
Dấu a . b
Dấu a . b2
+
+
+
+
+
-
-
+
-
+
-
-
-
-
+
-
Chữa bài 85/93
HD:
a) + b): áp dụng quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu
c) + d): áp dụng nhân 2 số nguyên âm
Hs trả lời .HS khác nhận xét bổ sung.
Bài 85
a) (-25) . 8 = -200
b) 18 . (-15) = - 270
c) (-1500) . (-100) = 150000
d) (-13)2 = (-13) . (-13) = 156
Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời bài 86/93
Gọi từng HS trả lời HS khác nhận xét bổ sung nếu cần.
GV khẳng định lại.
HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
Bài 86:
a
-15
13
-4
9
-1
b
6
-3
-7
-4
-8
ab
-90
-39
28
-36
8
Tìm 1 số khác 3 mà có bình phương bằng 9?
Bài 87: số -3. Vì (-3) 2 = 9
GV HD HS sử dụng MTBT tính các kết quả.
HS sử dụng MTBT tính kết quả .
Bài 89:
a. (-1356) . 17 = -23052
b. 39. (-152) = 5928
c. (-1909). (-7 ... + 6 = 9 (tạ)
Tỉ số phần trăm của xi măng trong bê tông là:
 ằ 11,1%
Tỉ số phần trăm của cát trong bê tông là:
 ằ 22,2%
Tỉ số phần trăm của sỏi trong bê tông là:
100 – (11,1+ 22,3) = 66,7%
b) Dựng biểu đồ hình ô vuông:
Xi măng: 11,1%
Cát: 22,2%
Sỏi: 66,7%
4. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài, chuẩn bị bài Ôn tập chương III
-----------------------------&------------------------------
Tuần 35	 Ngày soạn:
Tiết 104+105	 Ngày giảng:
Ôn tập chương III
 I. Mục tiêu: 
1. Hệ thống các kiến thức cho HS:
Các tính chất cơ bản của psố
Quy đồng mẫu số nhiều psố
Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia các psố
3 bài toán cơ bản về psố
2. Luyện các kĩ năng:
Rút gọn psố, quy đồng mẫu số nhiều psố
Cộng, trừ, nhân, chia các psố
Tìm giá trị psố của 1 số cho trước
Tìm 1 số biết 1 giá trị psố của nó
Tìm tỉ số của 2 số
3. Thái độ: Phát triển óc tư duy tính toán cho HS
II. Chuẩn bị:
GV: Hệ thống kiến thức+ bài tập
HS: Học bài, trả lời hệ thống câu hỏi ôn tập
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ dạy
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
Tiết 104
HĐ1. Ôn tập Lí thuyết
Nêu các t/c cơ bản của psố?
Quy đồng psố theo các bước nào?
Nêu cách cộng 2 psố cùng mẫu, không cùng mẫu?
Để trừ, nhân, chia 2 psố, ta làm ntn?
Để tìm giá trị psố của 1 số cho trước, ta làm ntn?
Để tìm 1 số biết giá trị 1 psố của nó, ta làm ntn?
Tỉ số của 2 số là gì?
Tỉ số phần trăm của a và b được tính ntn?
1. Các tính chất cơ bản của phân số:
 với m Z và m 0
 ƯC(a;b)
2. Quy đồng mẫu số:
MSC là BCNN của các mẫu
Chia MSC cho các mẫu tìm nhân tử phụ tương ứng
Nhân cả tử và mẫu của mỗi psố với nhân tử phụ tương ứng
3. Các phép toán:
Cộng 2 psố cùng mẫu: Cộng tử với nhau, mẫu giữ nguyên
Cộng 2 psố không cùng mẫu: Quy đồng Š Cộng 2 psố cùng mẫu
Trừ 2 psố: Cộng với số đối
Nhân 2 psố: Tử nhân tử, mẫu nhân mẫu
Chia 2 psố: Nhân với số nghịch đảo
4. Ba bài toán về psố:
Tìm giá trị psố của 1 số cho trước: Để tính của a, ta tính a. 
- Tìm 1 số biết giá trị 1 psố của nó: Tìm 1 số biết của nó bằng a, ta tính a: 
- Tỉ số của 2 số a và b (b0) là thương trong phép chia a cho b. Kí hiệu: 
- Tỉ số phần trăm của a và b: %
HĐ2. Bài tập
Rút gọn các biểu thức ở tử và mẫu rồi giản ước?
- ý a) So sánh mỗi số với với 0 rồi rút ra KL?
- ý b) Quy đồng mẫu số rồi so sánh 2 psố cùng mẫu?
Bài 156/64. Rút gọn:
Bài 158/64 So sánh 2 psố:
Tiết 105
HĐ3: Bài tập
Quy đồng mẫu, cộng 2 psố trong ngoặc rồi thực hiện phép chia?
Đưa số thập phân, hỗn số về psố, cộng 2 psố trong ngoặc rồi rút gọn các phép nhân, chia?
* ý a: 
- áp dụng t/c phân phối
- Thực hiện phép chia
- áp dụng quy tắc chuyển vế
* ý b:
- Đổi hỗn số về psố
- áp dụng t/c phân phối
- Thực hiện phép nhân
- Chuyển vế rồi rút gọn
Tìm giá của cuốn sách biết 10% của nó bằng 1200?
Tính tỉ số phần trăm của 11 200 và 2 000 000?
Bài 161/64. Tính giá trị của biểu thức:
Bài 162/65. Tìm x biết:
Bài 164/65. Giá của cuốn sách là:
1200: 10% = = 1200.10 = 12000 (đ)
 ĐS: 12 000 đ
Bài 165/65. Lãi suất một tháng là:
 0,56%
 ĐS: 56%
4. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài, chuẩn bị bài ôn tập cuối năm
---------------------------&---------------------------
Tuần	 Ngày soạn:
Tiết 106, 107, 108	 Ngày giảng:
Ôn tập cuối năm
 I. Mục tiêu:
1. Hệ thống các kiến thức:
Tập hợp N các số tự nhiên, các phép tính trên N
Tập Z các số nguyên, các phép tính trên Z
Các phép tính trên các phân số
2. Luyện các kĩ năng:
Thực hiện các phép tính trên N, các bài toán chia hết
Tính toán trên Z
Tính toán trên các psố, 3 bài toán cơ bản về psố
II. Chuẩn bị:
GV: Hệ thống chương trình toán 6 + Hệ thống bài tập
HS: Học bài cũ
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:	Kiểm tra trong giờ dạy
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
Tiết 106
HĐ1: Ôn tập về số tự nhiên:
Có mấy cách viết 1 tập hợp?
Phép cộng và phép nhan có những tính chất cơ bản nào?
Khi nào thì có phép chia hết? Phép chia còn dư?
Luỹ thừa được tính ntn?
Nêu quy tắc nhân, chia 2 luỹ thừa cùng cơ số?
Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 ,9?
Nêu cách tìm ƯCLN, BCNN?
1. Tập hợp:
Để viết một tập hợp , thường có hai cách:
- Liệt kê các phần tử của tập hợp .
- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó .
2. Phép cộng và phép nhân:
Tính chất
Phép cộng
Phép nhân
GH
a+b=b+a
a.b=b.a
KH
(a+b)+c= a+(b+c)
(a.b).c= a.(b.c)
a+0=a
a.1= a
PP
a.(b+c) = a.b + a.c
3. Phép chia:
a = b.q + r thì a: b = q dư r
a = b.q thì 
4. Luỹ thừa:
an = (a ạ 0, n > 1)
am . an = am + n 
am : an = am – n ( a ạ 0 )
5. Dấu hiệu chia hết:
- Các số có chữ số tận cùng là chữ số chẳn thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2 .
- Các số có chữ số tận cùng là 0 và 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5
- Các Số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9 . 
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3 .
6. ƯCLN và BCNN:
ƯCLN
BCNN
Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố
Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố
Chọn ra các thừa số nguyên tố chung
Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng
Lập tích các thừa số đã chọn ,mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất cúa nó
Lập tích các thừa số đã chọn ,mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất cúa nó
HĐ2. Ôn tập về số nguyên:
Để cộng 2 số nguyên dương, nguyên âm ta làm ntn?
Cộng 2 số nguyên khác dấu ntn?
1. Phép cộng:
- Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên.
- Cộng 2 số nguyên âm: Cộng 2 giá trị tuyệt đối và đặt dâu “-“ trước kết quả
- Cộng hai số nguyên khác dấu bằng trị tuyệt đối của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn trừ đi trị tuyệt đối của số nhỏ hơn và mang dấu của số có trị tuyệt đối lớn hơn.
Tiết 107
Để trừ 2 số nguyên, ta làm thế nào?
Nêu quy tắc nhân dấu 2 số nguyên?
Phép cộng và phép nhân số nguyên có những tính chất gì?
2. Phép trừ:
a – b = a + (-b)
3. Phép nhân:
* Quy tắc nhân dấu:
+ . + = + +. - = -
 - . + = + - . - = +
Phép cộng
Phép nhân
a + b = b + a
(a+b)+c=a +(b+c)
a + 0 = 0 + a = a
a + (-a) = 0
a.b =b.a
(a.b).c = a.(b.c)
a.1 = 1.a = 1
a.(b + c) = a.b + a.c
HĐ3. Bài tập
Xác định quan hệ thuộc, không thuộc, giao của 1 số với tập N, giữa 2 tập số với nhau?
Hoàn thành các công thức về luỹ thừa?
Kết hợp các cặp số thích hợp?
Phá dấu ngoặc rồi tính?
áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng?
Đổi các hỗn số, số thập phân về psố?
Rút gọn biểu thức trên?
Bài 168/66 Điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:
Bài 169/66. Điền vào chỗ trông:
a) Với a, n N:
 với n > 1, a0
Với a 0 thì a0 = 1
b) Với a, m, n N:
am. an = a m+n
am: an = a m-n với m> n
Bài 171/67. Tính giá trị của các biểu thức sau:
A = 27 + 46 + 79 + 34 + 53
= (27 + 53) + (46+ 34) + 79 = 80 + 80 + 79 
= 239
B = -377 – (98 – 277) = -377 – 98 + 277
= (-377) + 277 – 98 = -100 – 98 = - 198
C = -1,7. 2,3 + 1,7. (-3,7) – 1,7. 3 - 0,17:0,1
= -1,7. 2,3 + 1,7. (-3,7) – 1,7. 3 – 1,7
= 1,7(-2,3 – 3,7 – 3 – 1) = 1,7. (-10) = -17
Tiết 108
Tính số kẹo đem chia?
Suy ra số học sinh lớp 6?
So sánh A, B với 1, từ đó so sánh A và B?
Đổi các hỗn số, số thập phân về psố rồi rút gọn biểu thức trên?
Đổi các hỗn số, số thập phân ở tử và mẫu thành psố, thực hiện các phép tính rút gọn biểu thức trên?
Bài 172/67
Vì còn dư 13 chiếc kẹo, nên số kẹo đem chia là:
60 – 13 = 47 (chiếc kẹo)
Mà 47 chỉ chia hết cho 1 và 47
_ Lớp 6C có 47 học sinh
Bài 174/67 So sánh A và B:
Bài 176/67. Tính:
4. Hướng dẫn về nhà: 
Học bài, chuẩn bị bài Kiểm tra cuối năm
Tuần	 Ngày soạn:
Tiết 109, 110	 Ngày giảng:
Kiểm tra cuối năm 90’
 I. Mục tiêu:
- Kiểm tra tổng hợp các kiến thức trong chương trình số học:
	+ Các phép tính trên N, Z, psố
	+ Bài toán tìm x
	+ Ba bài toán cơ bản về psố
	+ Vẽ và tính góc
- HS có kĩ năng thực hiện phép tính, vẽ góc theo số đo cho trước và tính số đo của góc
- Giáo dục tính nghiêm túc trong giờ kiểm tra
II. Chuẩn bị:
GV: Đề bài, đáp án
HS: Học bài, giấy kiểm tra
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:	Không
3. Bài mới:
Đề bài
1. (2đ) Tính:
a) 14 + 36 + 58 + 64 + 86
b) 
c) 
d) 
2. (2đ) Tìm x:
a) x – 26 = -51
b) x + 
3. (2đ) Giàng đi được quãng đường từ nhà đến trường, còn phải đi 3 km nữa. Hỏi nhà Giàng cách trường bao nhiêu ki lô mét?
4. (4đ) Vẽ 2 góc kề bù xOy, yOx’. Biết . Ot là phân giác góc xOy, Ot’ là phân giác góc x’Oy. Tính các góc x’Ot, xOt’, tOt’?
Đáp án + Biểu điểm
Câu
Đáp án
Điểm
1
a) 14 + 36 + 58 + 64 + 86 = (14+86) + (36 + 64) + 86
= 100 + 100 + 86 = 286
0,5
0,5
0,5
0,5
2
a) x – 26 = -51
x = -51 + 26
x = 25
b) x + 
1
1
3
Phần quãng đường còn lại là:
Nhà Giàng cách trường là:
 (km)
 ĐS: 9 km
1
1
4
Vì Oy nằm giữa Ox và Ox’ nên:
Vì Ot là phân giác góc xOy nên:
Vì Ot’ là phân giác góc x’Oy nên:
Vì Oy nằm giữa Ox’ và Ot nên:
Vì Oy nằm giữa Ox và Ot’ nên:
Vì Oy nằm giữa Ot và Ot’:
1
1
1
1
4. Củng cố:
- Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, chuẩn bị tiết trả bài kiểm tra (phần số học)
---------------------------&---------------------------
Tuần	 Ngày soạn:
Tiết 111	 Ngày giảng:
Trả bài kiểm tra cuối năm
(Phần số học)
 I. Mục tiêu:
- Qua việc trả bài+ chữa bài kiểm tra, giúp học sinh tự nhận xét đánh giá được kết quả học tập của mình, phát hiện được những lỗi sai hay mắc phải để sửa chữa.
- Giúp học sinh có kế hoạch định hướng các hoạt động học tập trong hè
II. Chuẩn bị:
GV: Chấm, chữa bài kiểm tra
HS: Học bài
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:	Không
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1. Chữa bài 1
- Kết hợp các cặp số 1 cách thích hợp?
- Tìm MSC, quy đồng và cộng 2 psố trên?
- Quy đồng và cộng tương tự ý a. Chú ý khi cộng 2 số khác dấu
- Chuyển phép chia thành phép nhân rồi nhân tử với nhau, mẫu với nhau.
a) 14 + 36 + 58 + 64 + 86 
= (14+86) + (36 + 64) + 86
= 100 + 100 + 86 = 286
HĐ2. Chữa bài 2
- ý a:
 + Chuyển vế và đổi dấu
 + Cộng 2 số nguyên khác dấu
- ý b:
 + Chuyển vế, đổi dấu
 + Quy đồng mẫu số
 + Trừ 2 psố cùng mẫu
a) x – 26 = -51
x = -51 + 26
x = 25
b) x + 
HĐ3. Chữa bài 3
Giàng đi được quãng đường. Vậy còn phải đi mấy phần nữa?
Tính quãng đường, biết của nó bằng 3 km?
Phần quãng đường còn lại là:
Nhà Giàng cách trường là:
 (km)
 ĐS: 9 km
4. Củng cố:
- Nhận xét bài làmvà kết quả học tập của HS
- Thu lại bài kiểm tra
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại toàn bộ chương trình số học 6

Tài liệu đính kèm:

  • docso6 hk2.doc