Giáo án Số học khối 6 - Tiết 69 đến tiết 75

Giáo án Số học khối 6 - Tiết 69 đến tiết 75

I. Mục tiêu :

- KT : Thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa k/n phân số đã học ở tiểu học và ở lớp 6.

 . Viết được các phân số đã học mà tử và mẫu là các số nguyên.

 . Thấy được các số nguyên được coi là phân số với mẫu số là 1.

 . Biết dùng phân số để biểu diễn 1 nội dung thực tế.

- KN: Có kn nhận biết 1 p/số .

- TĐ : Rèn tính chính xác nhanh nhẹn trong học toán.

II. Chuẩn bị :

- GV : Bảng phụ

- HS : Bảng nhóm.

III. Tiến trình dạy- học :

 

doc 12 trang Người đăng nguyenkhanh Lượt xem 1140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học khối 6 - Tiết 69 đến tiết 75", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn.............Ngày giảng......./08
Tiết 69
CHƯƠNG III : PHÂN SỐ
Đ1. MỞ RỘNG KHÁI NIỆM PHÂN SỐ
I. Mục tiêu :
- KT : Thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa k/n phân số đã học ở tiểu học và ở lớp 6.
 . Viết được các phân số đã học mà tử và mẫu là các số nguyên.
 . Thấy được các số nguyên được coi là phân số với mẫu số là 1.
 . Biết dùng phân số để biểu diễn 1 nội dung thực tế.
- KN: Có kn nhận biết 1 p/số .
- TĐ : Rèn tính chính xác nhanh nhẹn trong học toán.
II. Chuẩn bị :
- GV : Bảng phụ
- HS : Bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy- học : 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
4’
*)HĐ1: Đặt vấn đề và giới thiệu sơ lược về chương III:
? Em lấy VD về p/số đã học ở tiểu học ? ý nghĩa tử và mẫu của phân số đó ?
- GV: Trong VD này tử số và mẫu số đều thuộc tập N, mẫu 0. Nếu tử và mẫu là số nguyên VD : có phải là phân số không ?
- Giới thiệu chương III /sgk 
- HS lấy VD :
 ; 3 là tử, 4 là mẫu.
Mẫu chỉ số phần chia đều.
Tử chỉ số phần lấy đi.
- HS nghe g/thiệu chương 
12’
*)HĐ2: 1) Khái niệm phân số
? Hãy lấy VD thực tế trong đó phải dùng p/số để biểu thị ?
-> coi là thương của phép chia 3 cho 4. Dùng p/số ghi lại được kết quả của phép chia 2 số tự nhiên a cho b, b 0.
Tương tự : - 3 chia cho 4 được không ? 
? là thương của phép chia nào ? 
®GV: Cũng như 3/4 thì -3/4 ; -2/-3 đều là phân số .
? Vậy thế nào là phân số ?
? So sánh với k/n p/số đã học em thấy k/n p/số này đã được mở rộng ntn? 
? Đ/k gì không thay đổi ?
- Y/c nhắc lại dạng tổng quát của p/số.
- Đưa k/n (bảng phụ) 
+Khắc sâu a, b ÎZ , b 0 .
-HS lấy VD : 1 bánh chia thành 4 phần bằng nhau, lấy đi 3 phần ta nói đã lấy cái bánh.
- Trả lời miệng -3/4 .
-2/-3 là thương của phép chia - 2 cho -3.
- HS : P/số có dạng với a,b ÎZ, b 0.
- HS : ở tiểu học p/số có dạng với a, b ÎN, b 0.
+ b 0 
10’
*)HĐ3: 2) Ví dụ :
- Làm ?1 Các p/số có :
+ Tử và mẫu dấu, cùng dấu, tử là 0 
- Làm ?2 (bổ sung ) 
f) 0/3 ; g) 4/1 
h) 5/a với a Î Z , a 0 
? 4/1 là 1 p/số mà 4/1 = 4 . Vậy mọi số nguyên có thể viết dưới dạng phân số không ? Cho VD ? 
 - Tự lấy VD, chỉ rõ tử và mẫu (bảng nhóm ) 
- Trả lời miệng giải thích.
- P/số là : á, c, f , g , h.
- HS : có thể. Lấy VD.
18’
*)HĐ4 Củng cố :
- Làm bài 1 (bảng phụ) 
- BT 2 ý a, c.
- BT 3; 4 /sgk 
- BT 8/sgk 
- Y/c hs khác nx, gv chính xác kq.
? Kiến thức cơ bản cần ghi nhớ ? 
* BT 1 : HS lên bảng gạch chéo (bảng phụ) 
*)BT 2 : (HĐ nhóm ) 
a) 2/9 ; c) 1/4 .
 - 2 HS lên bảng chữa .
*)BT 3/SGK .
2/7 ; 11/13; -5/9 ; 14/5 .
*)BT4 /SGK .
3/11; - 4/7 ; 5/-13 ; x /3 (xÎ Z) .
*)BT8/SGK
a) n - 3 0 hay n 3 thì B là p/số 
b) n = 0 thì B = 4 /-3 .
 n = 10 thì B = 4/7 ; 
 n = -2 thì B = 4/-5 .
- Hs pb kiến thức trọng tâm của bài học.
1’
*)HĐ5: HDVN :
- Học bài SGK và vở ghi .
+BT : 2; 5 /sgk .
+BT 1; 2; 4; 7 /SBT .
- Ôn tập p/số bằng nhau ở tiểu học .
- Đọc có thể em chưa biết 
NS..NG/ 2008
Tiết 70
Đ2. PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I. Mục tiêu :
- KT : HS phát biểu được thế nào là 2 p/số bằng nhau.
- KN : Nhận dạng được các p/số bằng nhau và không bằng nhau.
 . Lập được các phân số bằng nhau từ 1 đẳng thức tích.
II. Chuẩn bị :
- Phiếu học tập, bảng phụ.
III. Tiến trình dạy- học :
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
4’
*)HĐ1: KT bài cũ :
? Thế nào là phân số ? Viết các phép chia sau dưới dạng phận số : - 3 : 5; (-2) : (-7) ; 2 : (-11) ?
- Gv chuẩn KT cho điểm 
- 1 HS lên bảng, HS khác nhận xét đánh giá.
12’
*)HĐ2: 1)Định nghĩa .
GV đưa hình vẽ (bảng phụ) 
Lần 1 :
Lần 2 :
(phần kẻ là phần lấy đi )
? Mỗi lần lấy đi bao nhiêu phần cái bánh ?
? Nhận xét gì về 2 p/số trên? Vì sao?
- GV: ở lớp 5 các em đã học 2 p/số bằng nhau. Nhưng với các p/số có tử và mẫu là số nguyên thì sao ? Chẳng hạn và ?
- Trở lại VD : 1/3 = 2/6 .
? Hãy phát hiện xem có các tích nào bằng nhau ?
? Hãy lấy VD về 2 p/số bằng nhau và KT nhận xét này ?
? Một cách tổng quát p/số khi nào ?
Điều này vẫn đúng với các p/số với a, b Î Z .
-> Y/c HS đọc đ/n .
- Quan sát trả lời 
Lần 1 : 1/3
Lần 2 : 2/6
 -> 1/3 = 2/6; 2 p/số bằng nhau vì cùng biểu diễn 1 phần của cái bánh.
+ 1 . 6 = 2. 3
+ VD : 2/5 = 4 /10 vì có 2.10 = 4.5
- HS : nếu a.d = b.c
- Đọc đ/n /SGK
10’
*)HĐ2: 2) Các VD :
- Căn cứ vào đ/n trên hãy xét xem 
 -3/4 và 6/- 8 ; 3/5 và -4/7 có bằng nhau không ? 
- Làm ?1; ?2 
- Trả lời miệng
- HĐ cá nhân, trả lời .
18’
*)HĐ3 : Củng cố :
- Trò chơi : Tìm các cặp p/số bằng nhau trong các p/số sau :
-6/18 ; -3/4; 4/10 ; -1/3 ; 1/-2 ; -2/-5 ; -5/10 ; 8/16 .
+Luật : 2 đội mỗi đội 3 người, mỗi đội 1 viên phấn chuyền tay nhau viết lần lượt. Đội nào hoàn thành trước đúng là thắng.
- Làm BT 8/sgk .
? Rút ra nhận xét ? 
- BT 9/sgk .
- Nhận xét : Có thể viết 1 p/số có mẫu số âm thành 1 p/số bằng nó có mẫu số dương .
BT 6 (phiếu học tập ), bài 7(nếu còn TG) 
- 2 đội trưởng (gv chỉ định) thành lập 2 đội thi trên bảng
+ KQ : 6/-18 = -1/3 ; 4/10 = -2/-5 ;
1/-2 = -5/10 .
- HĐ cá nhân, trả lời
a) a/-b = -a/b vì a.b = (-a) .(-b) .
b) -a/-b = a/b vì (-a) .b = a.(-b) .
->Nhận xét : Đổi dấu cả tử và mẫu của 1 p/số thì được 1 p/số bằng p/số đã cho.
- Trả lời miệng :
3/-4 = -3/4 ; -5/-7 = 5/7 ; 2/-9 = -2/9
- HS điền vào phiếu học tập . 
1’
*)HĐ5: HDVN: 
- Học bài .
- Hoàn thành các bài tập vào vở + BT : 9; 10; 11 /SBT.
- Ôn tính chất cơ bản của p/số 
NS......NG./ 2008
Tiết 71
Đ3.TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
I)Mục tiêu : 
- KT : Nắm vững t/c cơ bản của p/số .
 . Bước đầu có khái niệm về số hữu tỷ .
- KN: Bước đầu vận dụng t/c cơ bản của p/số để giải 1 số bài tập đơn giản để viết được 1 p/số có mẫu số âm thành p/số bằng nó có mẫu số dương.
- TĐ : Rèn tính nhanh nhẹn chính xác trong giải toán cho HS .
II) Chuẩn bị : 
- GV : Bảng phụ 
- HS : bảng nhóm.
III) Tiến trình dạy- học : 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
7’
*)HĐ1: KT bài cũ :
? Thế nào là 2 p/số bằng nhau ? Viết dạng tổng quát ?
? Điền số thích hợp vào ô vuông :
-1/2 = 3/ð ; -4/-12 = ð/6 .
- GV chuẩn xác kiến thức, cho điểm.
- 1 HS lên bảng.
-1/2 = 3/ -6 ; -4/-12 = -2 / 6 .
(Để lại để giảng bài mới ) 
10’
*)HĐ2: Nhận xét :
- GV : Dựa vào bài KT bài cũ, dựa vào đ/n 2 p/số bằng nhau ta đã biến đổi 1 p/số đã cho thành 1 p/số bằng nó mà tử và mẫu đã thay đổi.Ta có thể làm được điều này dựa trên t/c cơ bản của p/số .
® Ghi đầu bài có : -1/2 = 3/-6 
? Hãy nhận xét ta đã nhân cả tử và mẫu của p/số thứ 1 với ? để được p/số thứ 2 ?
? Rút ra nhận xét gì ? 
Tương tự với cặp p/số :
- 4/ -12 = 2/6 ?
? Hãy rút ra nhận xét ? 
- Làm ?1 
- Làm ?2 
- Nêu nhận xét : Nếu ta nhân cả tử và ..
- Nhận xét : Nếu ta chia cả tử và..
- HS giải thích .
- Trả lời miệng ?2
16’
*)HĐ3: Tính chất cơ bản của phân số 
? Dựa vào nhận xét trên em hãy rút ra tính chất cơ bản của phân số?
- GV hoàn chỉnh t/c, đưa t/c bảng phụ, nhấn mạnh điều kiện của số nhân, số chia trong công thức .
Trở lại BT : -52/-71 = 52/71 ta có thể giải thích phép biến đổi dựa vào t/c cơ bản của p/số ntn? 
- Y/c HĐ nhóm ?3 .
? Viết p/số -2/3 thành 5 p/số bằng chính nó .
? Có thể viết được bao nhiêu p/số như vậy ?
- Y/c 1 nhóm trình bày .
? Phép biến đổi dựa trên cơ sở nào ? P/số -a/-b có thoả mãn MS (+) không? 
® Giới thiệu số hữu tỉ .
+ Y/cầu HS đọc sgk.
? Hãy viết số hữu tỷ 1/2 dưới dạng các phân số khác nhau. 
- P/biểu t/c /sgk.
- HS nhân cả tử và mẫu với (-1) 
- HĐ nhóm .
- Có thể viết được vô số phân số như vậy.
- HS đọc sgk .
10’
*)HĐ4: Củng cố :
? T/c cơ bản của phân số?
- BT 14/sgk (bảng phụ) 
- Gv chuẩn xác cho điểm nhóm nhanh chính xác nhất .
- HĐ nhóm, 4 HS lên bảng điền.
CO CONG MAI SAT 
CO NGAY NEN KIM 
2’
*)HĐ5 : HDVN :
- Học t/c cơ bản của phân số .
- BT 11 ® 13 /sgk + BT20 ® 24 /sbt 
- Ôn tập rút gọn phân số
 NSNG
Tiết 72
Đ4. RÚT GỌN PHÂN SỐ
I) Mục tiêu :
- KT : HS hiểu thế nào là rút gọn phân số, biết cách rút gọn p/số.
 . Hiểu thế nào là p/số tối giản và biết cách đưa p/số về dạng tối giản.
- KN : Bước đầu có kn rút gọn p/số, có ý thức viết p/số ở dạng tối giản.
- TĐ : Rèn tính chính xác nhanh nhẹn trong giải toán.
II) Chuẩn bị :
- GV : Bảng phụ ( QT rút gọn)
III) Tiến trình dạy- học :
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
5’
*)HĐ1: KT bài cũ :
? Phát biểu t/c cơ bản của p/số ? viết dạng tổng quát ?
- Làm BT 12/sgk 
- GV chuẩn kiến thức cho điểm .
- HS phát biểu, chữa BT.
(Để lại BT trên bảng) 
10’ 
*)HĐ2: 1) Cách rút gọn phân số
- Dựa vào bài tập KT để vào bài.
- GV : VD xét phân số 28/42
? Hãy tìm những p/số bằng p/số đó nhưng tử và mẫu nhỏ hơn .
? Trên cơ sở nào em làm được như vậy ?
® Rút gọn phân số ? Vậy để rút gọn p/số ta làm ntn? 
- Y/C rút gọn p/số : -4 /8
- Làm ?1 
? Qua các VD trên em hãy rút ra QTắc rút gọn p/số ?
->GV đưa QT bảng phụ 
- HS trả lời miệng .
- Dựa vào t/c cơ bản của p/số . 
+ Ta chia cả tử và mẫu của p/số đã cho 1 ƯC # 1 của chúng .
- HS thực hiện trả lời .
- 2 HS lên làm ?1 
- KQ ?1 : 
a) -1/2 ; b) -6/11 ; c) 1/3 ; d) 3 
- Nêu QTắc.
15’
*)HĐ3: Thế nào là phân số tối giản 
? Ở các BT tại sao lại dừng lại ở kq : -1/2 ; -6/11 ; 1/3 ? 
? Hãy tìm ƯC của tử và mẫu của mỗi p/số .
® Đó là p/số tối giản. Vậy thế nào là p/số tối giản. 
- Làm ?2 
? Làm thế nào để đưa 1 số chưa tối giản về dạng tối giản ?
- GV : Khi rút gọn 3/6 = 1/2 ta đã chia cả tử và mẫu cho 3 . Số 3 quan hệ ntn với tử và mẫu .
? Vậy để rút gọn 1 lần mà được p/số tối giản ta phải làm ntn? 
? Quan sát các p/số tối giản ta thấy tử và mẫu có quan hệ với nhau ntn ? 
- Gọi HS đọc chú ý /sgk.
- Vì p/số này không thể rút gọn nữa.
- ƯC của tử và mẫu của mỗi p/số chỉ là ± 1
- Trả lời miệng.
- Trả lời miệng ?2 : -1/4 ; 9/16 .
- Tiếp tục rút gọn đến khi tối giản.
- Số 3 là ƯCLN(3;6) .
- Ta phải chia cả tử và mẫu có ƯCLN của chúng.
- Có GTTĐ của tử và mẫu là 2 số nguyên tố cùng nhau.
- 1 HS đọc chú ý /sgk.
13’
*)HĐ4: Củng cố luyện tập :
? KT cần ghi nhớ ? -> gv chốt lại.
- Làm BT 15 ; 17/sgk 
- Bài 17 đưa tình huống :
? Rút gọn như vậy đúng hay sai.
- GV : Phải biến đổi tử và mẫu thành tích thì mới rút gọn được. Bài rút gọn trên sai vì đã rút gọn ở dạng tổng 
- BT 15/sgk
KQ : a) 2/5 ; b) -7/9 ; c) -1/7 ;
 d) 1/3
- BT 17/sgk
a) .
d) 
2’
*)HĐ5:HDVN :
- Học bài vở ghi .
- BT 16® 20 /sgk , BT 25 ; 26 sbt .
- Ôn đ/n p/số bằng nhau, t/c; rút gọn 
NSNG..
Tiết 73 
LUYỆN TẬP
I) Mục tiêu:
- KT : Củng cố đ/n p/số bằng nhau, t/c cơ bản của p/số, p/số tối giản.
- KN: Rèn KN rút gọn, so sánh p/số, lập p/số bằng nhau.
 . Áp dụng vào BT thực tế.
- TĐ : Rèn tính chính xác, nhanh nhẹn cho HS.
II) Chuẩn bị : 
- Hs : Bảng phụ .
III) Tiến trình dạy- học : 
TG
HĐ của thầy
HĐ của trò
8’
*)HĐ1: KT bài cũ :
1. Nêu QT rút gọn p/số. Việc rút gọn p/số dựa trên cơ sở nào ?
Rút gọn thành p/số tối giản :
a) -270/450 ; b) -26/ -156 .
2. Thế nào là p/số tối giản ? 
Chữa BT 19/sgk (a;c) 
- GV chuẩn KT cho điểm.
- 2 HS lên bảng, HS # theo dõi, nhận xét.
a) -3/5 , b) 1/6 
a) 25dm2 = 25/100m2 = 1/4 m2 
b) 450cm2 = 450/1000 m2 
 = 9/20m2 
35’
*)HĐ2: Tổ chức luyện tập :
1) Chữa BTVN :
- BT 16/sgk 
- BT 17(b;c;e) 
- HS # nhận xét .
-> Chốt lại : Phải biến đổi tử và mẫu thành tích thì mới rút gọn được.
- BT 18/sgk .
-> chốt lại cách rút gọn p. số.
2) BT mới :
- BT 20/sgk .
? Để tìm các cặp p/số bằng nhau ta nên làm ntn?
? Hãy rút gọn các phân số chưa tối giản?
? Còn cách nào khác không ? Có thuận lợi không ?
5) Bài 21/sgk (Bảng phụ)
- Cho HS hđ nhóm, y/c đại diện 1 nhóm trình bày.
- GV chốt lại: Nên xếp các phân số thành 2 nhóm dựa vào việc xét dấu của chúng, trước khi rút gọn để tiện so sánh.
6) Bài 22/sgk (Bảng phụ)
- Y/c giải thích cách làm (2 cách)
7) Bài 27/sgk (Bảng phụ)
- Y/c Hs đọc đề bài, suy nghĩ trả lời.
? Hãy rút gọn lại?
- BT 16/sgk (trả lời miệng) 
- 3 HS lên bảng:
- HS trả lời miệng.
- HS: Rút gọn phân số tới mức tối giản.
- HS: 
Vậy: 
- Dựa vào đ/n, cách này không thuận lợi.
- HS hđ nhóm, đại diện trình bày, nhóm ¹ nhận xét.
- Vậy phân số cần tìm là 
- HĐ cá nhân, điền vào bảng phụ.
a) 40; b) 45; c) 48; d) 50.
- HS: Sai. Vì đã rút gọn ở dạng tổng phải thu gọn tử và mẫu rồi chia cả tử và mẫu cho BC ¹ -1
2’
*) HĐ3: HDVN:
- Ôn tập t/c cơ bản của phân số, cách rút gọn ở dạng tổng.
- Bài 23->26/sgk + Bài 29; 31; 32; 34/sbt.
NS:.NG:
Tiết 74
LUYỆN TẬP (TIẾT 2)
I) Mục tiêu:
- KT : Tiếp tục củng cố k/n phân số bằng nhau, t/c cơ bản của phân số, phân số tối giản.
- KN : Rèn kĩ năng thành lập các phân số bằng nhau, rút gọn phân số, biểu diễn các phần đường thẳng bằng hình học.
- TĐ : Rèn tính nhanh nhẹn, chính xác, khả năng tư duy cho HS.
II) Chuẩn bị:
- GV : Bảng phụ, máy tính bỏ túi.
- HS : Máy tính bỏ túi.
III) Tiến trình dạy- học :
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
8’
*) HĐ1: KT bài cũ:
- GV nêu y/c KT:
1) Phát biểu t/c cơ bản của phân số. Nêu quy tắc rút gọn 1 phân số.
- BT: Tìm tất cả các phân số bằng phân số và có mẫu là số tự nhiên < 19?
? Tại sao không nhân với 5? Không nhân với các số nguyên âm?
- 1 HS lên bảng, HS ¹ theo dõi nhận xét.
- Rút gọn: 
+ Nhân cả tử và mẫu của với 2; 3; 4 ta được:
35’
*) HĐ2: Luyện tập:
1) Bài 23/sgk:
- Y/c hs đọc đề bài.
? Trong các số 0; - 3; 5 tử số m có thẻ nhận những giá trị nào? Mẫu số? Thành lập các phân số? Viết tập B?
+ Lưu ý: 
2) Bài 24/sgk:
- Y/c Hs đọc đề bài, nêu cách giải.
- GV phát triển bt, nếu bt chỉ cho thì x; y được ntn?
+ Gợi ý: Lập tích xy rồi tìm các cặp số nguyên thoả mãn
 xy = 3 . 35 = 105
3) Bài 25/sgk:
- Y/c HS đọc đề bài, trình bày lời giải.
cho HS ¹ nhận xét, bổ sung cách trình bày.
? Nếu không có được đk ràng buộc thì có bao nhiêu phân số bằng p.số ?
® Đó chính là cách viết ¹ nhau của số hữu tỉ 
4) Bài 26/sgk (Bảng phụ)
? Đoạn thẳng AB gồm bao nhiêu đơn vị độ dài?
? Vậy CD dài bao nhiêu đơn vị độ dài? Vẽ CD?
- Y/c HS lên bảng vẽ các đoạn thẳng, HS ¹ vẽ vào vở.
5) Bài 36/SBT: Rút gọn:
? Muốn rút gọn phân số này ta phải làm ntn?
+ Gợi ý: Tìm t/số chung của tử và mẫu.
6) Bài 39/SBT (Nếu còn thời gian) 
- HS đọc bt, trả lời:
+ Tử số m có thể nhận được các giá trị 0; - 3; 5
+ Mẫu số n có thể nhận được giá trị - 3; 5.
- Ta lập được các phân số:
 Vậy B: 
- HS: 
+ Rút gọn: ta có:
Þ 
Þ
- HS: có xy = 3 . 35 = 1 . 105
= 15 . 7 = 21 . 5 = (- 3) (- 35)
Þ x = 3 x = 1 x = 15
 y = 35 y = 105 y = 7 
( Có 8 cặp thoả mãn)
- HS: Rút gọn: =
+ Nhân cả tử và mẫu của phân số với 2; 3; 4; 5; 6; 7 ta được:
Có 6 phân số thoả mãn đề bài.
- HS quan sát, trả lời.
+ 4 HS vẽ trên bảng.
+ AB = 12 (đơn vị độ dài)
CD = 3/4 AB = 3/4 . 12 = 9
EF = 5/6 AB = 5/6 . 12 = 10
GH = 1/2 AB = 1/2 . 12 = 6
IK = 5/4 AB = 5/4 . 12 = 15
- Phân tích tử và mẫu thành nhân tử
2’
*) HĐ3: HDVN:
- Ôn tập từ Đ1 ® Đ4.
- Ôn tập cách tìm BCNN.
- Bài 33, 35, 37, 38, 40/SBT.
NS....NG/2008
Tiết 75
Đ5. QUI ĐỒNG NHIỀU PHÂN SỐ
I) Mục tiêu:
- KT: HS hiểu thế nào là quy đồng nhiều phân số, nắm được các bước tiến hành quy đồng nhiều phân số.
- KN: Có kĩ năng quy đồng nhiều phân số.
- TĐ: HS có ý thức, thói quen tự học.
II)Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ( KT bài cũ, QT, ?1; ?3) 
- HS : Bảng nhóm
III) Tiến trình dạy - học : 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
7’
*) HĐ1: KT bài cũ: (Bảng phụ)
- KT các phép rút gọn sau, nếu sai sửa lại.
- Y/c HS ¹ nhận xét bài bạn.
- 2 HS lên bảng: HS1: a; c HS2: b; d.
a) Sai. Sửa lại: 
b) Sai. Sửa lại: 
c) Đ.
d) Sai. Sửa lại: 
10’
*) HĐ2: Qui đồng mẫu 2 phân số:
- GV: Cho 2 phân số: và 
? Hãy qui đồng mẫu 2 phân số này? Nêu cách làm? (Theo cách đã học)
? Vậy qui đồng 2 phân số là gì?
? MC quan hệ ntn với mẫu của 2 phân số ban đầu?
? Tương tự hãy qui đồng mẫu 2 phân số: và ?
? Ở VD trên ta thấy 40 chính là BCNN (5; 8) nếu lấy MC là 1 BC ¹ của 5 và 8 có được không? Vì sao?
- Y?c làm ?1 (Bảng phụ)
? Cơ sở của việc qui đồng mẫu các phân số là gì?
? Nhận xét gì khi qui đồng các phân số?
- HS: 
- HS trả lời.
- HS: 
- Có thể lấy được vì các BC này đều 
 5 và 8.
- HS làm ?1, 3 HS lên bảng điền.
+ Mẫu phải là BC của các mẫu, thường lấy BCNN.
17’
*) HĐ3: Qui đồng mẫu nhiều phân số:
- Y/c làm ?2.
? Ở đây ta nên lấy MC là gì?
? Hãy tìm BCNN (2; 3; 5; 8)?
? Qua các VD nêu các bước làm để qui đồng mẫu nhiều phân số?
® đưa kết quả (Bảng phụ)
- Y/c làm ?3 (Bảng phụ)
+ GV hướng dẫn cách trình bày.
b) MC
- Qui đồng mẫu: 
- Nên lấy MC là BCNN (2; 3; 5; 8)
a) 2 = 2; 3 = 3 BCNN (2; 3; 5; 8)
 5 = 5; 8 = 22 = 23 . 3 . 5 = 120
b) 
- HS trả lời.
+ 2 HS đọc lại qui tắc/sgk.
- HĐ nhóm làm ?3, đại diện điền vào bảng phụ.
10’
*) HĐ4: Củng cố lí thuyết:
? KT cơ bản cần ghi nhớ?
- Trò chơi “Ai nhanh hơn”?
Qui đồng các mẫu số: 
+ Luật chơi: Mỗi người thực hiện 1 bước người sau có thể sửa sai cho người trước. Đội nào nhanh hơn và đúng là thắng. 
- Hình thành 2 đội chơi, mỗi đội 3 em.
Giải:
QĐ: 
1’
*) HĐ5: HDVN:
- Thuộc qui tắc. 
- Bài 28 ® 31/sgk; 41® 43/sbt.
+ Chú ý cách trình bày.

Tài liệu đính kèm:

  • docSo hoc 6 tiet 6975.doc