1. Mục tiêu
a) Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được và trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng, vận dụng những hiểu biết của mình về vitamin và muối khoáng trong lập khẩu phần và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.
b) Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh.
c) Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn. Có ý thức trong việc cung cấp vitamin và muối khoáng cho cơ thể.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8 b) Chuẩn bị của HS: - Sưu tầm các tư liệu và tranh ảnh về vai trò của VTM và muối khoáng
Bảng phụ bảng, phiếu học tập
3. Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 8.
a) Kiểm tra bài cũ:(5’ - kiểm tra miệng)
* Câu hỏi: Cơ chế nào giúp điều hòa thân nhiệt? Nêu biện pháp chống nóng và chống lạnh
* Đáp án:
* Cơ chế giúp điều hòa thân nhiệt: 6 điểm
- Khi trời nóng: mạch máu dưới da dãn ra, tiết mồ hôi
- Khi trời lạnh: Mạch máu dưới da co lại, cơ chân lông co. Rét quá có phản xạ run, gây sởn gai ốc.
* Biện pháp: 4 điểm
- Ăn uống hợp lý
- Sử dụng các phương tiện chống nóng , nhà cửa thoáng mát về mùa hè
- Sử dụng các phương tiện chống lạnh, nhà của kín đáo ấm áp về mùa đông.
- Rèn luyện thể dục thể thao hợp lý
- Trồng nhiều cây xanh.
Đặt vấn đề vào bài mới: Cơ thể ngoài việc cần dinh dưỡng và ôxi để hoạt động còn phải có đủ các vitamin và muối khoáng. Vậy vitamin và muối khoáng có vai trò gì với cơ thể và các hoạt động của cơ thể? Ta sẽ tìm hiểu điều đó qua nội dung bài hôm nay:
Ngày soạn:....../........../ 2011 Ngày dạy:..../......./2011 Lớp 8A Ngày dạy../../2011 Lớp 8B Ngày dạy../../2011 Lớp 8C HỌC KỲ II TIẾT 36. THÂN NHIỆT _______________________ 1. Mục tiêu: a) Kiến thức: Giúp học sinh nắm được khái niệm thân nhiệt, các cơ chế điều hòa thân nhiệt. Giải thích được cơ sở khoa học và biết vận dụng các biện pháp chống nóng và chống lạnh để phòng cảm nắng và cảm lạnh. b) Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. c) Thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn. Có ý thức bảo vệ cơ thể. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8. b) Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: 8......... a) Kiểm tra bài cũ:(Không kiểm tra, tiết trước kiểm tra học kỳ) * Đặt vấn đề vào bài mới: Cơ thể người luôn có quá trình tỏa nhiệt và thu nhiệt. Vậy nhiệt độ cơ thể thay đổi như thế nào? Cơ chế nào giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt? Ta xét bài hôm nay: b) Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV Thân nhiệt người luôn ổn định không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường cao hay thấp. Vậy có được điều này là do đâu? I. Thân nhiệt: (10’) GV ?TB HS ?TB HS Y/c HS nghiên cứu thông tin mục I- 105 Thân nhiệt là gì? người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì? Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế: Ở miệng: Ở nách(nhiệt độ thấp hơn một chút) Ở hậu môn(nhiệt độ cao hơn một chút) Đo thân nhiệt để xác định tình trạng sức khỏe của cơ thể Nhiệt độ cơ thể thường là bao nhiêu độ C? Tại sao người có nhiệt độ cơ thể luôn ổn định? Nhiệt độ cơ thể là khoảng 370c ở người bình thường, không dao động quá 0,50c Þ Cơ thể có nhiệt độ luôn ổn định là do quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào sản ra nhiệt. Nhiệt tỏa ra ngoài môi trường qua da. hệ hô hấp, bài tiết. Vì vậy, đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt giúp cơ thể luôn có nhiệt độ ổn định là nhờ cơ chế điều hòa thân nhiệt. - Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể. - Đo thân nhiệt để xác định tình trạng sức khỏe của cơ thể. - Nhiệt độ cơ thể người luôn ổn định ở mức 370c. Có được điều này là do cơ thể có sự điều hòa thân nhiệt nhằm cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt. GV Vậy cơ chế điều hòa thân nhiệt của cơ thể diễn ra như thế nào? Ta xét: II. Sự điều hòa thân nhiệt: (17’) GV ?TB HS ?TB HS ?TB HS ?G HS ?TB HS ?G HS ?TB HS Y/c HS nghiên cứu thông tin mục II-105 Dựa vào thông tin cho biết cơ chế điều hòa thân nhiệt diễn ra nhờ yếu tố nào? Nhờ da và hệ thần kinh Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh ra nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã thoát đi đâu và dùng để làm gì? Quá trình dị hóa luôn sinh ra năng lượng. Năng lượng đó dùng để cung cấp cho các hoạt động sống để: Sinh ra công sử dụng trong các hoạt động Sinh ra nhiệt để bù lại cho lượng nhiệt bị mất đi Tổng hợp chất sống mới Þ Nhưng cuối cùng đều biến thành nhiệt làm cơ thể nóng lên. Cơ thể tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh, qua da, hô hấp, bài tiết Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào? Tỏa nhiệt nhờ toát mồ hôi, dãn mạch máu dưới da, thở gấp Vì sao khi mùa hè, da hồng hào, còn về mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tím tái hoặc sởn gai ốc? Mùa hè da hồng hào vì mạch máu dưới da dãn ra, máu đến da nhiều hơn, cơ thể tỏa nhiệt vào không khí dễ dàng Mùa đông da tím tái vì mạch máu co lại rút máu vào trong, máu đến da ít hơn, cơ chân lông co gây sởn gai ốc, cơ thể giảm bớt sự thoát nhiệt và tăng cường sinh nhiệt. Khi trời nắng độ ẩm không khí cao. không thoáng gió(trời oi bức) cơ thể phản ứng như thế nào? Cơ thể thường toát mồ hôi khó khăn, có thể dễ dàng bị cảm Từ các kiến thức đã khai thác, em rút ra kết luận gì về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt? Da có vai trò quan trọng trong sự điều hòa thân nhiệt như co, dãn mạch máu dưới da, tiết mồ hôi, cơ chân lông co, duỗi,đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt. Tất cả các hoạt động nhằm điều hòa thân nhiệt của cơ thể diễn ra được là nhờ đâu? Là nhờ vai trò của hệ thần kinh: sự tăng hay giảm mặt dị hóa của tế bào để điều tiết quá trình sinh nhiệt cùng các phản ứng co dãn các mạch máu dưới da, sự tăng hay giảm tiết mồ hôi, co duỗi chân lông để điều tiết sự tỏa nhiệt của cơ thể đều là các phản xạ Như vậy Þ * Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt: - Da có vai trò quan trọng trong sự điều hòa thân nhiệt như co, dãn mạch máu dưới da, tiết mồ hôi, cơ chân lông co, duỗi,đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt * Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt: - Hệ thần kinh giữ vai trò chỉ đạo trong các hoạt động điều hòa thân nhiệt. GV Trong thực tế, có những biện pháp nào để chống nóng và chống lạnh hiệu quả? Ta xét: III. Phương pháp phòng chống nóng và chống lạnh: (12’) ?TB HS ?TB HS ?TB HS ?G HS ?G HS Trong trường hợp nào thì cơ thể dễ bị cảm? Khi nhiệt độ môi trường tăng cao mà không thông thoáng, sự tỏa nhiệt của cơ thể vào không khí gặp khó khăn, mồ hôi không thoát ra được làm nhiệt độ cơ thể tăng cao nên cơ thể dễ bị cảm. Đi nắng hay vừa lao động xong, nhiệt độ cơ thể đang tăng cao mà tắm ngay hoặc ngồi nghỉ nơi có nhiều gió lùa cũng làm cơ thể dễ bị cảm. Mùa rét nhiệt độ không khí xuống thấp. cơ thể bị mất nhiệt nếu không có sự giữ ấm cơ thể thì cũng dễ bị cảm lạnh Chế độ ăn uống về mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào? Mùa đông có nhiệt độ môi trường xuống thấp, cơ thể dễ tỏa nhiệt vào không khí. Do đó cần các thức ăn có nhiều năng lượng(nhiều lipit) để tăng mặt dị hóa, tăng sinh ra nhiệt cho cơ thể, đồng thời cơ thể hạn chế bớt sự thoát nhiệt. Mùa hè nhiệt độ không khí tăng cao, cơ thể cần nhiều thức ăn mát, nhiều vitamin, do vậy cần ăn nhiều hoa quả tươi. Vậy cần có những biện pháp nào để chống nóng và chống lạnh hiệu quả? Ăn uống hợp lý Sử dụng các phương tiện chống nóng nhà của cần thoáng mát về mùa hè. Sử dụng các tiên nghi sinh hoạt để chống rét hiệu quả, nhà cửa kín đáo về mùa đông. Rèn luyện thể dục thể thao hợp lý để chống nóng và chống lạnh hiệu quả Trồng nhiều cây xanh là biện pháp tốt nhất để chống nóng và chống rét hiệu quả. Tại sao rèn luyện thể dục thể thao lại liên quan đến việc chống nóng và chống lạnh? Giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng tăng sự chịu đựng của cơ thể Trồng cây xanh là biện pháp chống nóng và chống lạnh hiệu quả. Vì sao? Do cây xanh hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời làm giảm nhiệt độ của môi trường xung quanh - Ăn uống hợp lý - Sử dụng các phương tiện chống nóng nhà của cần thoáng mát về mùa hè. - Sử dụng các tiên nghi sinh hoạt để chống rét hiệu quả, nhà cửa kín đáo về mùa đông. - Rèn luyện thể dục thể thao hợp lý để chống nóng và chống lạnh hiệu quả - Trồng nhiều cây xanh là biện pháp tốt nhất để chống nóng và lạnh hiệu quả. (HS đọc kết luận chung- sgk trang106) * KLC/ trang 106 c) Củng cố, luyện tập: 5’ ? HSTB: Cơ chế nào giúp điều hòa thân nhiệt khi trời nóng và lạnh? - Trời nóng: nhiệt độ không khí nóng nhưng thấp hơn nhiệt độ môi trường, mạch máu dưới da dãn ra, giúp cơ thể tỏa nhiệt vào không khí dễ dàng nhiệt độ không khí nóng nhưng cao hơn nhiệt độ môi trường, mạch máu dưới da dãn ra, tiết mồ hôi giúp cơ thể tỏa nhiệt vào không khí dễ dàng Trời lạnh: Mạch máu dưới da co lại, rút máu vào trong cơ thể tăng sinh nhiệt, giảm thoát nhiệt, cơ chân lông co gây sởn gai ốc.Rét quá gây phản xạ run. ? HSKG: Để phong chống nóng và lạnh hiệu quả cần chủ ý điều gì? - Ăn uống hợp lý - Sử dụng các phương tiện chống nóng nhà của cần thoáng mát về mùa hè. - Sử dụng các tiên nghi sinh hoạt để chống rét hiệu quả, nhà cửa kín đáo về mùa đông. - Rèn luyện thể dục thể thao hợp lý để chống nóng và chống lạnh hiệu quả - Trồng nhiều cây xanh là biện pháp tốt nhất để chống nóng và lạnh hiệu quả. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 2’ - Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 106 - Làm bài tập 2 trang 106 - Đọc trước và chuẩn bị bài mới. ********************************** Ngày soạn:......./........../ 2011 Ngày dạy:..../......./2011 Lớp 8A Ngày dạy../../2011 Lớp 8B Ngày dạy../../2011 Lớp 8C TIẾT 37: VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được và trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng, vận dụng những hiểu biết của mình về vitamin và muối khoáng trong lập khẩu phần và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. b) Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. c) Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn. Có ý thức trong việc cung cấp vitamin và muối khoáng cho cơ thể. 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8 b) Chuẩn bị của HS: - Sưu tầm các tư liệu và tranh ảnh về vai trò của VTM và muối khoáng Bảng phụ bảng, phiếu học tập 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: 8............. a) Kiểm tra bài cũ:(5’ - kiểm tra miệng) * Câu hỏi: Cơ chế nào giúp điều hòa thân nhiệt? Nêu biện pháp chống nóng và chống lạnh * Đáp án: * Cơ chế giúp điều hòa thân nhiệt: 6 điểm - Khi trời nóng: mạch máu dưới da dãn ra, tiết mồ hôi - Khi trời lạnh: Mạch máu dưới da co lại, cơ chân lông co. Rét quá có phản xạ run, gây sởn gai ốc. * Biện pháp: 4 điểm - Ăn uống hợp lý - Sử dụng các phương tiện chống nóng , nhà cửa thoáng mát về mùa hè - Sử dụng các phương tiện chống lạnh, nhà của kín đáo ấm áp về mùa đông. - Rèn luyện thể dục thể thao hợp lý - Trồng nhiều cây xanh. Đặt vấn đề vào bài mới: Cơ thể ngoài việc cần dinh dưỡng và ôxi để hoạt động còn phải có đủ các vitamin và muối khoáng. Vậy vitamin và muối khoáng có vai trò gì với cơ thể và các hoạt động của cơ thể? Ta sẽ tìm hiểu điều đó qua nội dung bài hôm nay: b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng GV Cơ thể cần vitamin như thế nào? Ta xét: I. Vitamin: (24’) GV GV ?Tb HS GV ?Tb GV ?Tb HS ?K HS ?Tb HS ?Tb HS ?Tb HS ?Tb HS Vitamin là những hợp chất hóa học tương đối đơn giản có trong thức ăn với một lượng rất nhỏ. Tuy không cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng vitamin vô cùng cần thiết cho sự sống. Y/c HS nghiên cứu thông tin mục I-107 Dựa vào thông tin cho biết nếu cơ thể thiếu vitamin thì dẫn tới hiện tượng gì? Thiếu vitamin sẽ gây các tình trạng bệnh lý: Thiếu vitamin A sẽ gây bệnh quáng gà, còi xương Thiếu vitamin B s ... .............. 8D............................. 8E............................. TIẾT 70: ĐẠI DỊCH AIDS THẢM HỌA CỦA LOÀI NGƯỜI Phần chuẩn bị: Mục tiêu bài dạy: Kiến thức: Giúp học sinh nắm được rõ tác hại của bệnh, đặc điểm và lối sống của vi rút gây bệnh AIDS. Xác định được con đường lây truyền và cách phòng tránh. Xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh và quan hệ tình dục an toàn. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. Thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn. có ý thức nghiêm túc xây dựng lối sống lành mạnh cho bản thân. Phương tiện: Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8 Tranh vẽ phóng to các hình 65 Bảng phụ bảng 65, phiếu học tập Học sinh: Đọc trước bài mới B. Phần thể hiện tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: 8A:.. 8B:.. 8C:.. 8D:.. 8E:.. Kiểm tra bài cũ:(6’ - kiểm tra miệng) ?HSTB:Nêu rõ tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai? Bệnh lậu:6 điểm (Mỗi ý đúng cho 2 điểm): Ở nam: gây vô sinh do hẹp đường dẫn tinh vì sau khi viêm để lại sẹo trên đường đi của tinh trùng Ở nữ: do tắc ống dẫn trứng: Có nguy cơ chửa ngoài dạ con Con sinh ra có thể bị mù lòa do nhiễm khuẩn khi qua âm đạo. Bệnh giang mai:4 điểm(mỗi ý đúng cho 2 điểm) Tổn thương vĩnh viễn các phủ tạng tim gan thận và hệ thần kinh. Con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc dị dạng bẩm sinh. Bài mới: Vào bài: AIDS là căn bệnh đến nay đã lan rộng trên khắp tất cả các châu lục, ở tất cả các đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi màu daVậy điều gì đã khiến căn bệnh này có thể hoành hành như vậy?Làm thế nào để không mắc căn bệnh đáng sợ đó? Ta sẽ tìm hiểu vấn đề đó qua nội dung bài hôm nay: Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm Chuyển:Để tìm hiếu về căn bệnh này, trước hết ta xét nội dung thứ nhất của bài: I. AIDS là gì? HIV là gì?: (11’) Hoạt động I: Tìm hiểu về AIDS, HIV. Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm về AIDS, HIV, hiểu được vì sao AIDS là thảm họa của loài người. Thực hiện: Hoạt động độc lập của học sinh. HS nghiên cứu thông tin mục I/130 Từ thông tin và hiểu biết thực tế, hãy cho biết AIDS là gì? (AIDS là chữ viết tắt trong thuật ngữ quốc tế, nghĩa tiếng Việt là”Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải” AIDS do nguyên nhân nào gây ra? Do một loại vi rút có tên viết tắt là HIV() gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Chúng xâm nhập vào cơ thể phá hủy hệ thống miễn dịch bằng cách tấn công vào các tế bào Limphô T, làm cơ thể mất khả năng chống lại các bệnh. Vi rút HIV có cấu tạo như thế nào? Vi rút HIV có dạng hình cầu, gồm phần vỏ có các Glicôprôtêin và phần lõi ARN có Protein ở ngoài làm thành lớp áo và lõi ARN ở trong mang các ezim sao chép ngược. Khi người đã bị AIDS có thể chết bởi những bệnh mà thông thường cơ thể có khả năng chống lại nên được gọi chung là bệnh “cơ hội” Dựa vào thông tin trên hãy hoàn chỉnh bảng 65? Phương thức lây truyền HIV/AIDS Tác hại của HIV/AIDS Qua truyền máu Qua quan hệ tình dục không an toàn Qua nhau thai Làm cơ thể mất khả năng đề kháng với bệnh tật (GV gọi HS báo cáo, HS khác nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh) Từ bảng đã hoàn chỉnh hãy nêu phương thức lây truyền HIV/AIDS? Có 3 con đường: Qua truyền máu Qua quan hệ tình dục không an toàn Qua nhau thai. Bệnh gây những tác hại gì? (phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể dẫn đến cơ thể mất khả năng đề kháng với bệnh tật và dẫn đến tử vong) Chuyển:Với khái niệm về AIDS và vi rút HIV như đã nghiên cứu thì tại sao HIV/AIDS lại trở thành thảm họa của loài người? Ta sẽ tìm hiểu điều đó thông qua nội dung phần tiếp theo: II.Đại dịch AIDS - thảm họa của loài người: (11’) Hoạt động II: Tìm hiểu về lí do để HIV/AIDS lại trở thành thảm họa của loài người Mục tiêu: HS nắm được những nguyên nhân là cho AIDS có khả năng lan truyền với tốc độ cao. Thực hiện: Hoạt động độc lập của HS HS nghiên cứu thông tin mục II/204 Những lí do nào khiến HIV/AIDS trở thành thảm họa của loài người? Cho tới nay khoa học vẫn chưa nghiên cứu thành công một loại thuốc đặc trị nào đối với HIV/AIDS, chỉ mới có một số loại thuốc có khả năng hạn chế tốc độ phát triển của chúng nhưng giá thành còn rất cao, trong đó có AZT đã được vào sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS. Cái chết đối với bệnh nhân HIV/AIDS là không tránh khỏi. AIDS gây tử vong cao: tới 90% người mắc AIDS bị chết sau 5- 10 năm. AIDS phát triển nhanh chóng và rộng khắp trên thế giới: Năm 1981: phát hiện ca bệnh đầu tiên tại Mĩ là người đồng tính luyến ái và mới chỉ có một vài chục bệnh nhân ở một số nước Năm 1991: đã có 10 triệu người nhiễm HIV ở 167/180 nước. Đến tháng 12/2000: con số nhiễm HIV là 36,1 triệu người Tháng 11/ 2001: đã lên tới 40 triệu, trong số đó có 2,8 triệu người bị nhiễm là dưới 15 tuổi. HS nghiên cứu mục”Em có biết”/205 Từ thông tin mục I và thông tin em có biết em có nhận xét gì về sự phát triển của AIDS ở Việt nam? Cũng như các quốc gia khác, Việt nam có số người bị nhiễm HIV/AIDS tăng lên nhanh chóng: Tính đến 18/12/2001: Số người bị nhiễm HIV là 42.976 người Số người chuyển sang AIDS là 6.398 người. Số người đã chết vì AIDS là 3.519 người Tính đến 19/7/2003: Số người bị nhiễm HIV là 68.000 người Số người chuyển sang AIDS là 10.500 người. Số người đã chết vì AIDS là 5.900 người Phân bố nhiễm HIV/AIDS theo năm(tính đến 29/6/2001: Năm Số người nhiễm HIV 1990 1 1991 0 1992 11 1993 1.148 1994 1.340 1995 1.412 1996 1.668 1997 2.742 1998 4.316 1999 7.149 2000 9.087 29/6/2001 8.637 Tổng cộng 37.411 Như vậy: Ở Việt nam chỉ tính riêng trong vòng hơn 10 năm, số người bị nhiễm HIV từ 1 đã tăng lên 8.637 làm tổng cộng số người bị nhiễm lên tới 37.411 người (HS nghiên cứu tiếp thông tin mục Em có biết /sgk trang 206) Dựa vào thông tin cho biết những nhóm tuổi nào có nguy cơ nhiễm HIV? Nguy cơ cao nhất rơi vào lứa tuổi nào? Bất cứ nhóm tuổi nào đều có nguy cơ nhiễm HIV (từ 50,) Nhóm có nguy cơ nhiễm lớn nhất là: nhóm tuổi từ 20-29: tới 18.582 người nhóm tuổi từ 30-39: tới 8.696 người nhóm tuổi từ 40-49: tới 4.640 người nhóm tuổi từ 13-19: tới 3.582 người nhóm tuổi không rõ: tới 967 người nhóm tuổi >50 tuổi: tới 717 người nhóm tuổi <3 tuổi: tới 227 người Cũng từ mục em có biết em có nhận xét gì về sự lây nhiễm HIV ở nam nữ? Tính đến 29/6/2001: Giới Số người nhiễm HIV Tỉ lệ % Nam 31.637 84,59 Nữ 5.541 14,81 Không rõ 223 0,60 Tổng cộng 37.411 100% ÞNhư vậy: bất cứ giới tính nào có thể nhiễm HIV/AIDS. Nếu phân bố nhiễm HIV theo nhóm nguy cơ thì nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao là nhóm Nghiện chích ma túy chiếm 22.700 trên tổng số người bị nhiễm là 37.411(chiếm 60,98%) Chưa có thuốc đặc trị đối với AIDS. Gây tử vong cao. AIDS phát triển nhanh chóng và rộng khắp thế giới. Mọi màu da, lứa tuổi, giới tính, giàu nghèo,đều có thể nhiễm HIV/AIDS. Chuyển:Từ thực trạng trên, để tránh lây nhiễm AIDS cần có biện pháp gì? Ta xét: III. Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS: (11’) Hoạt động II: Tìm hiểu về Biện pháp tránh lây nhiễm AIDS. Mục tiêu: HS nắm được các biện pháp tránh lây nhiễm AIDS. Thực hiện: Hoạt động nhóm, độc lập của học sinh. HS nghiên cứu thông tin mục III/204 Từ thông tin cho biết vì sao HIV/AIDS có thể lan tràn thành đại dịch với tốc độ khủng khiếp? -Do thời kỳ lây nhiễm HIV có thể kéo dài từ 2-10 năm. Trong thời kỳ này người bệnh vẫn khỏe mạnh bình thường không có triệu chứng gì rõ rệt nhưng cũng chính vì thế mà khả năng lây truyền sang người khác rất lớn do không biết cách phòng tránh. Muốn tránh lây nhiễm HIV/AIDS biện pháp nào là tốt nhất? Chủ động phòng tránh tích cực Muốn biết có thể phòng tránh tích cực như thế nào? Cả lớp hoạt động nhóm. Dựa vào con đường lây nhiễm các nhóm thảo luận tự đề xuất các biện pháp phòng tránh bị lây nhiễm HIV/AIDS (GV dành thời gian cho nhóm thảo luận, sau đó gọi nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh ĐÁP ÁN NHƯ SAU: Không tiêm chích ma túy Không truyền máu đã nhiễm HIV, không dùng các dụng cụ y tế chưa khử trùng Không quan hệ tình dục không an toàn (nhất là với đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao như gái mại dâm, người nghiện ma túy, người đồng tính luyến ái) Mẹ nhiễm HIV không nên có con. Từ phiếu học tập đã hoàn thành một em hãy nêu biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/ AIDS? (HS đọc nội dung đáp án ở trên) Cần chủ động phòng tránh tích cực bằng cách: Không tiêm chích ma túy Không truyền máu đã nhiễm HIV, không dùng các dụng cụ y tế chưa khử trùng Sống chung thủy, không quan hệ tình dục với nhiều người (nhất là với đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao như gái mại dâm, người nghiện ma túy, người đồng tính luyến ái) Mẹ nhiễm HIV không nên có con. (HS đọc kết luận chung- sgk trang) * KLC/ trang * Củng cố: 5’ ? HSTB: ? HSKG: ? HSTB: III. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: 1’ - Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang - Làm bài tập - Đọc mục” Em có biết” - Đọc trước và chuẩn bị bài mới Ngày soạn:..../...../........... Ngày giảng: 8A........................... 8B............................. 8C............................. 8D............................. 8E............................. CHƯƠNG: TIẾT TÊN BÀI Phần chuẩn bị: Mục tiêu bài dạy: Kiến thức: Giúp học sinh nắm được Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. Thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn. Phương tiện: Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8 Tranh vẽ phóng to các hình Bảng phụ bảng, phiếu học tập Học sinh: Đọc trước bài mới Phần thể hiện tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: 8A:.. 8B:.. 8C:.. 8D:.. 8E:.. Kiểm tra bài cũ:( - kiểm tra miệng) ?HSTB: Bài mới: Vào bài: Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm Chuyển: I. Tiêu đề thứ nhất: () Hoạt động I: Tìm hiểu về Mục tiêu: Học sinh nắm được Thực hiện: Hoạt động Nội dung của hoạt động I Chuyển: II. Tiêu đề thứ hai: () Hoạt động II: Tìm hiểu về Mục tiêu: HS nắm được Thực hiện: Hoạt động Nội dung của hoạt động II Chuyển: III. Tiêu đề thứ ba: () Hoạt động II: Tìm hiểu về Mục tiêu: HS nắm được Thực hiện: Hoạt động Nội dung của hoạt động III (HS đọc kết luận chung- sgk trang) * KLC/ trang * Củng cố: 5’ ? HSTB: ? HSKG: ? HSTB: III. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: 1’ - Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang - Làm bài tập - Đọc mục” Em có biết” - Đọc trước và chuẩn bị bài mới
Tài liệu đính kèm: