Giáo án ôn tập hè lớp 6 môn Ngữ văn

Giáo án ôn tập hè lớp 6 môn Ngữ văn

BÀI 1 : ÔN LUYỆN VĂN MIÊU TẢ

A. MỤC TIÊU:

 - Giúp học sinh củng cố kiến thức về văn miêu tả

 - Rèn kỹ năng làm bài văn miêu tả.

B. TIẾN TRÌNH:

 

doc 30 trang Người đăng thu10 Lượt xem 1538Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn tập hè lớp 6 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 : ôn Luyện văn miêu tả
A. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh củng cố kiến thức về văn miêu tả
	- Rèn kỹ năng làm bài văn miêu tả.
B. Tiến trình:
? Thế nào là văn miêu tả.
? Muốn miêu tả đc trước hết người tả phải có năng lực gì.
? Bố cục của bài văn tả cảnh.
Học sinh đọc bài tập.
Trao đổi thảo luận, trình bày ý kiến
I. Kiến thức cần nhớ.
 1. Văn miêu tả: Là loại văn giúp người đọc hình dung ra được những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự việc, con người, phong cảnhlàm cho những sự vật, sự việc đó như hiện lên trước mắt người đọc.
 2. Muốn miêu tả đc, trước hết người tả phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, ví vonđể làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
 3. Muốn tả cảnh trước hết phải hiểu rõ mình định tả cái gì. Sau khi quan sát và lựa chọn đc những hình ảnh tiêu biểu cho cảnh sắc đó thì phải trình bày những điều quan sát đc theo một thứ tự nhất định.
 4. Bài văn tả cảnh thường gồm 3 phần:
 + MB: Giới thiệu cảnh được miêu tả.
 + TB: Tập trung tả cảnh vật, chi tiết theo 1 thứ tự nhất định.
 + KB: Phát biểu cảm tưởng về cảnh sắc đó.
II. Bài tập.
Bài 4: ( trang 29 SGK)
Tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương em.
- Mặt trời (mâm lửa, mâm vàng) lòng đỏ quả trứng thiên nhiên.
- Bầu trời (lồng bàn khổng lồ, nửa quả cầu xanh) bầu trời sáng trong và mát mẻ như khuôn mặt em bé sau giấc ngủ dài, chiếc bát thuỷ tinh, tấm kính lau.
- Hàng cây bức tường thành cao vút, cô gái nghiêng mình, hàng quân danh dự.
- Núi đồi bát úp, cua kềnh, mâm xôi.
- Những ngôi nhà; viên gạch, bao diêm, trạm gác
Học sinh thảo luận,
Tìm ý
Giáo viên định hướng
Bài 5: (trang 29 SGK)
Tả cảnh dòng sông
- Bầu trời - ánh nắng- không gian - thời gian tả
- Dòng sông nào..? ở đâu...?
- Mặt sông
- Hai bên bờ sông
- Điểm nổi bật của dòng sông
Bài 1: (trang 7 sách bài tập)
a) Cảnh sắc mùa thu
c) những chiếc lá vàng rải rác bay theo gió
d) vầng trăng tròn sáng như gương
b) Không chọn A vì đó là bầu trời của mùa hè
 B vì đó là khí hậu của mùa đông
 D vì đó là đặc điểm của mùa xuân.
Bài 3:
c. dặn dò:
 - Nắm chắc lí thuyết.
 - Hoàn thành bài tập còn lại.
Bài 2 . Luyện tập văn miêu tả - Tả người
A. Mục tiêu:
- Học sinh được củng cố về văn tả người; cách tả, bố cục, hình thức một đoạn văn, một bài văn tả người.
	- Luyện kỹ năng quan sát, lựa chọn, trình bày những điều quan sát theo một thứ tự hợp lý.
B. Tiến trình:
GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cơ bản.
HS thảo luận nhóm 4 
Cử đại diện trình bày 
Các nhóm khác bổ sung
GV chốt lại.
Học sinh đọc đề SGK 
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, lập dàn ý.
I- Nội dung kiến thức:
* Muốn tả người cần:
+ Xác định đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc)
+ Quan sát lựa chọn các chi tiết miêu tả.
+ Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
+ Bố cục một bài miêu tả gồm 3 phần.
 Mở bài: Giới thiệu người được tả.
 Thân bài: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói).
 Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ về người đó.
II - Luyện tập:
Bài 1: Viết 1 đ/v tả em bé đang tuổi tập nói tập đi
+Độ tuổi 2 - 3
+ Dáng người: bụ bẫm, mập mạp
+ Khuôn mặt: Xinh xắn, đáng yêu.
+ Tóc: Vàng hoe, thưa thớt, đen, sậm, phơ phất
+ Nước da: Trắng hồng, mịn màng.
+ Miệng: Nhoẻn cười.
+ Răng: sữa, trắng muốt, đều tăm tắp.
+ Nói: ê a, ngọng nghịu.
+ Chân: Ngắn, bước đi liêu xiêu như chạy, lao phía trước.
Bài 2: Nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi tả một cụ già cao tuổi.
- Dáng đi còng xuống, bước chậm chạp.
- Người gầy gò
- Da nhăn nheo.
- Mắt mờ
- Tóc bạc trắng.
* Cô giáo say sưa giảng bài
- Tư thế: Đứng, đi lại, cầm sách, phấn.
- Lời nói: nhẹ nhàng, trầm ấm, khúc chiết.
- Cử chỉ: giảng - viết - đi lại - nhịp nhàng
- Nét mặt: phấn khởi, ánh mắt, khích lệ, tin tưởng.
- Thái độ: kiên nhẫn, chờ đợi, vui vẻ
Bài 3: (Trang 62 SGK)
* Điền vào chỗ trống:
 + Đỏ như con tôm luộc.
 + Không khác gì (thần hộ vệ) ở trong đền.
* Đoán ông Cản Ngũ đang chuẩn bị xuống xới vật để đo sức với Quắm Đen.
Bài 2: (Trang 62) Lập dàn ý
Đề 2. trang 94 SGK
1. Mở bài: giới thiêu người mẹ của em - là người q.tâm gần gũi nhất.
(Có thể dẫn ca dao, lời hát)
2. Thân bài:
a) Tả ngoại hình: nghề nghiệp, tuổi, công việc
- Dáng người
- Khuôn mặt; chú ý nét riêng
- Mái tóc
- Cử chỉ, hành động lời nói - Khi nấu cơm
 - Khi dạy em học
- Trang phục
b) Tả tính tình
- Mẹ dịu dàng, nghiêm khắc, gần gũi
- Khi em có lỗi
- Mẹ như già đi
- Lỗi học sinh;bị điểm kém, vi phạm nói chuyện, bị cô mời phụ huynh
- Thay đổi của mẹ; mọi bữa mẹ hay nói chuyện hôm nay mẹ không nói gì. Giọng trùng xuống- Nhìn mẹ em ân hận; Giá như không mải chơi, xem phim, không chủ quan.
* Khi em bị ốm
- Lo lắng chăm sóc chu đáo
- Mắt buồn trũng sâu đêm thức
- Tóc bạc thêm
- Mua thuốc, cháo, lo lắng, an ủi
* Khi em làm việc tốt
- Mẹ vui nhất
- Khuôn mặt mẹ rạng ngời hạnh phúc
- Nụ cười tươi tăn
- Mẹ làm cả nhà vui lây
- Có lẽ việc làm của em tiếp thêm sức mạnh, nghị lực cho mẹ, để mẹ làm việc tốt hơn.
*Thông qua một kỷ niệm.
Có một lần
c. dặn dò:
 - Nắm chắc lí thuyết.
 - Hoàn thành bài tập còn lại.
Bài 3: Cảm thụ văn bản: Bài học đường đời đầu tiên
A. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu sâu hơn về ND NT văn bản
	- Rèn kỹ năng cảm thụ văn bản truyện
B. Tiến trình:
Tác phẩm có 10 chương
I- Nội dung kiến thức:
1. Tóm tắt tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký"
- Chương đầu:Lai lịch và bài học đường đời đầu của Mèn
- 2Chương tiếp: Mèn bị bọn trẻ con bắt đem đi chọi nhau - trốn thoát - sa lưới bọn Nhện - đánh Nhện cứu Nhà Trò.
- 7 Chương cuối: Mèn, Trũi kết nghĩa phiêu lưu trên bè lá sen - đến sứ ếch, Nhái, Cua - đến vùng Cỏ may Chuồn Chuồn, Châu Chấu - thi võ thắng Bọ Ngựa, Bọ Muỗm - tôn làm Chánh phó thủ lĩnh Tổng Châu Chấu - Tổng Châu Chấu tìm nơi trú đông, đánh nhau với Chấu Voi, Trũi bị bắt làm tù binh - Dế Mèn bị lão chim Trả bắt giam trong hang tối - được Chấu Voi, Xiến tóc, Trũi cứu thoát - cả bọn đến vùng Kiến để nhờ Kiến truyền thông tin mong muốn hoà bình - do hiểu lầm bọn Mèn bị bọn Kiến bao vây, Trũi thoát ra tìm cứu viện. Ngẫu nhiên vòng vây Kiến bị phá Mèn tìm được Kiến chúa, giải toả mọi hiểu lầm. Kiến truyền lời hịch muôn loài kết anh em. 
Mèn, Trũi về quê thăm mộ mẹ dự tính cuộc phiêu lưu mới.
2. Tóm tắt đoạn trích "Bài học đường đời"
- Mèn là chàng Dế thanh niên cường tráng, kiêu ngạo, xốc nổi.
- Mèn coi thường chê bai anh hàng xóm Dế Choắt ốm yếu xấu xí.
- Một chiều Mèn trêu chị Cốc xong trốn vào hang khiến chị hiểu lầm đánh Choắt trọng thương.
- Trước khi chết Choắt khuyên Mèn bỏ thói hung hăng bậy bạ.
- Mèn xót thương Choắt và ân hận vô cùng về bài học đường đời đầu tiên.
II- Bài tập SGK:
 Bài 1:(Trang 11SGK) Viết đoạn văn tả tâm trạng Mèn
* Nội dung: 
 + Cay đắng vì lỗi lầm
 + Xót thương Dế Choắt
 + ăn năn về hành động tội lỗi
 + Lời hứa với người đã khuất: thay đổi cách sống
(Chú ý khung cảnh xung quanh nấm mồ)
* Hình thức:
 + Đoạn văn 5 - 7 câu
 + Ngồi kể 1 - nhân vật Mèn xưng tôi
Bài 2: Đọc phân vai 3 nhân vật
III- Bài tập bổ sung:
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn
* Ngoại hình:
- Nét đẹp, khoẻ mạnh
* Tính cách:
 - Nét chưa đẹp; kiêu căng tự phụ
 - Nét đẹp; yêu đời, tự tin - ân hận, sám hối
Bài 4 . Ôn tập văn học
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn tập các văn bản; Dế Mèn phiêu lưu ký, Bức tranh của em gái tôi, Sông nước Cà Mau.
	- Học sinh rèn kỹ năng cảm thụ văn học
B. Tiến trình:
Học sinh đọc bài tập 1
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
Học sinh thảo luận nhóm 4 trong thời gian 3 phút
Học sinh trình bày ý kiến
Giáo viên cho học sinh nhận xét sửa chữa, bổ sung.
Giáo viên chốt lại đáp án.
Học sinh đọc bài 2
Nêu yêu cầu của bài tập 2 
Học sinh thảo luận lập dàn ý theo nhóm tổ 5 phút
Bài 1: Thuật lại diễn biến tâm trạng nhân vật Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt? Từ sự việc đó Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên. Bài học đó là gì?
* Gợi ý:
- Diễn biến tâm trạng của Dế Mèn
 + Lúc đầu huênh hoang, ngông cuồng lên mặt với Dế Choắt, giọng kẻ cả: "Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn nữa"
+ Sau đó hèn nhát, sợ hãi chui tọt vào hang nằm im thin thít (hể hả với trò đùa tinh quái của mình , bắt chân chữ ngữ). Khi thấy chị Cốc mổ Dế Choắt.
+ Cuối cùng: Hốt hoảng, lo sợ trước cái chết của Dế Choắt. Tỏ ra ân hận sám hối rút ra bài học đầu tiên.
* Bài học đầu tiên
- Hành động phải có suy nghĩ, phải tính trước sau đến hậu quả.
- Không được hung hăng, huênh hoang.
- Sống phải biết đoàn kết yêu thương giúp nhau.
Bài 2: Viết đoạn văn 5- 7 câu nêu cảm nhận của em về văn bản "Sông nước Cà Mau"
- Cảm nhận về nội dung;
+ Cảnh sông nước, kênh rạch, rừng Đước, âm thanh, màu sắc đ cảnh rộng lớn hùng vĩ đầy sức sống hoang dã.
+ Cảnh chợ Năm Căn tấp lập trù phú độc đáo.
* Cảm nhận về nghệ thuật: 
 Nghệ thuật tả vừa bao quát vừa cụ thể chi tiết sinh động. Tác giả đã huy động các giác quan và nhiều điểm nhìn để quan sát, miêu tả cùng với những hiểu biết phong phú về thiên nhiên và cuộc sống ở vùng đất ấy.
đ Thêm hiểu và yêu mến, ấn tượng về vùng đất tận cùng phía Nam của Tổ quốc.
Bài 3: Em rút ra bài học gì qua câu chuyện "Bức tranh của em gái tôi)
* Bài học.
- Trước sự thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành.
- Lòng nhân hâu và sự độ lượng có thể giúp con người nhận ra hạn chế và vượt lên chính mình.
Bài 4: Cảnh thiên nhiên trong đoạn trích "Vượt thác' thay đổi qua từng vùng.
- Trước khi đến đoạn có thác; cảnh êm đềm thơ mộng, hài hoà; hai bên bờ là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến những làng xa tít. Trên sông là những con thuyền chở đầy cam tươi, mít, quế ,xuôi chầm chậm bình yên. Dọc sông vườn tược um tùm, những chòm cổ thụ trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
- Khi đến đoạn thác dữ; cảnh dữ dội mạnh mẽ. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Nước văng bọt tứ tung, thuyền rùng rằng.
- Sau khi vượt thác; cảnh êm đềm hiền hoà. Dòng sông chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Những cây to giữa những bụi lúp xúp. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra như đón chào những người con chiến thắng trở về.
đ Cảnh hùng vĩ đầy chất thơ.
C. Dăn dò: - Nắm chắc nội dung bài học.
 - Làm các bài tập còn lại.
 Bài 5: Luyện tập so sánh
A. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu sâu sắc hơn về phép tu từ so sánh
	- Làm các bài tập phát hiện vận dụng
 - Phân tích tác dụng của phép so sánh.
B. Tiến trình:
Học sinh hệ thống nhắc lại kiến thức cho học sinh.
Giáo viên chốt  ... hêm yêu thiên nhiên , đất ncViệt Nam
Bài 2:
 Trình bày ý kiến của em về nhan đề văn bản "Lao xao" bằng một đoạn văn ngắn khoảng 4-6 câu.
-Với tiêu đề "Lao xao" tác giả Duy Khán dường như ngay từ đầu đã cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sớm mùa hè.
-Đó là tiếng gió lao xao nhè nhè trong vòm cây lá
-Đó là tiếng lao xao của những cánh bướm mỏng như lụa trắng rập rờn giữa vườn cây,
-Tiếng lao xao của bầy ong chăm chỉ siêng năng.
- Và phải chăng đó còn là tiếng lao xao của lòng người trước vẻ đẹp quyến rũ của th/nhiên bình yên nơi làng quê.
C. Dăn dò: 
 - Nắm vững nội dung các văn bản đã học
 - Viết đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc ở quê em.
Bài 9. Ôn tập các thành phần chính của câu
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về các TPC của câu
- Luyện tập sử dụng các TPC trong câu
B. Tiến trình:
Học sinh nhắc lại kiến thức cơ bản.
 Giáo viên chốt lại kiến thức bằng bảng phụ.
Học sinh đọc bài 1 trang 94 
HS trao đổi nhóm 4.
Trình bày kết quả
Học sinh làm việc cá nhân
Giáo viên chấm, chữa
Học sinh thảo luận nhóm 2.
Trình bày kết quả .
Lớp nhận xét sửa chữa bổ sung.
Giáo viên chốt lại
I- Kiến thức cơ bản:
1. Các TPC: Chủ ngữ - vị ngữ là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn.
2. Khi nói TPC bắt buộc phải có mặt là nói về mặt kết cấu NP của câu, tách rời hoàn cảnh nói năng cụ thể.
Nếu đặt trong hoàn cảnh nói năng cụ thể thì có khi TPC có thể lược bỏ, còn TPP thì không
Ví dụ:- Anh về hôm nào?
 - Tôi về hôm qua
 - Hôm qua (lược bỏ CN - VN)
2. Thành phần chủ ngữ
a) Đặc điểm
- Biểu thị sự vật
- Trả lời câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì?
b) Cấu tạo
- Có thể là một từ, một cụm từ (đại từ, danh từ, cụm danh từ)
Câu có thể là một hoặc nhiều chủ ngữ
3. Thành phần vị ngữ
a) Đặc điểm 
- Có thể kết hợp các phó từ: đã, đang, sẽ, vẫn.
- Trả lời câu hỏi: làm sao? Như thế nào?
b) Cấu tạo
- Thường là một từ, một cụm (ĐT, TT, cụm ĐT, TT)
- Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
II- Luyện tập sgk:
Bài 1: (trang 94)
+ Tôi/đã trở thành
 CN(đại từ) - VN (cụm ĐT)
+ Những cái vuốt /cứ cứng dần
 CN- cụm DT VN -2 cụm TT
+Đôi càng tôi /mẫm bóng
 CN - cụm DT VN - TT
+ Tôi /co cẳng..
CN - đại từ VN - 2 cụm ĐT
+ Những ngọn cỏ /gẫy rạp, y như
 CN - cụm DT VN - cụm ĐT
Bài 2: (trang 94)
a) Trong giờ kiểm tra, em đã cho bạn mượn bút
b) Bạn ấy rất chăm chỉ
c) Bà đỗ Trần là người huyện Đông Triều.
III Bài tập bổ sung:
Bài 1: Xác định CN - VN và nêu cấu tạo
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở trắng muốt. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
+ Giời/ chớm hè
 DT 1cụm ĐT
+ Cây cối/ um tùm
 1 DT 1 TT
+ Cả làng / thơm
1 cụm DT 1 TT
+ Cây hoa lan / nở hoa trắng xoá
1 cụm DT TT
+ Hoa dẻ từng chùm / mảnh dẻ
 1 cụm DT TT
+ Hoa móng rồng / thơm như
 1 cụm DT 1cụm TT
+ Ong vàng, ong vò vẽ / đánh lộn nhau
 3 DT 1 cụm ĐT
+ Chúng / đuổi cả bướm
 1 đại từ 1 cụm ĐT
C. Dăn dò: 
 - Hoàn thành các bài tập vào vở.
Bài 9. ôn tập tiếng việt
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức Tiếng việt về các phép tu từ, các thành phần chính của câu, các kiểu câu.
- Hướng dẫn hs làm các bài tập
B. Tiến trình:
Giáo viên yêu cầu hs hệ thống các kiến thức Tiếng Việt.
Học sinh thảo luận nhóm 4.
Trình bày kết quả thảo luận.
I- Nội dung kiến thức:
1. Các phép tu từ: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ
2. Các TPC: Chủ ngữ - Vị ngữ
 Câu TT đơn 
3. các kiểu câu: Câu TT đơn có từ là
 Câu TT đơn không có từ là
II. Luyện tập:
Bài 1:
Cho đoạn văn: Bóng tre // trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa thấp thoáng // mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam // dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
Xác định CN - VN
Bài 2: Chỉ ra tác dụng của phép ẩn dụ trong câu thơ sau:
 Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm.
* Gọi hình ảnh Bác chăm sóc chiến sĩ ân cần chu đáo hết lòng như người cha yêu thương chăm lo chu đáo cho những đứa con.
* Gợi tình cảm niềm kính yêu biết ơn vô hạn cua anh đ/v đối với vị lãnh tụ vĩ đại.
Bài 3: Viết đoạn văn 5 - 7 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh chú bé Lượm của Tố Hữu trong đó có sử dụng một phép so sánh, gạch chân.
* MĐ: - Hình ảnh Lượm
 - Bài thơ Lượm
* TĐ: 
- Hồn nhiên vui tươi say mê tham gia công tác cách mạng; chân thoăn thoắt, mồm huýt sáo vang, cười híp mí. "ở đồn Mang Cá thích hơn ở nhà"
- Dũng cảm hăng hái quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm.
 + Hoàn cảnh: Đạn bay vèo vèo
 + Hành động: Vượt qua mặt trận.
 + Thái độ: Sợ chi hiểm nghèo.
- Hy sinh cao cả bảo vệ quê hương; "Cháu nằm trên lúagiữa đồng"ị như một thiên thần nhỏ yên nghỉ, hoá thân vào thiên nhiên đất nước. Hình ảnh em sống mãi.
- Yêu mến, khâm phục, xúc động, xót thương.
C. Dăn dò: 
 -Nắm chắc các kiến thức về các biện pháp tu từ; các thành phần chính của câu và các kiểu câu.
 -Hoàn thành các bài tập còn lại.
Bài 10. Luyện tập câu trần thuật đơn có từ “ Là”
A. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức Tiếng việt về câu trần thuật đơn có từ là.
 - Hướng dẫn hs làm các bài tập
B. Tiến trình:
-Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là?
 - Câu trần thuật đơn có từ là được chia làm mấy loại?
 HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
 2 HS lên bảng trình bày.
Gọi HS lên bảng làm (mỗi em làm 1 câu)
I. Ôn tập câu trần thuật đơn có từ là:
1) Đặc điểm 
 Là + danh từ - cụm DT
- Vị ngữ Là + ĐT - cụm ĐT
 Là + TT - cụm TT
- Khi VN biểu thị ý PĐ - kết hợp cụm không phải, chưa phải.
2) Phân loại
- Câu định nghĩa
- Câu giới thiệu
- Câu miêu tả
- Câu đánh giá
II- Bài tập sgk:
Bài 1: (Trang 115)
Xác định câu TTđơn có từ là.
Câu b, d không phải là câu TTĐ có từ là vì VN không có cấu tạo theo định nghĩa.
Bài 2: Xác định CN, VN
a) Hoán dụ Ô là tên gọi
c) Tre Ô là
 Tre Ô còn là
d) Bồ các Ô là
e) Khóc Ô là nhục
 Rên Ô hèn Lược bỏ từ l
 Van Ô yếu đuối
 Dại khờ Ô là
Bài 3: ( Trang 116)
Tả người bạn 5 - 7 câu.
- Ngoại hình
- Tính tình
- Câu TTĐ có từ là
- Tác dụng của câu
III. Bài tập bổ sung:
Bài 6: (Trang 51SBT)
Xác định CN - VN
- Nhưng mọi bí mật của Mèo Ô cuối cùng cũng bị bại lộ
 CN (cụm DT) VN (cụm ĐT)
 - Chú Tiến Lê Ô Ô đưa theo bé Quỳnh
 cụm DT cụm ĐT
 - Vớ được bạn gái, nó Ô mừng quýnh lên
 Đại từ cụm ĐT
- Hai đứa Ô lôi nhau ra vườn
 cụm DT cụm ĐT
- Mèo Ô đưa toàn bộ những bức tranh
 DT cụm ĐT
- Chỉ thấy bé Quỳnh Ô thỉnh thoảng lại reo
 CĐT cụm ĐT
Bé Quỳnh Ô chạy vào thì thầm 
c. dặn dò
 Học thuộc lí thuyết, hoàn thành bài tập.
 Xem lại kiến thức về chữa lỗi dùng từ.
Bài 10. cảm thụ văn bản Cây tre việt nam - cô tô
A. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về 2 văn bản: Cây tre Việt Nam, Cô Tô.
	- Làm các bài tập cảm thụ về 2 văn bản.
B. Tiến trình:
Học sinh hệ thống hoá kiến thức về ND và NT hai văn bản.
Lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
Giáo viên chốt lại.
Học sinh thảo luận nhóm đôi 2'
Học sinh thảo luận nhóm 4: 3' .
Đạidiện nhóm trình bày kết quả. 
Lớp nhận xét bổ sung.
Giáo viên chốt đáp án.
Học sinh dựa vào đáp án trả lời thành đoạn văn.
I. Nội dung kiến thức:
1. Văn bản "Cây tre Viêt Nam":
* Nội dung
- Những phẩm chất của cây Tre Việt Nam, con người Việt Nam.
- Sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam.
* Nghệ thuật.
- Hình ảh ẩnh dụ cây tre - biểu tượng.
- Giọng điệu nhịp điệu câu văn có nhạc tính tạo chất trữ tình thiết tha, sôi nổi, bay bổng.
2. Văn bản "Cô Tô":
 * Nội dung
- Vẻ đẹp thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người lao động ở đảo Cô Tô.
- Tình cảm của tác giả.
* Nghệ thuật.
- Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc đầy chất thơ.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ điêu luyện chính xác tinh tế.
- Giọng văn giàu cảm thụ.
II. Luyện tập:
Bài 1: Bóng tre trùm lên âu yếm..khai hoang.
a) Đoạn văn sử dụng phép tu từ gì?
b) Nêu tác dụng.
* Gợi ý đáp án:
a) Nhân hoá: Bóng tre - âu yếm
b) Tác dụng:
+ Sự gắn bó gần gũi của tre với con người Việt Nam.
+ Tre như người mẹ tình cảm che chở yêu thương đối với người nông dân Việt Nam.
Bài 2: Đoạn văn sử dụng phép tu từ gì? Tác dụng?
 "Sau trận bão, chân trời ngấn bể. Nước biển hửng hồng"
* Gợi ý:
- Phép so sánh:
Chân trời ngấn bể - Tấm kính
Mặt trời - Qủa trứng thiên nhiên
- Tác dụng:
+ Cảnh mặt trời mọc được đặt trong một khung cảnh rộng lớn bao la, hết sức trong trẻo tinh khôi.
+ Cảnh mặt trời mọc trên biển là bức tranh tuyệt đẹp rực rõ và tráng lệ.
c. dặn dò
bài 10. CảM THụ VĂN BảN: LAO XAO
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên và làng quê qua hình ảnh các loài chim.
- Hiểu nghệ thuật quan sát tinh tế, tâm hồn yêu thiên nhiên của tác giả.
B. Tiến trình:
Học sinh trao đổi thảo luận.
Đại diện phát biểu.
Giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản.
Học sinh phát biểu tự do. Các em khác bổ sung.
Giáo viên tổng hợp. 
Học sinh thảo luận nhóm đôi.
Nêu ý cơ bản. 
Giáo viên nhận xét chốt lại.
Học sinh viết bài cá nhân.
Giáo viên chấm chữa.
I- Kiến thức cơ bản:
1. Văn bản là một đoạn trích trong tập hồi ký tự truyện của DK. Qua những kỷ niệm thơ ấu và thiếu niên ở làng quê, tác giả làm hiện lên bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người. Tuy đơn sơ nghèo khó nhưng giàu sức sống, đậm đa tình người và hết sức hồn hậu.
2. Văn bản tập trung miêu tả một số loài chim thường thấy ở làng quê bằng cái nhìn hồn nhiên tuổi thơ tuy có vẻ lan man tự do nhưng lại theo một trình tự khá chặt chẽ. ở mỗi loài thường chọn miêu tả một vài nét tiêu biểu về màu sắc hình dáng, tiếng kêu hoặc đặc tính đồng thời chú trọng tả hoạt động của chúng kết hộp với kể và nhận xét bình luận.
II- Luyện tập sgk:
Bài 1: Hãy quan sát miêu tả một loài chim ở quê em.
+ Chích bông: Thân hình bé nhỏ di chuyển nhanh, lông màu hung, hay bắt sâu, có ích.
+ Bồ câu: Hiền lành sống theo đàn hoặc từng đôi một, lông màu trắng hoặc đen, chân nhỏ, thích đậu trên mái nhà, thích ăn ngũ cốc, là biểu tượng của hoà bình, hữu nghị.
+ Chim sẻ: Mình nhỏ, tiếng kêu nghe vui tai, thường xuất hiện vào mùa hè, rất thân thiết với học trò, sống theo đàn, đậu trong các lùm cây, di chuyển nhanh thoăn thoắt.
Bài 2
Qua bài "Lao Xao" viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của mình.
- ấn tượng sâu sắc về làng quê Việt Nam với cuộc sống thanh bình.
- Tình yêu của tác giả với quê hương qua hồi ức tuổi học trò.
- Tài quan sát miêu tả tinh tế về các loài chim.

Tài liệu đính kèm:

  • docon he lop 6 len 7.doc