1.- Mục tiêu :
1.1./ Kiến thức cơ bản : HS biết tìm số phần tử của một tập hợp bằng cách tính theo công thức.
1.2./ Kỹ năng: Rèn luyện kỷ năng viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán bằng hai cách liệt kê các phần tử và chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử , biết sử dụng thành thạo các ký hiệu và ; và ,xác định chính xác số phần tử của một tập hợp.
1.3./ Giáo dục Làm bài cẩn thận , chính xác
2.- Chuẩn bị :
-Giáo viên: Sách giáo khoa , bảng phụ
-Học sinh: Sách giáo khoa.
3.- Phương pháp:
Phương pháp: Đặt vấn đề, thuyết trình, đàm thoại
4.- Tiến trình dạy
4.1./ On định : Lớp trưởng điểm danh báo cáo sĩ số .
4.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ học
Ngày soạn://. Luyện tập Tiết 5 Ngày giảng://. 1.- Mục tiêu : 1.1./ Kiến thức cơ bản : HS biết tìm số phần tử của một tập hợp bằng cách tính theo công thức. 1.2./ Kỹ năng: Rèn luyện kỷ năng viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán bằng hai cách liệt kê các phần tử và chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử , biết sử dụng thành thạo các ký hiệu ẻ và ẽ ; è và ậ ,xác định chính xác số phần tử của một tập hợp. 1.3./ Giáo dục Làm bài cẩn thận , chính xác 2.- Chuẩn bị : -Giáo viên: Sách giáo khoa , bảng phụ -Học sinh: Sách giáo khoa. 3.- Phương pháp: Phương pháp: Đặt vấn đề, thuyết trình, đàm thoại 4.- Tiến trình dạy 4.1./ On định : Lớp trưởng điểm danh báo cáo sĩ số . 4.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ học 4.3./ Bài mới : Giáo viên và Học sinh Bài ghi Bài 22 - Cho A = {8, 9, 10 20} có 20 - 8 + 1 = 13 phần tử Vậy tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có b - a + 1 phần tử Tương tự hãy tính B - Trong trường hợp các phần tử của một tập hợp không viết liệt kê hết ( biểu thị bởi dấu “. . . “ ) các phần tử của tập hợp được viết có qui luật . - GV củng cố và cho biết công thức giải bài tập này để tìm số phần tử của tập hợp là (b – a + 1) - Học sinh lên bảng giải Bài 21 - Tính số phần tử của B = {10, 11, 12 99} Ap dụng công thức b - a + 1 Ta có: 99 - 10 + 1 = 90 phần tử Bài 22 (?) Nhắc lại các số tự nhiên chẵn? - HS: 0; 2; 4; 6; 8 (?) Nhắc lại các số lẻ - HS: 1; 3; 5; 7 Vậy các số chẵn và lẻ liên tiếp sẽ hơn kém nhau mấy đơn vị? - HS: 2 đơn vị Bài 22- Tập hợp C các số chẵn < 10 C = {0; 2; 4; 6; 8} Tập hợp L các số lẻ > 10 mà < 20 L = {11, 13, 15, 17, 19} A có ba số chẵn liên tiếp nhỏ nhất là 18 A = {18; 20; 22} B có 4 số lẻ liên tiếp lớn nhất là 31 B = {25; 27; 29; 31} Bài 16 Bài 16: a)Tập hợp A có 1 phần tử b) Tập hợp B có 1 phần tử c) Tập hợp C có vô số phần tử d) Tập hợp D không có phần tử nào Bài 23- Cho c = {8, 10, 12 30} có (30 - 8) ; 2 + 1 = 12 phần tử Vậy - Tập hợp các số chẵn từ a đến b sẽ có: (b - a): 2 + 1 phần tử - Tập hợp các số lẻ từ m đến n sẽ có: (n - m): 2 + 1 phần tử Với cách tính trên hãy tính số phần tử của D và E - HS lên bảng tính Bài 23- Tính số phần tử của D = {21; 23; 25 99} E = {32, 34, 36 96} Ta có công thức (b - a)/2 + 1 Vậy D được tính là (99 - 21) : 2 + 1 = 40 phần tử Và E được tính là (96 - 32) : 2 + 1 = 33 phần tử Bài 24 - Viết các phần tử của các tập hợp A, B, N* và N để biết tập hợp nào là con của tập hợp nào? - Viết các tập hợp A , B , N* dưới dạng liệt kê (để các học sinh yếu dể hiểu) - Học sinh lên bảng giải Bài 24 A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10 B là tập hợp các số chẳn N* Quan hệ giữa các tập hợp trên với N là A è N ; B è N ; N* è N Bài tập 25 / 14 Bài tập 25 / 14 A = { In-do-nê-xi-a , Mi-an-ma , Thái Lan , Việt Nam } B = { Xin-ga-po , Bru-nây , Cam-pu-chia } . 4.4/ Củng cố: - Trong từng bài tập trên 4.5/ Hướng dẫn về nhà : -Về nhà luyện tập thêm ở sách bài tập và xem trước bài Phép Cộng và Phép Nhân 5.- Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: