Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 7 - Năm học 2009-2010 - Lương Văn Tuất

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 7 - Năm học 2009-2010 - Lương Văn Tuất

A . Mục tiêu cần đạt : .

1. Kiến thức : + Thấy được vai trò tác dụng của yếu tố miêu tả hành động , sự việc , cảnh vật và con người,. . . trong văn bản tự sự .

 2. Kĩ năng : + Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản .

 + Vận dụng kiến thức để tập viết bài TLV hoàn chỉnh .

 3. Thái độ : + Vận dụng tốt yếu tố miêu tả trong khi kể người , việc . . .

 B. Chuẩn bị :

 - GV : Sọan bài + đọc tài liệu có liên quan về văn bản tự sự , văn bản miêu tả

 - HS : Soạn bài theo hướng dẫn của GV .

C.Tiến trình hoạt động :

 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS .

 2. Bài cũ : - GV kiểm tra HS kiến thức về văn bản tự sự , văn bản miêu tả .

 - HS nêu đúng đặc điểm của mỗi kiểu văn bản .

 3.Bài mới : * Giới thiệu bài : Nêu các kiểu văn bản đã học , trong một văn bản thường kết hợp nhiều phương thức biểu đạt -> vào bài “Miêu tả trong văn bản tự sự”

 * Tiến trình bài dạy :

* Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự .

- HS đọc đoạn trích .

- Đoạn trích kể về việc gì ?Trong trận đánh đó vua Quang Trung có vai trò gì?( Người trực tiếp chỉ huy )- Sự việc xảy ra như thế nào ?

- HS thuật lại diễn biến sự việc theo SGK

- Hãy nối các sự việc ấy lại thành đoạn văn , sau đó nhận xét xem đoạn văn ấy có sinh động không ? Tại sao ? (chưa làm cho người đọc thấy được sự việc đó diễn ra như thế nào)

- GV cho HS so sánh đoạn vừa nối với đoạn trích - Vì sao ở đoạn trích sự việc được tái hiện cụ thể sinh động hơn ? (bằng cách làm hiện lên cảnh vật , con người , hành động của con người trong trận chiến đấu . . .)

- Vậy những yếu tố miêu tả có tác dụng gì đối với đoạn văn tự sự ?

-Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn trích ?

- HS trình bày -> GV nhận xét chốt ý ghi nhớ

- HS đọc ghi nhớ

* Hướng dẫn luyện tập

- HS đọc bài tập 1 :.Nêu yêu cầu bài tập ?

- Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong 2 đoạn trích (Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân)

- miêu tả chung có câu nào?

- Tả Thúy Vân có những câu nào?

- Tả Thúy Kiều như thế nào ?

- Phần miêu tả cảnh ngày xuân có những đặc sắc gì?

- Phần lễ hội như thế nào ?

- Phân tích giá trị của những yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung của hai đoạn trích ?

+ Đọc bài tập 2 :Yêu cầu làm gì?

 (Viết đoạn văn kể về cảnh ngày xuân có vận dụng các yếu tố miêu tả )

- Em sẽ trình bày những ý nào ?theo thứ tự gì?

- Giới thiệu ba chị em đi chơi xuân .

- Cảnh vật mùa xuân : én, hoa ,cỏ,. . .

- Cảnh lễ hội : người , xe, các hoạt động .

- Cảnh chị em ra về , cảnh vật lúc đó. . .

- HS viết nháp -> gọi hai em trình bày .

- GV nhận xét -> sửa , bổ sung.

+ HS đọc bài tập 3 :Yêu cầu làm gì ?

- Để giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều em sẽ trình bày những ý nào ? I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự .

1. Đoạn trích :

- Kể về việc quân Tây Sơn tiến đánh đồn Ngọc Hồi . . .

- Sự việc diễn ra :( 4 sự việc )

-> Nối 4 sự việc thành đoạn văn - > không sinh động vì chỉ đơn thuần kể sự việc .

-> Ở đoạn trích : Trận đánh được tái hiện lại hết sức cụ thể , sinh động - > nhờ các yếu tố miêu tả :

* Kết luận : trong văn bản tự sự yếu tố miêu tả làm câu chuyện trở nên sinh động hấp dẫn hơn . . .

* Ghi nhớ : ( 92 )

II. Luyện tập :

1. Tìm yếu tố tả người ,tả cảnh :

* “ Chị em Thúy Kiều” :

- Mai cốt cách tuyết tinh thần. . .

- Hoa cười ngọc thốt

 Mây thua tuyết nhường . . .

- Làn thu thủy nét xuân sơn

 Hoa ghen liễu hờn

* “ Cảnh ngày xuân”

- Cỏ non xanh tận chân trời,

 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

- Gần xa dập dìu Ngựa xe

= > Làm nổi bật rõ chân dung xinh đẹp của hai chị em và cảnh mùa xuân rực rỡ lễ hội đông vui.

2. Viết đoạn văn :

* Đoạn văn :

 Tiết thanh minh thật là đẹp . Trên cao, đàn én liệng như thoi đưa. Dưới thấp , một cành lê điểm vài hoa trắng nổi bật trên bãi cỏ non xanh , trải dài tận chân trời . Chị em Thúy Kiều cùng nhau đi lễ hội. Người đến lễ hội là các tài tử giai nhân nô nức từng đoàn , ăn mặc sang trọng trên các xe ngựa nối đuôi nhau chạy như nước chảy . Khắp nơi thoi vàng vó rắc tro tiền giấy đốt khói bay mù mịt. Lễ hội tan, chị em Kiều ra về. Bóng chiều ngả về tây, trên nhịp cầu nhỏ, nhìn xuống dòng nước uốn quanh, lòng người trở nên nao nao buồn .

3. Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều:

* Gợi ý :

- Giới thiệu chung về hai chị em

- Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân

- Miêu tả về sắc ,về tài của Thúy Kiều

- Nhận xét chung về hai chị em .

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 7 - Năm học 2009-2010 - Lương Văn Tuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 7	 NS : 27/09/09
Tiết : 31 Văn bản 	 ND : 29/09/09
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
( Trích “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du )
A . Mục tiêu cần đạt : 
 	1. Kiến thức : - Hiểu được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du : Tả ngoại hình để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh.
 - Cảm nhận được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du :+ Đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp như Kiều. + Khinh bỉ , căm phẩn bọn buôn người .
 	2. Kĩ năng : -Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ nghệ thuật miêu tả nhân vật 
 	3. Thái độ : Cảm thông với nỗi đau của nàng Kiều , thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
B. Chuẩn bị : 
- GV : + Soạn bài , định hướng tiết dạy+ bảng phụ + Tranh minh họa
- HS : + Soạn bài theo hướng dẫn SGK và của GV.
C . Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định :+ Kiểm tra sĩ số HS.
2. Bài cũ : + Đọc thuộc lòng đoạn trích : “ Cảnh ngày xuân” Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du ? Phân tích cụ thể ?
	3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Qua phần tóm tắt Truyện , hãy cho biết vì sao Kiều phải bán mình chuộc cha ? ( Vì chữ hiếu ) Quyết định ấy dẫn đến sự việc gì tiếp theo cho Kiều ? ( Cuộc mua bán ) Đó là nội dung đoạn trích hôm nay các em sẽ học .
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn tìm hiểu chung .
- HS nhắc lại về tác giả Nguyễn Du.
- Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm ?
- Theo em đoạn trích kể về việc gì ?
- HS trình bày -> nhận xét.
- GV nhận xét -> Khái quát về tác phẩm.
* Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
- Hướng dẫn cách đọc : Thể hiện đúng tính cách nhân vật. . . 
- GV đọc -> HS đọc tiếp -> Nhận xét.
- GV kết hợp hỏi từ khó 
- Đoạn trích có thể chia làm mấy phần ? 
- Nêu nội dung của từng phần ?
- GV treo bảng phụ.
* Hướng dẫn phân tích đoạn trích theo nhân vật.
- Đoạn trích nổi bật nhân vật nào? Mã Giám Sinh có phải là tên không ? 
- Tác giả đã giới thiệu Mã Giám Sinh như thế nào? 
- Nêu những nét chính về nhân vật ?
- Hãy nhận xét về cách giới thiệu nhân vật Mã Giám Sinh ?
- Qua cách giới thiệu đó, chân dung Mã Giám Sinh hiện lên như thế nào ?
- HS trả lời.
- GV nhận xét.
- Tác giả không chỉ tả diện mạo ,mà quan trọng nhất là tả bản chất của Mã Giám Sinh , thể hiện qua sự việc nào?
- Khi gặp Kiều hắn có cử chỉ gì ? Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói về cuộc mua bán ? (Mặc dù núp dưới hình thức lễ vấn danh, dạm hỏi . . . )
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả?
- Qua những chi tiết miêu tả của tác giả, nhân vật Mã Giám Sinh hiện rõ là một kẻ như thế nào ?
- HS trình bày -> nhận xét.
- GV nhận xét -> chốt ý chính.
* Hướng dẫn phân tích nhân vật Thúy Kiều.
- Hãy đọc những câu thơ nói về Thúy Kiều ở đoạn trích?
- Em cảm nhận được gì về hình ảnh của Kiều qua đoạn thơ trên ? 
- Ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- Đó là tâm trạng gì?
- Tại sao Kiều chấp nhận bán mình chuộc cha mà lúc này không dấu nổi nỗi buồn đau tê tái ?
- HS trình bày -> GV nhận xét -> chốt ý.
* Hướng dẫn tổng kết bài.
- Em hãy tóm tắt lại những thành công về NT của đoạn trích ?
+ Thảo luận :Khi miêu tả làm rõ hình ảnh của hai nhân vật ,tác giả đã bộc lộ thái độ gì ? - Đoạn trích thể hiện được giá trị nội dung nào ?
- Nhóm treo bảng phụ -> lớp nhận xét -> GV khái quát ý : Chốt ghi nhớ
 - HS đọc ghi nhớ 
* Hướng dẫn luyện tập :
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn trích tại lớp. 
I . Tìm hiểu chung.
1. Vị trí đoạn trích :. 
- Nằm ở đầu phần II “ Gia biến và lưu lạc”gồm 26 câu ( câu 623-648 ) 
- Cảnh Mã Giám Sinh đến mua Kiều .
I . Đọc _ hiểu văn bản.
1. Đọc , Từ khó : 
2. Bố cục : 2 phần.
-Đ 1 :( 4 câu đầu ) Lễ vấn danh
-Đ 2: ( 22 câu sau ) Cảnh mua bán.
3 . Phân tích.
a) Nhân vật Mã giám Sinh :
* Thân thế , diện mạo: 
- Sinh viên trường Quốc Tử Giám,họ Mã đi làm lễ vấn danh 
- Quê : Huyện Lâm Thanh.
- Tuổi : trạc ngoại tứ tuần.
- Diện mạo :Mày râu nhẵn nhụi.
- Trang phục: Aùo quần bảnh bao.
- Thái độ : Ghế trên ngồi tót. .
- Lời nói cộc lốc, nhát gừng. .
-> Cách giới thiệu lập lờ, lấp lửng không rõ ràng thân thế.
=> Là người giả dối, trau chuốt thái quá, kệch cỡm, bất lịch sự, trơ trẽn. . 
* Cảnh mua bán :
-Xem hàng : Đắn đo cân sắc, cân tài.
- Hỏi giá- Mặc cả: Cò kè bớt một thêm hai.
- Ép cung . . thử bài. . . 
- Bằng lòng  “ Sính nghi xin dạy bao nhiêu”
-> Miêu tả thực :qua diện mạo ,cử chỉ nhằm làm rõ tính cách nhân vật .
-> Một tên giả dối , một tên buôn người sành sỏi, lọc lõi, mất hết nhân tính , đáng ghê tởm. 
b) Tâm trạng Thúy Kiều.
- Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
- Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
- Nét buồn như cúc điệu gầy như mai
- Ngừng hoa bóng thẹn . . . 
-> Miêu tả thực : so sánh , bộc lộ tâm trạng
=> Hổ thẹn, đau đớn tái tê, tủi nhục, ê chề, : Một cô gái nền nếp gia giáo lại phải làm món hàng mua bán ! 
III . Tổng kết :
 - Tả thực diện mạo cử chỉ để làm nổi bật bản chất nhân vật.
- Căm ghét , ghê tởm bọn buôn người độc ác và ái ngại xót thương số phận người phụ nữ bị vùi dập .
* Ghi nhớ ( 99 )
IV . Luyện tập.
- Học thuộc lòng đoạn thơ.
4 . Hướng dẫn về nhà : 
 - Về nhà học thuộc lòng đoạn trích ,ghi nhớ, bài học 
 - Làm bài tập trong SBT ( bài tập 1, 2, 3 )
 - Soạn bài mới : “ Miêu tả trong văn bản tự sự”
Tuần : 07	 NS : 27/09/09
Tiết : 32 Tập làm văn 	 ND : 29/09/09
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A . Mục tiêu cần đạt : .
1. Kiến thức : + Thấy được vai trò tác dụng của yếu tố miêu tả hành động , sự việc , cảnh vật và con người,. . . trong văn bản tự sự .
 	2. Kĩ năng : + Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản . 
	 + Vận dụng kiến thức để tập viết bài TLV hoàn chỉnh .
 	3. Thái độ : + Vận dụng tốt yếu tố miêu tả trong khi kể người , việc . . . 
 B. Chuẩn bị : 
 - GV : Sọan bài + đọc tài liệu có liên quan về văn bản tự sự , văn bản miêu tả 
 - HS : Soạn bài theo hướng dẫn của GV . 
C.Tiến trình hoạt động :
 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS .
 2. Bài cũ : - GV kiểm tra HS kiến thức về văn bản tự sự , văn bản miêu tả .
 - HS nêu đúng đặc điểm của mỗi kiểu văn bản .
 	3.Bài mới : * Giới thiệu bài : Nêu các kiểu văn bản đã học , trong một văn bản thường kết hợp nhiều phương thức biểu đạt -> vào bài “Miêu tả trong văn bản tự sự”
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự .
- HS đọc đoạn trích .
- Đoạn trích kể về việc gì ?Trong trận đánh đó vua Quang Trung có vai trò gì?( Người trực tiếp chỉ huy )- Sự việc xảy ra như thế nào ?
- HS thuật lại diễn biến sự việc theo SGK
- Hãy nối các sự việc ấy lại thành đoạn văn , sau đó nhận xét xem đoạn văn ấy có sinh động không ? Tại sao ? (chưa làm cho người đọc thấy được sự việc đó diễn ra như thế nào) 
- GV cho HS so sánh đoạn vừa nối với đoạn trích - Vì sao ở đoạn trích sự việc được tái hiện cụ thể sinh động hơn ? (bằng cách làm hiện lên cảnh vật , con người , hành động của con người trong trận chiến đấu . . .)
- Vậy những yếu tố miêu tả có tác dụng gì đối với đoạn văn tự sự ?
-Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn trích ?
- HS trình bày -> GV nhận xét chốt ý ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ 
* Hướng dẫn luyện tập 
- HS đọc bài tập 1 :.Nêu yêu cầu bài tập ?
- Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong 2 đoạn trích (Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân)
- miêu tả chung có câu nào? 
- Tả Thúy Vân có những câu nào?
- Tả Thúy Kiều như thế nào ?
- Phần miêu tả cảnh ngày xuân có những đặc sắc gì?
- Phần lễ hội như thế nào ?
- Phân tích giá trị của những yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung của hai đoạn trích ?
+ Đọc bài tập 2 :Yêu cầu làm gì?
 (Viết đoạn văn kể về cảnh ngày xuân có vận dụng các yếu tố miêu tả )
- Em sẽ trình bày những ý nào ?theo thứ tự gì?
- Giới thiệu ba chị em đi chơi xuân .
- Cảnh vật mùa xuân : én, hoa ,cỏ,. . .
- Cảnh lễ hội : người , xe, các hoạt động .
- Cảnh chị em ra về , cảnh vật lúc đó. . .
- HS viết nháp -> gọi hai em trình bày .
- GV nhận xét -> sửa , bổ sung.
+ HS đọc bài tập 3 :Yêu cầu làm gì ?
- Để giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều em sẽ trình bày những ý nào ? 
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự .
1. Đoạn trích :
- Kể về việc quân Tây Sơn tiến đánh đồn Ngọc Hồi . . .
- Sự việc diễn ra :( 4 sự việc ) 
-> Nối 4 sự việc thành đoạn văn - > không sinh động vì chỉ đơn thuần kể sự việc .
-> Ở đoạn trích : Trận đánh được tái hiện lại hết sức cụ thể , sinh động - > nhờ các yếu tố miêu tả : 
* Kết luận : trong văn bản tự sự yếu tố miêu tả làm câu chuyện trở nên sinh động hấp dẫn hơn . . .
* Ghi nhớ : ( 92 )
II. Luyện tập :
1. Tìm yếu tố tả người ,tả cảnh :
* “ Chị em Thúy Kiều” : 
- Mai cốt cách tuyết tinh thần. . .
- Hoa cười ngọc thốt 
 Mây thuatuyết nhường . . .
- Làn thu thủy nét xuân sơn 
 Hoa ghenliễu hờn 
* “ Cảnh ngày xuân”
- Cỏ non xanh tận chân trời,
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
- Gần xadập dìuNgựa xe
= > Làm nổi bật rõ chân dung xinh đẹp của hai chị em và cảnh mùa xuân rực rỡ lễ hội đông vui.
2. Viết đoạn văn :
* Đoạn văn : 
 Tiết thanh minh thật là đẹp . Trên cao, đàn én liệng như thoi đưa. Dưới thấp , một cành lê điểm vài hoa trắng nổi bật trên bãi cỏ non xanh , trải dài tận chân trời . Chị em Thúy Kiều cùng nhau đi l ... ãn Du : tả và gợi, tả diện mạo cử chỉ làm rõ tính cách nhân vật, tác giả còn có cách miêu tả nội tâm với ngôn ngữ độc thoạivà tả cảnh ngụ tình , hôm nay sẽ học.
	 * Tiến trình bài dạy:
* Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản .
- Nhắc lại tiểu sử tác giả ?
- Nêu vị trí của đoạn trích ?Vì sao Kiều phải ở lầu Ngưng Bích? Ngưng Bích nghĩa là gì?( đọng lại sắc xanh )
- Nội dung đoạn thơ nói gì? (Hoàn cảnh cô đơn, buồn nhớ , thương lo của Thúy Kiều lúc ở lầu Ngưng Bích)
* Hướng dẫn đọc hiểu văn bản .
- Hướng dẫn cách đọc : chú ý nhấn mạnh các điệp từ 
- GV đọc mẫu - > HS đọc tiếp -> Nhận xét cách đọc 
- GV kết hợp kiểm tra từ khó
- Đoạn thơ có thể chia làm mấy đoạn ?
- HS trình bày - > nhận xét .
- GV nhận xét - > treo bảng phụ .
-Đ1:( 6 câu) Quang cảnh lầu Ngưng Bích.
- Đ2( 8 câu giữa) Nỗi nhớ thương của Kiều
- Đ3:( 8 câu cuối) Tâm trạng buồn lo của Kiều.
* Hướng dẫn phân tích văn bản .
+ HS đọc 6 câu đầu : Nội dung nói gì ?
- Cảnh đó được nhìn dưới mắt ai ?Kiều lúc này như thế nào?Khóa xuân nghĩa là gì?
- Quang cảnh xung quanh lầu được miêu tả như thế nào? ( nàng bị giam lỏng trong một lầu cao trơ trọi  ) 
- Đứng trên lầu cao nhìn ra xung quanh Kiều thấy gì ?
- Ở đây tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? 
- Qua đó em cảm nhận được điều gì về khung cảnh lầu Ngưng Bích ? 
- Trước khung cảnh đó tâm trạng của Kiều như thế nào ?Thể hiện ở câu thơ nào? - Em hiểu gì về cụm từ “ mây sớm , đèn khuya” ?
- HS trình bày -> GV nhận xét - > bình , chốt ý :
* TIẾT 2:
+ HS đọc đoạn 2:. Nêu nội dung đoạn hai ? 
- Đây là lời của ai nói với ai ?( độc thoại nội tâm )
- Thảo luận :
- Kiều nhớ đến những ai và nhớ ai trước ? Tác giả tả nỗi nhớ của Kiều như vậy có hợp lí không ? Vì sao ?
- Nhóm trình bày - > lớp nhận xét .
- GV nhận xét - > khái quát ý : 
- Hãy nêu chi tiết cụ thể về nỗi nhớ Kim Trọng ?
- Em hiểu như thế nào về : “ tấm son” ? ( có hai cách hiểu : Tấm lòng son . . .là tấm lòng của Kiều thương nhớ Kim Trọng . . .tấm lòng son của Kiều bị hoen ố . . .
- Tâm trạng của Kiều khi nhớ về Kim trọng là tâm trạng như thế nào ?Bằng nghệ thuật gì tác giả làm rõ được tâm trạng đó?
- Qua đây cho thấy Kiều là cô gái như thế nào ?
- GV : Tiếp đó Kiều nhớ về cha mẹ . . .
- Tác giả thể hiện nỗi nhớ cha mẹ của Kiều qua những hình ảnh thơ nào ?
- GV kết hợp kiểm tra , giải thích một số từ Hán Việt , các điển tích : Quạt nồng . . . sân lai . . .Gốc tử . . .
- Nhận xét ngôn ngữ thể hiện ?
- Từ đó em hiểu thêm gì về phẩm chất của Kiều?
- Ngoài lòng hiếu thảo nàng còn bộc lộ phẩm chất gì nữa khi không lo cho mình mà chỉ nghĩ về người khác?
+ HS đọc đoạn cuối : Nêu ý khái quát ?
- Hãy nêu những cảnh vật được tác giả nói đến trong đoạn này?
- Theo em đây là cảnh thực hay hư ?( Cảnh trong tâm trạng của Thúy Kiều )
- Những cảnh đó gợi lên tâm trạng gì ở Kiều lúc này?
- Đọc 8 câu cuối em có cảm nhận gì vềtừ ngữ, nhịp điệu , vần của câu thơ ? ( mỗi câu lục đều bắt đầu bằng 
“ buồn trông “ ) 
- Qua đó tác giả muốn khắc họa điều gì ? ( 8 câu cuối là những câu thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc) 
- HS trình bày - > nhận xét .
- GV nhận xét , bình , chốt ý .
* Hướng dẫn tổng kết bài .
+ Thảo luận :
- Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích ?
- Đại diện nhóm trình bày - > lớp nhận xét 
- GV nhận xét : khái quát nghệ thuật.
- Nội dung nói gì? Qua đoạn trích Nguyễn Du đã bộc lộ thái độ gì?
- GV khái quát ý - > chốt ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ 
* Hướng dẫn luyện tập .
+ GV nêu yêu cầu bài tập 
- Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình ?
- HS trình bày .
- GV nhận xét - > chốt ý .
+ HS đọc thuộc lòng văn bản
+ HS đọc bài đọc thêm : 
- Trong bài thơ của Thúy Kiều có những cảnh nào tương ứng với đoạn trích của Nguyễn Du ?
I. Tìm hiểu chung :
1 . Vị trí đọan trích : 
- Ở phần 2 “ Gia biến và lưu lạc” : từ câu 1033-1054 ( 22 câu )
 II. Đọc – hiểu văn bản :
1. Đọc , Từ khó :
2. bố cục : 3 đoạn
3. Phân tích .
a) Quang cảnh chung quanh lầu ngưng Bích .
-Kiều bị giam lỏng: chỉ làm bạn với non xa trăng gần 
- Bốn bề bát ngát . . .
 Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
- > hình ảnh thực cũng là hình ảnh ước lệ 
 = > Cảnh thiên nhiên vắng lặng , trơ trọi , mênh mông rợn ngợp .
- Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình , nửa cảnh như chia tấm lòng
- > tâm trạng : cô đơn buồn tủi, nỗi cô đơn tuyệt đối .
b) Nỗi thương nhớ người thân của Kiều
* Nhớ Kim Trọng :
+ Phù hợp quy luật tâm lý: thương thân bị ô uế nên gợi nhớ người yêu . . .
- Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương . . .
- > Nhớ buổi thề nguyện , thương Kim Trọng đang nhớ về mình một cách vô vọng 
- Bên trời . . .
 Tấm son . . .
- > Ngôn ngữ độc thoại nội tâm . . 
= > Nhớ về Kim Trọng với tâm trạng đau đớn xót xa . . .
* Là người tình chung thủy sắc son.
* Nhớ cha mẹ .
- xót người tựa cửa . . .
- Quạt nồng ấp lạnh . . .
- Sân lai . . . gốc tử . . .
- > Ngôn ngữ độc thoại nội tâm ,điển tích
= > xót xa cha mẹ đang mong tin con , day dứt ân hận không được chăm sóc , phụng dưỡng cha mẹ .
* Là người con hiếu thảo , có tấm lòng vị tha đáng trọng 
c) Tâm trạng cô đơn , tuyệt vọng của Kiều 
- Thuyền ai thấp thoáng -> mong được về
- Hoa trôi man mác -> số phận trôi nổi
- Nội cỏ rầu rầu -> Khoảng cách xa xôi
-Gió cuốn ầm ầm tiếng sóng -> lo sợ 
- > Điệp ngữ “buồn trông” nhấn mạnh nỗi buồn kéo dài ,dâng lên cao mãi , tả cảnh ngụ tình , từ láy .
=> Tâm trạng buồn đau , chua xót , lo sợ bế tắt, tuyệt vọng . 
III. Tổng kết .
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình ,ngôn ngữ độc thoại ,nhiều điển tích ,điệp ngữ điêu luyện 
- Nỗi buồn nhớ sâu sắc của Kiều . . .
-> Lòng thương cảmtình cảnh và ca ngợi vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều.
* Ghi nhớ : ( 96 ) 
IV. Luyện tập : 
1. Tả cảnh ngụ tình:
- Miêu tả cảnh vật để bộc lộ tâm trạng , tình cảm nhân vật 
2. Học thuộc lòng bài thơ .
3. Đọc thêm :
- Bên song , nước suối 
- Gần biển ,
- Buồm ngả bóng chiều tà.
- Sóng giục 
- Gió nâng 
 4. Hướng dẫn về nhà :
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ , bài học, ghi nhớ
 - Làm bài tập còn lại trong sách bài tập .
 - Soạn bài mới : “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
	- Chuẩn bị giấy kẻ ngang : víêt bài Tập làm văn số 2 .
Tuần : 07	 NS : 01/10/09
Tiết : 35 + 36 Tập làm văn 	 ND : 03/10/09
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 - VĂN TỰ SỰ
A . Mục tiêu cần đạt :
 	1. Kiến thức : Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật , con người , hành động .
 	2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng diễn đạt , trình bày, viết hoàn chỉnh một văn bản tự sự 
3. Thái độ : Có thái độ tự giác khi làm bài, trình bày bài khoa học, bố cục rõ ràng. 
 B . Chuẩn bị : 
 - GV :- Ra đề + đáp án chính xác , rõ ràng ,thống nhất trong khối.
 - Soạn bài định hướng thời gian viết bài .
 - HS : ôn lại lí thuyết văn tự sự kết hợp miêu tả , biểu cảm ,lập dàn ý đề SGK.
 C. Tiến trình hoạt động : 
 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS.
 2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu tiết học
	 * Tiến trình bài dạy :
* GV chép đề lên bảng 
* Hướng dẫn làm bài.
+ HS đọc đề:
- Tìm hiểu đề bài .
- Xác định thể loại ?
- Nội dung viết là gì ?
- Yêu cầu phải thế nào?
+ Nêu các bước lập dàn ý cho 1 bức thư :
- Đầu thư em sẽ viết nội dung gì?
- Phần nội dung thư em viết theo trình tự nào?
- Về cảnh em tả như thế nào? Về người có ai ? các cuộc trò chuyện như thế nào?
- Tâm trang ,cảm xúc của em?
- Cuối thư là nội dung gì?
+ Viết bài : 
- Yêu cầu viết nháp 
- HS viết vào giấy kiểm tra từng phần
- GV theo dõi ,nhắc nhở.
* ĐỀ BÀI :
- Tưởng tượng hai mươi năm sau vào một mùa hè em về thăm lại trường cũ . Hãy viết thư cho một người bạn học ngày ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
II. Hướng dẫn Hs làm bài 1. Tìm hiểu đề :
- Xác định thể loại : Văn tự sự kết hợp miêu tả , biểu cảm bằng hình thức viết thư.
- Nội dung : Kể cho bạn biết những đổi mới của trường sau hai mươi năm xa cách .
- Yêu cầu : tưởng tượng đã trưởng thành , có một vị trí công việc nào đó : sự việc sẽ xãy ra trong tương lai .
2. Tìm ý ,lập dàn ý: 
A. Đầu thư :( 1.5đ )
- Địa điểm , thời gian viết thư 
- Lý do viết thư 
B. Nội dung thư :( 7đ )
- Quang cảnh chung của trường như thế nào? Có gì mới ? Khuôn viên trường thế nào?
- Những đổi mới cụ thể : Phòng học ? sân trường ? cây cối? Khu thể dục? (miêu tả)
- Em đã gặp những ai? Không gặp ai? Vì sao? ( đối thoại)
- Tâm trạng cảm xúc khi đến, khi về?
C. Cuối thư :( 1.5đ )
-Dự tính làm gì? Hứa hẹn gì với bạn?
- Lời chúc , ký tên .
3. Viết thành văn :
- Viết nháp
- Viết vào giấy kiểm tra .
4. Đọc và kiểm tra lại :
- GV thu bài .
- Nhận xét chung tiết học.
* ĐÁP ÁN :
A. Đầu thư: ( 1,5đ )
-Đủ thời gian ,địa điểm phù hợp ( 0.5đ )
- Nêu lý do hợp lý ( 1đ )
B. Nội dung thư ( 7đ )
- Miêu tả được những mới lạ của trường , tưởng tượng hợp lý có sáng tạo (2.5đ )
- Tả được các cuộc gặp gỡ tự nhiên ,lời thoại rõ ràng ( 2.5đ )
- Nêu được cảm xúc chân thật ( 2đ )
C. Cuối thư : ( 1.5đ )
- Có dự định, hứa hẹn ( 1đ )
- Có lời chúc, ký tên ( 0.5đ )
4.Hướng dẫn về nhà :
- Ôn lại kiến thức làm văn đã học. 
- Soạn bài mới : “ Trau dồi vốn từ”

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9t7.doc