Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 39 đến 64 - Trường THCS Xuân Thu

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 39 đến 64 - Trường THCS Xuân Thu

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.

1/ Kiến thức: - HS phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, mối quan hệ giữa chúng, phân biệt được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.

2/ Kĩ năng: - Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích và hoạt động nhóm.

3/ Thái độ:- Giáo dục cho hs biết qúy trọng TV

II. Chuẩn bị:

 GV: Tranh H 31.1 sgk

 HS: tìm hiểu trước bài.

III. Tiến trình lên lớp:

 1. ổn định:

 2. Bài cũ:

 Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì. Việc nuôi ong trong vườn hoa ăn qủa có ích lợi gì?

 3. Bài mới:

 a. Đặt vấn đề:

Tiếp theo qúa trình thụ phấn là hiện tượng thụ tinh dẫn đến kết hạt và tọ quả. Vậy thụ tinh là gì ? Kết hạt và tạo quả ra sao ? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này.

 b. Triển trai bài:

Hoạt động thầy trò Nội dung

HĐ 1:

- GV y/c hs quan sát hình 31.1 và tìm hiểu thông tin sgk cho biết:

+Sau khi thụ tinh hạt phấn phát triển như thế nào?

- HS trả lời, bổ sung

- GV chốt lại kiến thức.

HĐ 2:

- GV y/c hs quan sát lai hình 31.1 và tìm hiểu thông tin mục 2 sgk.

- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi mục 2 sgk

- HS đại diện các nhóm trả lời, nhận xét bổ sung.

- GV chốt lại kiến thức.

HĐ 3:

- GV y/c hs tìm hiểu nội dung mục 3 sgk.

- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi lệnh sgk.

- HS đại diện nhóm trả lời, nhận xét bổ sung.

- GV nhận xét kết luận. 1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn.

- Sau khi thụ tinh hạt phấn hút ẩm nảy mầm thành ống phấn, TBSD đực được chuyển đến đầu ống phấn.

- ống phấn qua đầu nhụy vào vòi nhụy đến bầu nhụy tiếp xúc với noãn, TBSD đực chui vào noãn.

2. Thụ tinh.

- Thụ tinh là hiện tượng TBSD đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với TBSD cái (trứng) có trong noãn tạo thành 1 TB mới gọi là hợp tử.

- Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.

3. Kết hạt và tạo quả.

- Sau khi thụ tinh hợp tử phát triểu thành phôi.

- Noãn phát triển thành hạt chứa phôi (võ noãn phát triển thành võ hạt, phần còn lại chứa chất dự trữ)

- Bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt.

 

doc 44 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 39 đến 64 - Trường THCS Xuân Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39
Bài 30: thụ phấn (T2)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
1/ Kiến thức: - HS giải thích được tác dụng những đặc điểm thường có ở hoa tự thụ phấn nhờ gió, phân biệt được đặc điểm các hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
2/ Kĩ năng: - Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm.
3/ Thái độ:- Giáo dục cho hs biết vận dụng kiến kthức thụ phấn vàoc trồng trọt.
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh H 30.3 - 5 sgk
 HS: Tìm hiểu trước bài
III. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định: 
 2. Bài cũ: Thụ phấn là gì ? Đặc điểm của hoa tự thụ phấn nhờ sâu bọ.
 3. Bài mới:
 a. Đặt vấn đề:
	Giao phấn không những nhờ sâu bọ, ở nhiều hoa gió có thể mang phấn của hoa này chuyển đến nơi khác.
 b. Triển trai bài:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
HĐ 1: 
- GV y/c hs quan sát tranh hình 30.3, tìm hiểu nội dung thông tin sgk
- HS các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Hoa thụ phấn nhờ gió thường có đặ điểm gì?
+ Những đặc điểm đó có lợi ích gì cho sự thụ phấn nhờ gió?
- HS đại diện các nhóm trả lời, nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
HĐ 4: 
- GV y/c hs tìm hiểu nội dung * và quan sát hình 30.5 sgk cho biết:
+ Con người đã biết làm gì để ứng dụng hiểu biết vào thụ phấn?
+ Em biết thêm những gì qâu bài học này?
- HS trả lời, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức.
* GV y/c hs đọc mục ghi nhớ cuối bài.
3. Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió.
- Hoa thường tập trung ở ngọn cây (hoa đực trên hoa cái)
- Bao phấn thường tiêu giảm
- Chỉ nhị dài hạt phấn treo lũng lẵng.
- Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ
- Đầu nhụy dài có lông dính.
VD: Hoa ngô, phi lao
4. ứng dụng kiến thức thụ phấn.
- Con người có thể chủ động giúp cây giao phấn làm tăng hiệu quả sản xuất, tạo được giống lai mới, có phẩm chất tốt và năng suất cao.
+ Thụ phấn cho hoa
+ Tạo điều kiện cho hoa giao phấn
+ Giao phấn giữa các cây khác giống khác nhau Ư giống mới.
IV. Củng cố: 	? Thụ phấn cho hoa nhừm mục đích gì.
	 ? Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió.
 V. Dặn dò: 
	Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài
	Đọc mục em có biết
	Xem trướca bài mới.
 -------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Tiết 40
Bài 31: thụ tinh, kết hạt và tạo quả
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
1/ Kiến thức: - HS phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, mối quan hệ giữa chúng, phân biệt được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
2/ Kĩ năng: - Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích và hoạt động nhóm.
3/ Thái độ:- Giáo dục cho hs biết qúy trọng TV
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh H 31.1 sgk
 HS: tìm hiểu trước bài.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định: 
 2. Bài cũ: 
 Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì. Việc nuôi ong trong vườn hoa ăn qủa có ích lợi gì?
 3. Bài mới:
 a. Đặt vấn đề:
Tiếp theo qúa trình thụ phấn là hiện tượng thụ tinh dẫn đến kết hạt và tọ quả. Vậy thụ tinh là gì ? Kết hạt và tạo quả ra sao ? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
 b. Triển trai bài:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
HĐ 1: 
- GV y/c hs quan sát hình 31.1 và tìm hiểu thông tin sgk cho biết:
+Sau khi thụ tinh hạt phấn phát triển như thế nào?
- HS trả lời, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức.
HĐ 2: 
- GV y/c hs quan sát lai hình 31.1 và tìm hiểu thông tin mục 2 sgk.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi s mục 2 sgk
- HS đại diện các nhóm trả lời, nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
HĐ 3: 
- GV y/c hs tìm hiểu nội dung * mục 3 sgk.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi lệnh s sgk.
- HS đại diện nhóm trả lời, nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét kết luận.
1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn.
- Sau khi thụ tinh hạt phấn hút ẩm nảy mầm thành ống phấn, TBSD đực được chuyển đến đầu ống phấn.
- ống phấn qua đầu nhụy vào vòi nhụy đến bầu nhụy tiếp xúc với noãn, TBSD đực chui vào noãn.
2. Thụ tinh.
- Thụ tinh là hiện tượng TBSD đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với TBSD cái (trứng) có trong noãn tạo thành 1 TB mới gọi là hợp tử.
- Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.
3. Kết hạt và tạo quả.
- Sau khi thụ tinh hợp tử phát triểu thành phôi.
- Noãn phát triển thành hạt chứa phôi (võ noãn phát triển thành võ hạt, phần còn lại chứa chất dự trữ)
- Bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt.
 IV, củng cố:
	Thụ tinh là gì ?
	Thụ tinh và thụ phấn có gì khác nhau ?
	Quả và hạt do bộ phận nào tạo thành ?
 V. Dặn dò: 
	Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài
	Đọc mục em có biết
	Xem trước bài mới.
 Chuẩn bị theo nhóm các loại quả như SGK
 --------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 41 Chương VII: quả và hạt
Bài 32: các loại quả
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
1/ Kiến thức:- HS nắm được cách phân chia quả thành các nhóm quả khác nhau, biết được các nhóm quả chính dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả và thịt quả.
2/ Kĩ năng: - Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, nhận biết, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm
3/ Thái độ:- Giáo dục cho hs biết vận dụng kiến thức để biết cách bảo vệ, chế biến quả và hạt sau khi thu hoạch.
II. Chuẩn bị:
 GV: Vật mẫu, tranh hình 31.1 sgk
 HS: Tìm hiểu trước bài.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định: 
2. Bài cũ: -Thụ tinh là gì ? Thụ tinh quan hệ với thụ phấn như thế nào ?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
 Sauk hi thụ tinh thì được kết hạt và tạo quả. Vậy có những loại quả nào ? Để hiểu rỏ hôm nay chúng ta tìm hiểu qua bài này.
 b. Triển trai bài:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
HĐ 1: 
- GV y/c hs quan sát hình 31.1 sgk và vật mẫu.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi lệnh s mục 1 sgk.
- HS đại diện các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung (có nhiều cách phân chia, dựa vào hạt 3 nhóm, công dụng 2 nhóm, màu sắc 2 nhóm, vỏ quả 2 nhóm).
- GV nhận xét, tổng hợp kết quả.
HĐ 2:
 - GV y/c hs tìm hiểu nội dung * mục 2 và quan sát hình 32.1 sgk cho biết:
? Dựa vào vỏ quả người ta chia quả thành mấy nhóm, đó là những nhóm nào.
- Các nhóm vậnn dụng kiến thức hoàn thành lệng mục a sgk.
- HS đại diện nhóm trả lời, nhận xét và bổ sung
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
- GV y/c hs tìm hiểu thông tin * mục b, đồng thời quan sát hình 32.1 sgk.
- Các nhómkthảo luận trả lời câu hỏi s mục b.
- HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
1. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả.
- Có nhiều cách phân chia:
 Nhiều hạt
+ Hạt: Có 3 nhóm Một hạt
 Không hạt
 Nhóm ăn được
+ Công dụng: 2 nhóm 
 Không ăn được
 Màu sặc sở
+ Màu sắc: 2 nhóm 
 Nâu xám
 Quả khô
+ Vỏ quả: 2 nhóm 
 Quả thịt
2. Các loại quả chính.
- Gồm 2 loại quả chính: quả khô và quả thịt
a. Quả khô:
- Quả khô khi chính thì vỏ khô, cứng và mỏng.
- Có 2 loại quả khô:
+ Quả khô nẻ: cải, bông
+ Quả khô không nẻ: Phượng, thìa là.
b. Các loại quả thịt:
- Quả thịt khi chín thì mềm, vỏ dày và chứa đầy thịt quả.
- Có 2 loại quả thịt:
+ Quả toàn thịt gọi là quả mọng: cà chua, chanh.
+ Quả có hạch cứng bao bọc hạt gọi là quả hạch: Táo, mơ..
IV, Củng cố:
	? Vì sao phải thu hoạch đỗ xanh.. trước khi quả chín khô và lúc trời mát.
 V. Dặn dò: 
	Học bài cũ, trã lời câu hỏi cuối bài
	Đọc mục em có biết.
	Xem trước bài mới.
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 42
Bài 33: hạt và các bộ phận của hạt
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
1/ Kiến thức:- HS kể tên được các bộ phận của hạt, phân biệt được hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm.
2/ Kĩ năng: - Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, nhận biết, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm.
3/ Thái độ:- Giáo dục cho hs biết cách chọn giống và bảo vệ hạt giống.
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh hình 33.1-2 sgk và mẫu vật
 HS: Mẫu vật, tìm hiểu trước bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định: 
2. Bài cũ: 
 - Dựa vào đâu để phân biệt quả khô và quả thịt ? Kể tên 3 loại quả khô và 3 loại quả thịt ?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
 Hạt là bộ phận tạo thành cây mới đối với thực vật sinh sản hữu tính. Vậy hạt có cấu tạo như thế nào ? Hôm nay chúng ta học bài này.
 b. Triển trai bài:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
HĐ 1: 
- GV y/c hs quan sát H 33.1-2 sgk
- Các nhóm thảo luận hoàn thiệu lệnh s mục 1 sgk.
- HS đại diện nhóm trả lời, nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét tổng hợp ý kiến thảo luận, chốt lại kiến thức.
HĐ 2: 
- GV y/c hs tìm hiểu thông tin sgk.
- Hs so sánh tư liệu trong bảng phụ, phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt đỗ xanh và hạt ngô.
- Dựa vào mục 1 và thông tin mục 2 cho biết:
+ Hạt 2 lá mầm khác hạt 1 lá mầm ở chỗ nào?
+ Thế nào là cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
1. Các bộ phận của hạt.
(Bảng phụ)
 Vỏ hạt
- Hạt cấu tạo gồm: Phôi
 Chất d2 dự trữ
+ Vỏ hạt: Bao bọc hạt
+ Phôi gồm: Rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm.
+ Chứa chất dinh dưỡng dự trữ:
* Hạt 2 lá mầm chất dự trữ có trong lá mầm.
* Hạt 1 lá mầm chất dự trữ có trong phôi nhũ.
2. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.
- Cây 2 lá mầm là những cây phôi của hạt có 2 lá mầm.
VD: Đỗ đen, đỗ xanh
- Cây 1 lá mầm là những cây phôi của hạt có 1 lá mầm.
VD: Lúa, ngô..
 IV, Củng cố:
	- Hạt gồm những bộ phận nào?
	- Hạt cây 1 lá mầm khác cây 2 lá mầm ở chỗ nào?
 V. Dặn dò: 
	Học bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài
	Xem trước bài mới.
 --------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 43
Bài 34: phát tán của quả và hạt
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
1/ Kiến thức:- HS phân biệt được những cách phát tán khác nhau của quả và hạt, tìm ra những đặc điểm thích nghi với từng cách phát tán của các loại quả và hạt.
2/ Kĩ năng: - Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, tìm tòi, so sánh và hoạt động nhóm.
3/ Thái độ:- Giáo dụch cho hs biết vận dụng kiến thức vào thực tế trồng trọt.
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh hình 34.1 sgk
 HS: Tìm hiểu trước bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định: 
2. Bài cũ: + Nêu các bộ phận của hạt ? Hạt 1 lá mầm khác hạt 2 lá mầm ở điểm nào?
3. Bài mới:
 a. Đặt vấn đề:
	Cây thường cố định một chỗ nhưng quả và hạt của chúng lại được phát tán đi xa hơn nơi nó sống. Vậy những yếu tố nào để quả và hạt phát tán được ?
 b. Triển trai bài:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
HĐ 1: 
- GV y/c hs quan sát hình 34.1 sgk, mẫu vật và dựa vào hiểu biết thực tế thảo luận điền thông tin vào bảng sgk.
- HS các nhóm thảo luận hoàn thiện bảng phụ mục 1 sgk.
-HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả hoàn thiện bảng phụ trên bảng, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận  ... g sinh vật rất nhỏ bé mà bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được, những chúng lại có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và sức khỏe của con người. 
 b. Triển trai bài:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
HĐ 1: 
- GV y/c hs quan sát H 50.1 và tìm hiểu Ê mục 1 sgk:
- HS các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
? Vi khuẩn có những hình dạng như thế nào.
? Vi khuẩn có đặc điểm cấu tạo ra sao.
? Vi khuẩn có khả năng di chuyển được không.
- HS đại diện nhóm ktrả lời, nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
HĐ 2: 
 - GV y/c hs tìm hiểu Ê mục 2 sgk cho biết:
? Vi khuẩn có màu sắc giống TV hay không.
? Vi khuẩn có diệp lục không.
? Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách nào.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
HĐ 3: 
- GV y/c hs tìm hiểu Ê mục 3 sgk .
- HS các nhóm thực hiện s mục 3 sgk.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
HĐ 4:
- GV y/c hs tìm hiểu nội dung Ê và quan sát hình 50.2 sgk
- Các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập s mục a sgk.
- HS đại diện nhóm lên hoàn thành bảng phụ, hs khác nhận xét và bổ sung.
- GV y/c hs dựa vào bảng phụ và thong tin cho biết:
? Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên.
? Vi khuẩn có vai trò gì trong nong nghiệp và trong công nghiệp.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
- GV y/c hs tìm hiểu Ê mục b sgk cho biết:
? Vi khuẩn có tác hịa gì đến sức khỏe con người. Cho ví dụ minh họa.
? Nếu thức ăn không được ướp lạnh, phơi khô thì như thế nào.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
HĐ 5:
- GV y/c hs tìm hiểu Ê mục 5 sgk cho biết:
? Vi rút có hình dáng, kích thước và cấu tạo như thế nào.
? Vi rút sống ở đâu và có tác hại như thế nào.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
1. Hình dạng, kích thước vàc cấu tạo của vi khuẩn.
- Vi khuẩn là những sinh vật rất nhỏ bé (TB có kích thước từ 1 đến vài phần nghìn mm), có hình dạng khác nhau: hình cầu, hình que, hình xoăn..
- Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản, TB chưa có nhân chính thức.
2. Cách dinh dưỡng.
- Hầu hết vi khuẩn không có diệp lục, sinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh và kí sinh (trừ 1 số VK tự dưỡng) Ư gọi là sống dị dưỡng.
3. Phân bố và số lượng.
- Vi khuẩn phân bố rộng rãi trong thiên nhiên.(trong môi trường đất, nước, không khí.)
- Vi khuẩn có số lượng rất lớn.
VD: Xem tài liệu mục 3 sgk
4. Vai trò của vi khuẩn.
a. Vi khuẩn có ích.
(Bảng phụ)
* Vai trò trong thiên nhiên:
- Phân hũy chất hữu cơ thành vô cơ để cây sử dụng.
- Phân hũy chất hữu cơ Ư Cácbon (Than đá và dầu lữa)
* Vai trò trong công nghiệp và trong nông nghiệp.
- Vi khuẩn kí sinh ở rễ cây họ đậu Ư nốt sần có khả năng cố định đạm.
- Vi khuẩn lên men chua, tổng hợp P, vitamin B12, axít glutamíc.
b. Vi khuẩn có hại.
- Một số Vk kí sinh ở người, ĐV Ư gây bệnh cho người và ĐV.
- Một số VK làm thức ăn ôi thiu, thối rữa.
- Một số Vk làm ô nhiễm môi trường
5. Sơ lược về virút.
- Hình dạng: Hình cầu, que, khối nhiều mặt
- Kích thước: Rất nhỏ từ 12 - 50 phần triệu mm.
- Cấu tạo: Đơn giản chưa có cấu tạo TB, chưa phải là dạng cơ thể sống điển hình.
- Đời sống: Kí sinh trên cơ thể khác
- Tác hại: gây bệnh cho vật chủ.
IV. Củng cố: GV sử dụng 2 câu hỏi cuối bài
V. Dặn dò: 
	Học bài cũ, trả lời câu jhỏi cuối bài
	Xem trớc bài mới.
 -----------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 62
Bài 51: Nấm
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
1/ Kiến thức:- HS nắm được đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của nấm mốc trắng và nấm rơm.
2/ Kĩ năng: - Rèn luỵên cho hs kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.
3/ Thái độ:- Giáo dục cho hs biết tầm quan trọng của nấm
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh 51.1-3 sgk
 HS: Chuẩn bị 1 số loài nấm
III. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định: 
2. Bài cũ: 5’ 	? Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên vaf trong đời sống con người.
 3. Bài mới:
 a. Đặt vấn đề:
	Đồ đặc hay quần áo để lâu nơi thấp sẽ thấy xuất hiện những chấm đen, đó là do 1 số nấm mốc gây nên. Nấm mốc là tên gọi chung của nhiều loại mốc mà cơ thể rất nhỏ bé, chúng thuộc nhóm nấm. Nấm cũng gồm cả những loại lớn hơn, thường sống trên đất ẩm, rơm rạ hoặc thân cây gỗ mục..
 b. Triển trai bài: A. mốc trắng và nấm rơm
Hoạt động thầy trò
Nội dung
HĐ 1: 
- GV y/c hs tìm hiểu nội dung Ê mục I và quan sát hình 51.1 sgk cho biết:
? Mốc trắng có hình dạng , màu sắc cấu tạo như thế nào.
? Mốc trắng có hình thức dinh dưỡng như thế nào, sinh sản ra sao.
? Ngoài mốc trắng ra còn có những loại nào nữa.
- HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
HĐ 2: 
- GV cho hs quan sát nấm rơm cho biết:
? Hãy chi ra các phần của nấm rơm.
? Cơ quan sinh dưỡng gồm những bộ phận nào.
? Tế bào nấm rơm có cấu tạo ra sao.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
I. Mốc trắng.
1. Hình dạng và cấu tạo của mốc trắng.
* Hình dạng: Dạng sợi
* Màu sắc: Không màu
* Cấu tạo: dạng sơi phân nhánh nhiều, bên trong có chất TB và nhiều nhân (không có vách ngăn giữa các TB).
* Dinh dưỡng: Hoại sinh
* Sinh sản: Bằng bàoc tử.
2. Một loài vài mốc khác.
- Mốc trắng, mốc xanh, mốc rượu
II. Nấm rơm.
- Nấm rơm cấu tạo gồm 2 phần:
+ Cơ quan sinh dưỡng: Gòm sợi nấm và cuống nấm.
+ Cơ quan sinh sản: Gồm mũ nấm và các phiến mỏng.(sợi nấm gồm nhiều TB phân biệt bằng vách ngăn, một TB có 2 nhân.)
IV. Củng cố: 	? Sử dụng câu hỏi sau bài để củng cố.
	 ? GV hướng dẫn hs làm bài tgập 3 sau bài.
V. Dặn dò: 
	Học bài cũ trả lời câu hỏi cuối bài
	Đọc mục em có biết.	Xem trước bài mới
 ----------------------------------------,------------------------------------------- 
Tiết 63
Bài : Nấm (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cầnnắm
1/Kiến thức:HS nắm được một vài điều kiện thích nghi cho sự phát triển của nấm từ đó liên hệ áp dụng. Nêu được một vài ví dụ về các loài nấm có ích và có hại.
2/ Kĩ năng: - Rèn luỵên cho hs kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm
3/ Thái độ:- Giáo dục cho hs biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa 1 số bệnh ngoài da.
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh hình 51.5-7 sgk
 HS: Tìm hiểu trước bài
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định: 
2. Bài cũ: 	? Nấm có đặc điểm giống và khác vi khuẩn như thế nào.
 3. Bài mới:
 a. Đặt vấn đề:
	Trong tự nhiên có rất nhiều loại nấm khác nhau, nhưng chúng có nhiều đặc điểm giống nhau về điều kiện sống, cách dinh dưỡng. Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này qua bài học này.
 b. Triển trai bài:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
HĐ 1: 
- GV y/c hs dựa vào hiểu biết của mình và kiến thức tiết trước.
- Các nhóm thảo luận trả lời 3 câu hỏi s mục I sgk.
- HS đại diện các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
- GV y/c hs tìm hiểu Ê mục 1 sgk cho biết:
? Nấm phát triển trong điều kiện nào.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
- GV y/c hs tìm hiểu Ê mục 2 sgk cho biết:
? Nấm không có diệp lục vậy chúng dinh dưỡng bằng hình thức nào.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
- GV y/c hs lấy một vài ví dụ để chững minh.
HĐ 2:
- GV y/c hs tìm hiểu nội dung Ê và quan sát hình 51.5 sgk cho biết:
? Nấm có vai trò như thế nào đối với thiên nhiên và con người.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức và lấy 1 vài ví dụ làm dẫn chững để chứng minh điều đó.
- GV y/c hs tìm hiểu nội dung Ê và quan sát hình 51.6-7 sgk cho biết:
? Nấm có những tác hại như thế nào đối với TV và đối với con người.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
B. Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm.
I. Đặc điểm sinh học.
1. Điều kiện phát triển của nấm.
* Nấm phát triển trong điều kiện:
- Sử dụng chất hữu co có sẳn
- Nhiệt độ thích hợp.
2. Cách dinh dưỡng.
- Nấm là cơ thể dị dưỡng dinh dưỡng bằng 3 hình thức:
+ Hoại sinh
+ Kí sinh
+ Cộng sinh.
II. Tầm quan trọng của nấm.
1. Nấm có ích.
* Nấm có tầm quan trọng lớn đối với đời sóng con người và thiên nhiên.
- Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ
- Sản xuấn rượu, bia, chế biết 1 số thực phẩm, làm men nở bột mì
- Làm thức ăn
- Làm thuốc
2. Nấm có hại.
- Nấm kí sinh gây bệnh cho TV và con người.
- Nấm mốc làm hang thức ăn, đồ ding
- Nấm độc gây ngộ độc cho người và động vật.
 IV. Củng cố: 	GV sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá.
 V. Dặn dò: 
	Học bài cũ trả lời câu hỏi cuối bài
	Đọc mục em có biết
	Xem trước bài mới
 ------------------------------------------------------------------------------------------ 
Tiết 64
Bài 52: địa y
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
1/ Kiến thức:- HS nhận biết được địa y trong thiên nhiên qua đặc điểm hình dạng, màu sắc và nơi sống. Hiểu được thành phần cấu tạo của địa y, hiểu thế nào là hình thức cộng sinh.
2/ Kĩ năng: - Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, nhận biết, so sánh, phân tích, hoạt động nhóm.
3/ Thái độ:- Giáo dục cho hs biết bảo vệ các loài địa y có lợi
II. Chuẩn bị:
 GV: Tranh hình 52.1-2 sgk
 HS: Tìm hiểu trước bài
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định: 
2. Bài cũ: 	? Nấm có ích lợi gì ? Kể tên một số loài nấm có lợi mà em biết.
 3. Bài mới:
 a. Đặt vấn đề:
	Nếu để ý nhìn trên thân các cây gỗ lớn ta thấy có những mảng vảy màu xanh xám bám chặt vào vỏ cây, đó chính là địa y. Vậy địa y là gì ? Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài này.
 b. Triển trai bài:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
HĐ 1: 
- GV y/c hs tìm hiểu nội dung Ê và quan sát hình 52.1-2 sgk.
- HS các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi:
? Địa y là gì.
? Địa y có hình dạng gì.
? Địa y có cấu tạo như thế nào.
- HS đại diện các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức
HĐ 2: 
- GV y/c hs tìm hiểu Ê mục 2 sgk cho biết:
? Địa y có vai trò gì.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
1. Hình dạng, cấu tạo địa y.
- Địa y là dạng sinh vật đặc biệt gồm tảo vàc nấm tọa thành (cộng sinh), thường sống bám trên cây gỗ lớn, trên đá
- Hình dạng: gồm 2 loại
+ Dạng vảy
+ Dạng cành
- Cấu tạo: gồm những tế bào màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.
2. Vai trò của địa y.
- Sinh vật tiên phong mở đường.
- Làm thức ăn cho động vật ở Bắc cực.
- Dùng chế biến rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc
 IV. Củng cố:
	? Địa y có những hình dạng nào ? Chúng mọc ở đâu.
	? Thành phần cấu tạo của địa y là gì.
	? Vai trò của địa y trong thực tế. 
V. Dặn dò: 
	Học bài cũ trả lời câu hỏi cuối bài
	Xem trước bài mới
 ---------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoan sinh hoc 6 kII 2011 chuan.doc