Giáo án phụ đạo Toán học Lớp 6 - Tiết 25 đến 26 - Năm học 2009-2010

Giáo án phụ đạo Toán học Lớp 6 - Tiết 25 đến 26 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu :

1.Về kiến thức : học sinh được củng cố quy tắc nhân2 số nguyên cùng dấu và khác dấu

2 .Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng quy tắc nhân 2 số nguyên cùng dấu và khác dấu vào giải bài tập.

- Học sinh có kỹ năng nhận biết dấu của 1 tích khi nào dương, âm và đọc thêm hiểu được 1 số âm

3. Về thái độ

- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực , tự giác.

- Giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn học

 II. Chuẩn bị của Gv và Hs:

1. Chuẩn bị của Gv: Giáo án, dạng bài tập, bangr

2. Chuẩn bị của Gv: Vở ghi, máy tính, làm trước bài tập.

III. Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra bài cũ: (7')

Đề bài

GV đưa ra yêu cầu kiểm tra.

- Phát biểu quy tắc nhân 2 số nguyên cùng dấu. Nhân 2 số nguyên khác dấu?

GV: nhận xét và cho điểm. Đáp án

- Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu (SGK - )

- Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu (SGK - )

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 150Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phụ đạo Toán học Lớp 6 - Tiết 25 đến 26 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:8/01/2010
Ngày phụ đạo:11/01/2010
Tiết 25 Củng cố quy tắc chuyển vế
I. Mục tiêu: 
1.Về kiến thức: vận dụng quy tắc chuyển vế vào giải bài tập.
2.Về kỹ năng: Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận trong quá trình thực hiện phép tính tránh nhầm dấu.
3.Về thái độ: Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực , tự giác.
	 	Giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn học
II. Chuẩn bị của Gv và Hs:
1. Chuẩn bị của Gv: Giáo án, SGK , dạng bài tập.
2. Chuẩn bị của Hs: Học thuộc quy tắc, làm trước bài tập.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (7') 
Đề bài
GV: gọi HS lên bảng:
- Phát biểu quy tắc chuyển vế? Nêu các tính chất của đẳng thức? 
Gv: Nhận xét và cho điểm.
Đáp án
- Quy tắc: (SGK - 86)
- Tính chất : (SGK - 86)
* ĐVĐ: trực tiếp
2.Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung ghi bảng
2 học sinh lên bảng giải 63 (87) SGK?
- Muốn tính a ta làm ntn?
Phát biểu định nghĩa giá trị tuyệt đối?
- Muốn tìm x ta làm ntn?
Thử lại kết quả xem x = 4 có đúng không?
G: x , biết 4 - (27 - 3) = x - (13 - 4)?
H: lên bảng thực hiện phép tính
H: dưới lớp làm vào vở
? hãy thử lại 
H: thử lại 
Gv: theo dõi nhận xét có thể cho điểm.
Bài 63(Tr87-SGK)
Ta có:
x + 3 + (-2) = 5
x = 5 - 3 + 2 
x = 2 + 2 
x = 4
bài tập1 tìm
x , biết 4 - (27 - 3) = x - (13 - 4)
Giải: 
4 - (27 - 3) = x - (13 - 4)
 4 - 24 = x -11
- 20 = x -11
- 20 + 11 = x
 -9 = x
G:Bài tập 2: Thực hiện phép tính
a) (-37) + (-112) = 
e) (-25) + 30 - 15 = 
H: lên bảng thực hiện
Còn cách tính nào khác không?
Hs: Làm Bài 105( sbt- 87)
H: Đọc nội dung bài toán
?Để tính hiệu số bàn thắng thua từng mùa giải ta làm ntn?
H: ta lấy bàn thắng trừ bàn thua
Hs: làm bài Bài 107Tr67- sbt)
Tính tổng một cách hợp lý:
a) 2575 + 37 - 2576 - 29
b) 21 + 22 + 23 + 24 - 11 - 12 - 13 - 14 
?Muốn tính tổng hợp lý ta làm ntn?
H: trả lời
Gv: gọi hai học sinh lên bảng thực hiện
Bài tập 2: Thực hiện phép tính
a) (-37) + (-112) = - (37 + 112) = -149
e) (-25) + 30 - 15 = - (25 + 15) + 30 
 = (-40) + 30 = -10
Bài 105( sbt- 87)
a)hiệu số bàn thắng - thua năm ngoái:
21- 32 = - 11 (bàn)
b)hiệu số bàn thắng - thua năm nay:
35- 31 = 4(bàn)
 Đáp số: a) - 11 (bàn)
 b) 4 bàn
Bài 107Tr67- sbt)
Tính tổng một cách hợp lý:
a) 2575 + 37 - 2576 - 29
= (2575 - 2576) + (37 - 29) 
= - 1 + 8 = 7
b) 21 + 22 + 23 + 24 - 11 - 12 - 13 - 14 
= (21-11) + (22-12)+(23-13)+(24-14)
= 10 + 10 + 10 + 10 
= 40
3. Củng cố : (2phút)
?Nhắc lại quy tắc chuyển vế ?
? Phát biểu quy tắc dấu ngoặc
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- xem lại các bài tập đã chữa
- làm bài 109.108 sbt
===========================
 Ngày soạn:8/01/2010
Ngày phụ đạo:11/01/2010
Tiết 26 : Củng cố 
quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu
I. Mục tiêu : 
1.Về kiến thức : học sinh được củng cố quy tắc nhân2 số nguyên cùng dấu và khác dấu
2 .Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng quy tắc nhân 2 số nguyên cùng dấu và khác dấu vào giải bài tập.
- Học sinh có kỹ năng nhận biết dấu của 1 tích khi nào dương, âm và đọc thêm hiểu được 1 số âm
3. Về thái độ
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực , tự giác.
- Giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn học
 II. Chuẩn bị của Gv và Hs:
1. Chuẩn bị của Gv: Giáo án, dạng bài tập, bangr
2. Chuẩn bị của Gv: Vở ghi, máy tính, làm trước bài tập.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: (7') 
Đề bài
GV đưa ra yêu cầu kiểm tra.
- Phát biểu quy tắc nhân 2 số nguyên cùng dấu. Nhân 2 số nguyên khác dấu? 
GV: nhận xét và cho điểm.
Đáp án
- Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu (SGK - )
- Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu (SGK - )
* ĐVĐ: Trực tiếp
2.Dạy nội dung bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ(5’)
GV: Cho Hs nhắc lại các quy tắc: Nhân hai số nguyên khác dấu và cùng dấu.
Lấy ví dụ
? Phát biểu quy tắc về dấu
H: phát biểu quy tắc dấu
GV: học sinh giải bài 
? Xét xem giá trị của biểu thức (x – 2) (x + 4) khi x = -1 nhận số nào trong 4 số sau: 9; -9 ; 5 ; -5?
HS2: Làm bài 2
? Điền dấu “+”; “-“ thích hợp vào ô trống sau?
HS: nhận xét bài làm của bạn.
GV: treo bảng phụ bài Bài tập 3
Hs: 1 em lên bảng điền vào ô trống.
Các nhóm cùng làm ra phiếu học tập và so sánh kết quả?
GV: Cho 1 học sinh giải Bài 4
rồi rút ra nhận xét?
? x Z thì x là những số nào
H: x =0 hoặc x là số nguyên dương, nguyên âm.
? em hãy lên bảng thực hiện phép tính
I: Kiến thức cần nhớ
Nhân hai số nguyên khác dấu.
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu trừ trước kết quả.
3.(-5) = - (3.5) = - 15 
2. Nhân hai số nguyên cùng dấu.
Muốn nhân hai số nguyên âm ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.
Bài tập 1
Xét xem giá trị của biểu thức (x – 3) (x + 2) khi x = 1 nhận số nào trong 4 số sau: 9; -9 ; 6 ; -6?
Giải:
Khi x = 1 => ((x – 3) (x + 2) 
= (1 -3 ) (1 + 2) = - 2 . 3 = -6
Vậy khi x = 1 thì giá trị của:
 (x – 3) (x + 2) = -6 => 
Bài tập 2
Điền dấu “+”; “-“ thích hợp vào ô trống:
Dấu của a
Dấu của b
Dấu của a.b
Dấu của
 a2.b
-
+
-
+
+
-
-
-
+
+
+
+
-
-
+
-
Bài tập 3
Điền số vào ô trống cho đúng:
a
-15
13
- 4
9
-1
b
6
- 3
-7
- 4
-8
a.b
-90
-39
28
-36
8
Bài 4
Cho x Z, so sánh: (-5).x với 0
giải
Nếu x= 0 thì (-5).x = 0;
Nếu x 0
Nếu x > 0 thì (-5).x < 0
	3. Củng cố,luyện tập(3’)
	? tích của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên âm hay dương? ( là số dương)
	? Tích của hai số nguyên khác dấu là số dương hay âm? ( luôn là số âm)
	? tích của 3 số nguyên âm và hai số nguyên dương là số nào?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(2’) 
- Học thuộc quy tắc và xem lại các bài tập đã chữa.
- Nhớ và thuộc quy tắc về dấu của nhân hai số nguyên
=====================

Tài liệu đính kèm:

  • docT25,26.doc