Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 21 - Bài 18: Sự nở về nhiệt của chất rắn

Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 21 - Bài 18: Sự nở về nhiệt của chất rắn

Kiến thức:

 + Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ:

- Thể tích, chiều dài của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

 + Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

2. Kĩ năng:

 Biết đọc các biểu bảng để rút ra các kết luận cần thiết, rèn kĩ năng quan sát, phát hiện vấn đề.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2457Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 21 - Bài 18: Sự nở về nhiệt của chất rắn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12- 01- 09
Ngày giảng: 6A1: 12-01-10 6A2................... 6A3: 11-01-10
Chương II: nhiệt học
Tiết 21-Bài 18:
sự nở về nhiệt của chất rắn
I - Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 + Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ:
Thể tích, chiều dài của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
 + Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
2. Kĩ năng:
 Biết đọc các biểu bảng để rút ra các kết luận cần thiết, rèn kĩ năng quan sát, phát hiện vấn đề.
3. Thái độ:
 Rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác, ý thức đoàn kết trong HĐ nhóm.
II - Chuẩn bị :
 - GV: 
 *Chuẩn bị cho cả lớp:
một quả cầu kim loại và một vòng kim loại .
một đèn cồn.
Một chậu nước
Khăn lau khô, sạch.
Bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu là 100cm khi nhiệt độ tăng 500C 
III – Phương pháp:
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực
IV – Tổ chức giờ học:
*, Khởi động – Mở bài (7’)
- MT: HS nêu được tác dụng của ròng rọc, lấy được các thí dụ sử dụng ròng rọc trong thực tế.
- ĐDDH: 
- Cách tiến hành: Kĩ thuật “động não”, hoạt động cá nhân.
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
*, Kiểm tra đầu giờ:
HĐ cá nhân, 2HS lên bảng trả lời
*, Giới thiệu bài mới:
HS đọc
HS dự đoán
- Nêu tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động? Lấy thí dụ việc sử dụng ròng rọc trong thực tế.
 - GV nhận xét cho điểm
- Giáo viên giới thiệu chương mới: Nhiệt học và các vấn đề sẽ tìm hiểu trong chương.
- Yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề đầu bài.
- Tại sao một cái cột sắt lại “lớn lên” 10cm sau 6 tháng?
 Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta đi trả lời câu hỏi này.
Hoạt động 1: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn (17 phút).
- MT: HS quan sát thí nghiệm và trả lời được các câu hỏi: Khi nung nóng thể tích quả cầu tăng nên không bỏ lọt qua vòng kim loại, khi nhúng vào nước lạnh thể tích của quả cầu giảm nên lại bỏ lọt qua vòng kim loại
- ĐDDH: một quả cầu kim loại và một vòng kim loại, một đèn cồn, một chậu nước, khăn lau khô, sạch.
- Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
1, Làm thí nghiệm:
a, Dụng cụ :
- HĐ cá nhân, tìm hiểu Sgk, trả lời
b, Tiến hành:
- HĐ cả lớp quan sát, trả lời.
 c, Hiện tượng:
* Nhận xét 1: quả cầu lọt qua vòng kim loại.
* Nhận xét 2: quả cầu không lọt qua vòng kim loại.
* Nhận xét 3: quả cầu lọt qua vòng kim loại.
2. Trả lời câu hỏi:
C1: Sau khi hơ nóng quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại vì quả cầu nở ra khi nóng lên.
C2 : Sau khi nhúng vào nước lạnh , quả cầu lại lọt qua vòng kim loại vì quả cầu co lại khi lạnh đi 
3,Rút ra kết luận:
- HĐ cá nhân, trả lời:
C3:
a , ( 1)- tăng
b , (2)- lạnh đi
*, Chú ý (SGK- 59)
B1:
- Tìm hiểu TT cho biết: Dụng cụ TN gồm những dụng cụ gì? Tiến hành TN như thế nào?
- Dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra khi tiến hành TN.
- GV tiến hành TN, y/c HS quan sát hiện tượng xảy ra, rút ra KL.
GV tiến hành thí nghiệm, Yêu cầu HS quan sát nhận xét
B2:
Qua kết quả thí nghiệm, hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi:
+ Khi hơ nóng quả cầu thì thể tích của nó sẽ thay đổi ntn?
+ Khi làm lạnh đi thì thể tích của nó ntn?
G V yêu cầu HS đọc câu hỏi C1 ,C2 và thống nhất trong nhóm câu trả lời 
B3:
- GV tổ chức hướng dẫn HS điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Yêu cầu HS đọc kết luận.
GV chốt lại kết luận để HS ghi vở.
* Chuyển ý: Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Vậy các chất rắn khác nhau có giãn nở vì nhiệt giống nhau hay không? 
Hoạt động 2: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn (5 phút).
- MT: Qua bảng độ tăng nhiệt độ của các chất rắn khác nhau rút ra kết luận: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệ khác nhau.
- ĐDDH: Bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu là 100cm khi nhiệt độ tăng 500C 
- Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp, hoạt động cá nhân.
Hoạt động cả lớp trả lời:
 C4: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau 
Nhôm nở vì nhiệt nhiều nhất rồi đến đồng, sắt 
B1:
- GV treo bảng ghi độ tăng thể tích của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu là 100cm lên bảng 
Yêu cầu HS trả lời câu C4
+ Chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, ít nhất ?
+ Các chất rắn khác nhau có nở vì nhiệt giống nhau khi tăng nhiệt độ giống nhau không?
B2: Nhận xét chốt lại
Hoạt động 5: Vận dụng (10 phút).
- MT: Vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng thực tế
- ĐDDH: 
- Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, kĩ thuật mảnh ghép, hoạt động cả lớp
4. Vận dụng: 
C5: Phải nung nóng khâu dao (liềm) để khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại siết chặt vào cán.
C6: Nung nóng vòng kim loại.
 HĐ cả lớp, đại diện một vài HS lên thực hiện:
C7: Vì vào tháng Một, mùa Đông, thời tiết lạnh nên tháp co lại, vào tháng Bảy,mùa hè, nhiệt độ tăng, thép nở ra nên tháp cao lên 
B1:
GV yêu cầu HS đọc và trả lời C5, C6, C7.
C5 GV đưa ra 1 con dao hoặc 1 cái liềm để minh hoạ cho HS rõ đâu là khâu dao, liềm.
C6 : sau khi HS đưa ra phương án trả lời GV hỏi HS vì sao lại nghĩ ra cách tiến hành thí nghiệm như vậy ? 
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm kiểm chứng cho câu C6 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi đầu bài : Lưu ý HS sự khác nhau về nhiệt độ trong tháng Một và tháng Bảy.
B2 : Gv nhận xét và chốt lại kiến thức
*, Tổng kết giờ học – Hướng dẫn học ở nhà (5’)
-Yêu cầu 1, 2 HS nhắc lai phần ghi nhớ 
-Tự giải thích 1 số hiện tượng về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
- HS đọc phần “có thể em chưa biết” 
-Làm bài tập 18.1 đến 18.5 (SBT- 22 , 23) 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 21.doc