Giáo án phụ đạo môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2011-2012 - Lê Xuân Bảo

Giáo án phụ đạo môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2011-2012 - Lê Xuân Bảo

I. Mục tiêu bài học:

1/ Kiến thức:

 Củng cố và mở rộng cho HS những kiến thức về từ và cấu tạo từ tiếng Việt.

2/ Kĩ năng:

 Luyện giải một số bài tập về từ và cấu tạo từ tiếng Việt.

3/ Thái độ:

 Sử dụng từ cho hợp lí khi viết bài.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Phương pháp giảng dạy, SGK, tài liệu tham khảo

 - HS : SGK, đồ dùng học tập

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Hoạt động của gv và hs Nội dung

Hoạt động 1.

 ? Từ là gì?

* GV nhấn mạnh:

 Định nghĩa trên nêu lên 2 đặc điểm của từ:

+ Đặc điểm về chức năng: Từ là đơn vị dùng để đặt câu.

+ Đặc điểm về cấu trúc: Từ là đơn vị nhỏ nhất.

 ? Đơn vị cấu tạo từ là gì?

 ? Vẽ mô hình cấu tạo từ tiếng Việt?

 ? Phân biệt từ đơn với từ phức? Cho VD minh hoạ?

 ? Dựa vào đâu để phân loại như vậy?

 ? Phân biệt từ ghép với từ láy? Cho VD minh hoạ?

Hoạt động 2.

1. Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt là gì?

 A. Tiếng B. Từ

 C. Ngữ D. Câu

2. Từ phức gồm có bao nhiêu tiếng?

A. Một B. Hai

C. Nhiều hơn hai D. Hai hoặc nhiều hơn hai.

3. Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng?

A. Từ ghép và từ láy.B. Từ phức và từ ghép.

C. Từ phức và từ láy. D. Từ phức và từ đơn.

4. Trong các từ sau, từ nào là từ đơn?

 A. ăn B. nhà cửa

 C. ông bà D. đi đứng

5. Từ nào dưới đây là từ ghép?

 A. tươi tắn B. lấp lánh

 D. xinh xắn

6. Từ nào dưới đây không phải là từ ghép phân loại?

 A. ăn cơm B. ăn uống

 C. ăn quýt D. ăn cam

Bài tập 1:

 Hãy xác định số lượng tiếng của mỗi từ và số lượng từ trong câu sau:

 Em đi xem vô tuyến truyền hình tại câu lạc bộ nhà máy giấy.

* GV hướng dẫn HS:

- Xác định số lượng từ trước.

- Sau đó mới xác định số lượng tiếng của mỗi từ.

Bài tập 2:

 Gạch chân dưới những từ láy trong các câu sau:

a. Xanh xanh bãi mía bờ dâu

 Ngô khoai biêng biếc

 Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

 Sao xót xa như rụng bàn tay

 ( Hoàng Cầm)

b. Lom khom dưới núi tiều vài chú

 Lác đác bên sông chợ mấy nhà

 ( Bà Huyện Thanh Quan)

c. Bay vút tận trời xanh

 Chiền chiện cao tiếng hót

 Tiếng chim nghe thánh thót

 Văng vẳng khắp cánh đồng

 ( Trần Hữu Thung)

Bài tập 3:

 Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả cái gì?

 Nghĩ tủi thân, công chúa út ngồi khóc thút thít.

 ( Nàng út làm bánh ót)

 Hãy tìm những từ láy có cùng tác dụng ấy.

Bài tập 4:

 Thi tìm nhanh từ láy:

a. Tả tiếng cười.

b. Tả tiếng nói.

c. Tả dáng điệu.

Bài tập 5:

 Cho các từ sau:

 Thông minh, nhanh nhẹn, chăm chỉ, cần cù, chăm học, kiên nhẫn, sáng láng, gương mẫu.

a. Hãy chỉ ra những từ nào là từ ghép, những từ nào là từ láy?

b. Những từ ghép và từ láy đó nói lên điều gì ở người học sinh?

Bài tập 6:

 Hãy kể ra:

- 2 từ láy ba tả tính chất của sự vật.

-2 từ láy tư tả thấi độ, hành động của người.

- 2 từ láy tư tả cảnh thiên nhiên.

Bài tập 7:

 Điền thêm các tiếng vào chỗ trống trong đoạn văn sau để tạo các từ phức, làm cho câu văn được rõ nghĩa:

 Trên cây cao, kiến suốt ngày cặm (1) làm tổ, tha mồi. Kiến kiếm mồi ăn hằng ngày, lại lo cất giữ phòng khi mùa đông tháng giá không tìm được thức (2). Còn (3) sầu thấy kiến (4) chỉ, (5) vả như vậy thì tỏ vẻ (6) hại và coi thường giống kiến chẳng biết đến thú vui ở đời. Ve sầu cứ nhởn (7), ca hát véo (8) suốt cả mùa hè.

Bài tập 8:

 Khách đến nhà, hỏi em bé:

- Anh em có ở nhà không? (với nghĩa là anh của em). Em bé trả lời:

- Anh em đi vắng rồi ạ.

 “Anh em” trong 2 câu này là hai từ đơn hay là một từ phức?

 Trong câu “Chúng tôi coi nhau như anh em” thì “anh em” là hai từ đơn hay là một từ phức?

I. Lý thuyết:

- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

- Đơn vị cấu tạo từ là tiếng.

- Mô hình: ( HS tự vẽ).

- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.

Ví dụ:

 ông , bà, hoa, bút, sách,

- Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.

Ví dụ:

+ ông bà ( 2 tiếng)

+ hợp tác xã ( 3 tiếng)

+ khấp kha khấp khểnh ( 4 tiếng)

- Dựa vào số lượng các tiếng trong từ.

- Từ ghép : Là kiểu từ phức trong đó giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

Ví dụ:

 hoa hồng, ông nội, hợp tác xã,

- Từ láy: Là kiểu từ phức trong đó giữa các tiếng có quan hệ với nhau về âm.

Ví dụ:

 đo đỏ, sạch sành sanh, khấp kha khấp khểnh,

II. Bài tập:

1/ Phần BT trắc nghiệm:

1. A

2. D

3. A

4. A

5. C

6. B.

2/ Phần BT tự luận:

Bài tập 1:

 Câu trên gồm 8 từ, trong đó:

- Từ chỉ có 1 tiếng: Em, đi, xem, tại, giấy.

- Từ gồm 2 tiếng: Nhà máy.

- Từ gồm 3 tiếng: Câu lạc bộ.

- Từ gồm 4 tiếng : Vô tuyến truyền hình.

Bài tập 2:

 Gạch chân các từ láy:

a. Xanh xanh bãi mía bờ dâu

 Ngô khoai biêng biếc

 Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

 Sao xót xa như rụng bàn tay

 ( Hoàng Cầm)

b. Lom khom dưới núi tiều vài chú

 Lác đác bên sông chợ mấy nhà

 ( Bà Huyện Thanh Quan)

c. Bay vút tận trời xanh

 Chiền chiện cao tiếng hót

 Tiếng chim nghe thánh thót

 Văng vẳng khắp cánh đồng

 ( Trần Hữu Thung)

Bài tập 3:

- Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả tiếng khóc.

- Những từ láy có cùng tác dụng ấy là: nức nở, nghẹn ngào, ti tỉ, rưng rức, tức tưởi, nỉ non, não nùng,

Bài tập 4:

 Các từ láy:

a. Tả tiếng cười:

 Ha hả, khanh khách, hi hí, hô hô, nhăn nhở, toe toét, khúc khích, sằng sặc,

b. Tả tiếng nói:

 Khàn khàn, ông ổng, lè nhè, léo nhéo, oang oang, sang sảng, trong trẻo, thỏ thẻ, trầm trầm,

c. Tả dáng điệu:

 Lừ đừ, lả lướt, nghêng ngang, khệnh khạng, ngật ngưỡng, đủng đỉnh, vênh váo,

Bài tập 5:

a.

- Những từ láy là: nhanh nhẹn , chăm chỉ, cần cù, sáng láng.

- Những từ ghép là: thông minh, chăm học, kiên nhẫn, gương mẫu.

b. Những từ đó nói lên sự chăm học và chịu khó của người học sinh.

Bài tập 6:

 - 2 từ láy ba tả tính chất của sự vật: xốp xồm xộp, sạch sành sanh.

-2 từ láy tư tả thấi độ, hành động của người: hớt ha hớt hải, khấp kha khấp khểnh.

- 2 từ láy tư tả cảnh thiên nhiên: vi va vi vu, trùng trùng điệp điệp.

Bài tập 7:

 Lần lượt điền các từ sau:

(1) cụi

(2) ăn

(3) ve

(4) chăm

(5) vất

(6) thương

(7) nhơ

(8) von

Bài tập 8:

_ “Anh em” với nghĩa là “anh của em” trong 2 câu đầu không phải là từ phức mà là một tổ hợp từ gồm có 2 từ đơn.

_ “ Anh em” trong câu “Chúng tôi coi nhau như anh em” là từ phức.

 

doc 12 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phụ đạo môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2011-2012 - Lê Xuân Bảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/2/2012	 Tuần: 1
Ngày dạy: 15/2/2012	 Tiết : 1
Chuyờn đề 1
truyền thuyết DâN GIAN VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:
 - Ôn tập lại khái niệm về truyền thuyết và ý nghĩa của các truyền thuyết đã học.
 - Tìm hiểu cơ sở lịch sử và những yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong các truyền thuyết đã học.
2/ Kĩ năng:
 Thực hành bài tập.
3/ Thái độ:
 Yêu thích văn học dân gian.
II . Chuẩn bị 
 - GV: Phương pháp giảng dạy , SGK,tài liệu tham khảo: 
 - HS : SGK , đồ dùng học tập
III. Tiến trỡnh lờn lớp: 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Hoạt động 1.
 ? Thế nào là truyền thuyết?
 ? Kể tên các truyền thuyết đã học trong chương trình Ngữ văn 6?
* GV nhấn mạnh:
+ 4 truyền thuyết đầu là truyền thuyết về thời đại Hùng Vương.
+ Truyền thuyết cuối là truyền thuyết về thời Hậu Lê.
 ? Những văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Trong những VB ấy đã sử dụng PTBĐ nào?
 ? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”?
 ? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”?
 ? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Thánh Gióng”?
 ? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”?
 ? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”?
 ? Những sự kiện và nhân vật lịch sử nào liên quan đến truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”? 
 ? Những sự kiện và nhân vật lịch sử nào liên quan đến truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”?
 ? Những sự kiện và nhân vật lịch sử nào liên quan đến truyền thuyết “Thánh Gióng”?
 ? Những sự kiện và nhân vật lịch sử nào liên quan đến truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”?
 ? Những sự kiện và nhân vật lịch sử nào liên quan đến truyền thuyết “ Sự tích Hồ Gươm”?
 ? Kể tên các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện “Con Rồng, cháu Tiên”?
 ? Các chi tiết ấy có vai trò gì trong truyện?
 ? Chỉ ra các chi tiết tưởng tưởng, kì ảo trong truyện “Bánh chưng, bánh giầy”?
 ? Chỉ ra các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện “Thánh Gióng”?
 ? Chỉ ra các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”?
 ? Kể tên các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện “Con Rồng, cháu Tiên”?
 ? Các chi tiết ấy có vai trò gì trong truyện?
Hoạt động 2.
1. Truyền thuyết là gì?
 A. Những câu chuyện hoang đường.
 B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc.
 C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử.
 D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật.
2. ý nghĩa nổi bật của hình tượng cái bọc trăm trứng trong truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên là gì?
 A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.
 B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
 C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.
 D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.
3. Nhân vật Lang Liêu trong truyện Bánh chưng, bánh giầy gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước?
 A. Chống giặc ngoại xâm.
 B. Đấu tranh, chinh phục thiên nhiên.
 C. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hoá.
 D. Giữ gìn ngôi vua.
4. Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là những lễ vật không gì quí bằng?
 A. Lễ vật thiết yếu cùng với tình cảm chân thành.
 B. Lễ vật bình dị.
 C. Lễ vật quý hiếm, đắt tiền.
 D. Lễ vật rất kì lạ.
5. Sự thực lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng?
 A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.
 B. Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp tan giặc Ân xâm lược.
 C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre giết giặc.
 D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước.
6. Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?
 A. Vũ khí hiện đại để giết giặc.
 B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước.
 C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng?
 D. Tình làng nghĩa xóm.
7. Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?
 A. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
 B. Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai giữa các bộ lạc.
 C. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh.
 D. Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và lòng căm ghét Thuỷ Tinh.
8. Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh phản ánh nét tâm lí chủ yếu nào của nhân dân lao động?
 A. Sợ hãi trước sự bí hiểm và sức mạnh của thiên nhiên.
 B. Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên.
 C. Thần thánh hoá thiên nhiên để bớt sợ hãi.
D. Vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên.
9. Sự tích Hồ Gươm gắn với sự kiện lịch sử nào?
 A. Lê Thận bắt được lưỡi gươm.
 B. Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc.
 C. Lê Lợi có báu vật là gươm thần.
 D. Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.
10. Gươm thần Long Quân cho Lê Lợi mượn tượng trưng cho điều gì?
 A. Sức mạnh của thần linh.
 B. Sức mạnh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn.
 C. Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm.
 D. Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân.
Câu 1:
 Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện “Con Rồng, cháu Tiên”?
Câu 2:
 ý nghĩa của các chi tiết trong truyện “ Thánh Gióng”:
a. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc.
b. Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
Câu 3:
 Nêu ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh trong truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”?
A/ Lý thuyết:
I. Khái niệm truyền thuyết:
- Kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ.
- Có nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử.
- Người kể và người nghe tin câu chuyện là có thực dù truyện có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử.
II. Các truyền thuyết đã học:
- Con Rồng, cháu Tiên.
- Bánh chưng, bánh giầy.
- Thánh Gióng.
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Sự tích Hồ Gươm.
III. Kiểu văn bản và PTBĐ của các truyền thuyết đã học:
- Kiểu văn bản: Tự sự.
- PTBĐ: Kể.
IV. ý nghĩa của các truyền thuyết:
1. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên:
_ Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi.
_ Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt.
2. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:
- Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy và tục làm 2 thứ bánh trong ngày Tết.
- Đề cao lao động; đề cao nghề nông; đề cao sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta.
3. Truyền thuyết Thánh Gióng:
- Thể hiện sức mạnh và ý thức bảo về đất nước.
- Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
4. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
- Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm .
- Thể hiện sức mạnh, mong ước chế ngự thiên tai.
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
5. Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm:
- Giải thích tên gọi Hồ Gươm.
- Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc.
V. Cốt lõi sự thực lịch sử của các truyền thuyết:
1. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên:
- Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt với Âu Lạc và nguồn gốc chung của các cư dân Bách Việt.
- Đền thờ Âu Cơ.
- Đền Hùng Vương.
- Vùng đất Phong Châu.
2. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:
- Nhân vật Hùng Vương.
- Tục làm bánh chưng, bánh giầy.
3. Truyền thuyết Thánh Gióng :
- Đền thờ Thánh Gióng ( ở Sóc Sơn).
- Tre đằng ngà; ao hồ liên tiếp.
- Làng Cháy.
4. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
- Núi Tản Viên ( Ba Vì, Hà Tây).
- Hiện tượng lũ lụt vẫn xảy ra hàng năm.
5. Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm:
- Tên người thật: Lê lợi, Lê Thận.
- Tên địa danh thật: Lam Sơn, Hồ Tả Vọng, Hồ Gươm.
- Thời kì lịch sử có thật: Khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV.
VI. Những chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong các truyền thuyết:
1. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên:
- Lạc Long Quân nòi Rồng có phép lạ diệt trừ yêu quái.
- Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con khoẻ đẹp.
* Vai trò:
- Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật và sự kiện.
- Thiêng liêng hoá nguồn gốc giống nòi, gợi niềm tự hào dân tộc.
- Làm tăng sức hấp dẫn của truyện.
2. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy:
 Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến bảo: “ Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo làm bánh mà lễ Tiên vương”.
3. Truyền thuyết Thánh Gióng :
- Bà mẹ mang thai 12 tháng mới sinh ra Gióng.
- Lên ba vẫn không biết nói, biết cười, biết đi, cứ đặt đâu nằm đấy.
- Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
- Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ.
- Gióng nhổ tre quật giặc.
- Gióng và ngựa bay về trời.
4. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
- Phép lạ của Sơn Tinh: vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía Tây, phía Tây nổi lên từng dãy núi đồi.
- Phép lạ của Thuỷ Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.
- Món sính lễ: voi chínngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
5. Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm:
- Ba lần thả lưới đều vớt được duy nhất một lưỡi gươm có chữ “Thuận Thiên”. Lưỡi gươm sáng rực một góc nhà; chuôi gươm nằm ở ngọn đa, phát sáng.
- Lưỡi gươm tự nhiên động đậy.
- Rùa vàng xuất hiện đòi gươm.
* Vai trò:
- Làm tăng chất thơ mộng vốn có của các truyền thuyết dân gian.
- Thiêng liêng hoá sự thật lịch sử.
B/ Bài tập vận dụng:
I. Phần bài tập trắc nghiệm:
1. B
2. D
3. C
4. A
5. D
6. B
7. A
8. D
9. D
10. D
II. Phần bài tập tự luận:
Câu 1:
* Chi tiết tưởng tượng, kì ảo được hiểu như sau:
- Là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.
- Chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện cổ dân gian gắn với quan niệm mọi vật đều có linh hồn, thế giới xen lẫn thần và người.
* Vai trò của các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện “Con Rồng, cháu Tiên”:
- Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật và sự kiện.
- Thần kì hoá, thiêng liêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc, để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
- Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
Câu 2:
 ý nghĩa của các chi tiết trong truyện “ Thánh Gióng”:
a. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc.
- Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng. “Không nói là để bắt đầu nói thì nói điều quan trọng, nói lời yêu nước, lời cứu nước”. ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng.
- ý thức đánh giặc, cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường, thần kì.
- Gióng là hình ảnh nhân dân. Nhân dân, lúc bình thường thì âm thầm, lặng lẽ cũng như Gióng ba năm không nói, chẳng cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến, thì họ rất mẫn cảm, đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng như Gióng, vua vừa kêu gọi, đã đáp lời cứu nước, không chờ đến lời kêu gọi thứ hai.
b. Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
- Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về với cõi vô biên bất tử. Hình tượng Gióng được bất tử bằng cách ấy. Bay về trời, Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. Gióng sống mãi.
- Đánh giặc xong, Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.
Câu 3:
_ Thuỷ Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hàng năm được hình tượng hoá. Tư duy thần thoại đã hình tượng hoá sức nước và hiện tượng bão lụt thành kẻ thù hung dữ, truyền kiếp của Sơn Tinh.
_ Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hoá. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng. Đây cũng là kì tích dựng nước của thời đại các vua Hùng và kì tích ấy tiếp tục được phát huy mạnh mẽ về sau.
4/ Củng c ố - dặn dò: 
 - GV củng cố , khỏi quỏt cho HS nội dung cơ bản HS khắc sõu kiến thức đó học .
 - HS hệ thống lại kiến thức đó học chu ẩn bị cho chuyờn đề sau : “Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt”. 
IV. Rỳt kinh nghiệm:
Trần Phỏn, ngày 11/2/2012
Kớ duyệt:
Ngày soạn: 16/2/2012	 Tuần: 2
Ngày dạy: 22/2/2012	 Tiết : 2
Chuyờn đề 2
từ và cấu tạo từ tiếng việt
I. Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:
 Củng cố và mở rộng cho HS những kiến thức về từ và cấu tạo từ tiếng Việt.
2/ Kĩ năng:
 Luyện giải một số bài tập về từ và cấu tạo từ tiếng Việt.
3/ Thái độ:
 Sử dụng từ cho hợp lí khi viết bài.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Phương pháp giảng dạy, SGK, tài liệu tham khảo 
 - HS : SGK, đồ dùng học tập
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Hoạt động 1.
 ? Từ là gì?
* GV nhấn mạnh:
 Định nghĩa trên nêu lên 2 đặc điểm của từ:
+ Đặc điểm về chức năng: Từ là đơn vị dùng để đặt câu.
+ Đặc điểm về cấu trúc: Từ là đơn vị nhỏ nhất.
 ? Đơn vị cấu tạo từ là gì?
 ? Vẽ mô hình cấu tạo từ tiếng Việt?
 ? Phân biệt từ đơn với từ phức? Cho VD minh hoạ?
 ? Dựa vào đâu để phân loại như vậy?
 ? Phân biệt từ ghép với từ láy? Cho VD minh hoạ?
Hoạt động 2.
1. Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt là gì?
 A. Tiếng B. Từ
 C. Ngữ D. Câu
2. Từ phức gồm có bao nhiêu tiếng?
A. Một B. Hai
C. Nhiều hơn hai D. Hai hoặc nhiều hơn hai.
3. Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng?
A. Từ ghép và từ láy.B. Từ phức và từ ghép.
C. Từ phức và từ láy. D. Từ phức và từ đơn.
4. Trong các từ sau, từ nào là từ đơn?
 A. ăn B. nhà cửa
 C. ông bà D. đi đứng
5. Từ nào dưới đây là từ ghép?
 A. tươi tắn B. lấp lánh
 D. xinh xắn
6. Từ nào dưới đây không phải là từ ghép phân loại?
 A. ăn cơm B. ăn uống
 C. ăn quýt D. ăn cam
Bài tập 1:
 Hãy xác định số lượng tiếng của mỗi từ và số lượng từ trong câu sau:
 Em đi xem vô tuyến truyền hình tại câu lạc bộ nhà máy giấy.
* GV hướng dẫn HS:
- Xác định số lượng từ trước.
- Sau đó mới xác định số lượng tiếng của mỗi từ.
Bài tập 2:
 Gạch chân dưới những từ láy trong các câu sau:
a. Xanh xanh bãi mía bờ dâu
 Ngô khoai biêng biếc
 Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
 Sao xót xa như rụng bàn tay
 ( Hoàng Cầm)
b. Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
 ( Bà Huyện Thanh Quan)
c. Bay vút tận trời xanh
 Chiền chiện cao tiếng hót
 Tiếng chim nghe thánh thót
 Văng vẳng khắp cánh đồng
 ( Trần Hữu Thung)
Bài tập 3:
 Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả cái gì?
 Nghĩ tủi thân, công chúa út ngồi khóc thút thít.
 ( Nàng út làm bánh ót)
 Hãy tìm những từ láy có cùng tác dụng ấy.
Bài tập 4:
 Thi tìm nhanh từ láy:
a. Tả tiếng cười.
b. Tả tiếng nói.
c. Tả dáng điệu.
Bài tập 5:
 Cho các từ sau:
 Thông minh, nhanh nhẹn, chăm chỉ, cần cù, chăm học, kiên nhẫn, sáng láng, gương mẫu.
a. Hãy chỉ ra những từ nào là từ ghép, những từ nào là từ láy?
b. Những từ ghép và từ láy đó nói lên điều gì ở người học sinh?
Bài tập 6:
 Hãy kể ra:
- 2 từ láy ba tả tính chất của sự vật.
-2 từ láy tư tả thấi độ, hành động của người.
- 2 từ láy tư tả cảnh thiên nhiên.
Bài tập 7:
 Điền thêm các tiếng vào chỗ trống trong đoạn văn sau để tạo các từ phức, làm cho câu văn được rõ nghĩa:
 Trên cây cao, kiến suốt ngày cặm (1) làm tổ, tha mồi. Kiến kiếm mồi ăn hằng ngày, lại lo cất giữ phòng khi mùa đông tháng giá không tìm được thức (2). Còn (3) sầu thấy kiến (4) chỉ, (5) vả như vậy thì tỏ vẻ (6) hại và coi thường giống kiến chẳng biết đến thú vui ở đời. Ve sầu cứ nhởn (7), ca hát véo (8) suốt cả mùa hè.
Bài tập 8:
 Khách đến nhà, hỏi em bé:
- Anh em có ở nhà không? (với nghĩa là anh của em). Em bé trả lời:
- Anh em đi vắng rồi ạ.
 “Anh em” trong 2 câu này là hai từ đơn hay là một từ phức?
 Trong câu “Chúng tôi coi nhau như anh em” thì “anh em” là hai từ đơn hay là một từ phức?
I. Lý thuyết:
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Đơn vị cấu tạo từ là tiếng.
- Mô hình: ( HS tự vẽ).
- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.
Ví dụ: 
 ông , bà, hoa, bút, sách,
- Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
Ví dụ:
+ ông bà ( 2 tiếng)
+ hợp tác xã ( 3 tiếng)
+ khấp kha khấp khểnh ( 4 tiếng)
- Dựa vào số lượng các tiếng trong từ.
- Từ ghép : Là kiểu từ phức trong đó giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: 
 hoa hồng, ông nội, hợp tác xã,
- Từ láy: Là kiểu từ phức trong đó giữa các tiếng có quan hệ với nhau về âm.
Ví dụ: 
 đo đỏ, sạch sành sanh, khấp kha khấp khểnh,
II. Bài tập:
1/ Phần BT trắc nghiệm:
1. A
2. D
3. A
4. A
5. C
6. B. 
2/ Phần BT tự luận:
Bài tập 1:
 Câu trên gồm 8 từ, trong đó:
- Từ chỉ có 1 tiếng: Em, đi, xem, tại, giấy.
- Từ gồm 2 tiếng: Nhà máy.
- Từ gồm 3 tiếng: Câu lạc bộ.
- Từ gồm 4 tiếng : Vô tuyến truyền hình.
Bài tập 2:
 Gạch chân các từ láy:
a. Xanh xanh bãi mía bờ dâu
 Ngô khoai biêng biếc
 Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
 Sao xót xa như rụng bàn tay
 ( Hoàng Cầm)
b. Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
 ( Bà Huyện Thanh Quan)
c. Bay vút tận trời xanh
 Chiền chiện cao tiếng hót
 Tiếng chim nghe thánh thót
 Văng vẳng khắp cánh đồng
 ( Trần Hữu Thung)
Bài tập 3:
- Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả tiếng khóc.
- Những từ láy có cùng tác dụng ấy là: nức nở, nghẹn ngào, ti tỉ, rưng rức, tức tưởi, nỉ non, não nùng,
Bài tập 4:
 Các từ láy:
a. Tả tiếng cười:
 Ha hả, khanh khách, hi hí, hô hô, nhăn nhở, toe toét, khúc khích, sằng sặc,
b. Tả tiếng nói:
 Khàn khàn, ông ổng, lè nhè, léo nhéo, oang oang, sang sảng, trong trẻo, thỏ thẻ, trầm trầm,
c. Tả dáng điệu:
 Lừ đừ, lả lướt, nghêng ngang, khệnh khạng, ngật ngưỡng, đủng đỉnh, vênh váo,
Bài tập 5:
a. 
- Những từ láy là: nhanh nhẹn , chăm chỉ, cần cù, sáng láng.
- Những từ ghép là: thông minh, chăm học, kiên nhẫn, gương mẫu.
b. Những từ đó nói lên sự chăm học và chịu khó của người học sinh.
Bài tập 6:
 - 2 từ láy ba tả tính chất của sự vật: xốp xồm xộp, sạch sành sanh.
-2 từ láy tư tả thấi độ, hành động của người: hớt ha hớt hải, khấp kha khấp khểnh.
- 2 từ láy tư tả cảnh thiên nhiên: vi va vi vu, trùng trùng điệp điệp.
Bài tập 7:
 Lần lượt điền các từ sau:
cụi
ăn
ve
chăm
vất
thương
nhơ
von
Bài tập 8:
_ “Anh em” với nghĩa là “anh của em” trong 2 câu đầu không phải là từ phức mà là một tổ hợp từ gồm có 2 từ đơn.
_ “ Anh em” trong câu “Chúng tôi coi nhau như anh em” là từ phức.
4/ C ủng c ố - dặn dò: 
 - GV củng cố , khỏi quỏt cho HS nội dung cơ bản HS khắc sõu kiến thức đó học .
 - HS hệ thống lại kiến thức đó học chuẩn bị cho chuyờn đề sau “Từ mượn Tiếng Việt” .
IV. Rỳt kinh nghiệm:
Trần Phỏn, ngày 18/2/2012
Kớ duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docDay phu dao NV6chu de 12 20112012(1).doc