Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 9: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 9: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh - Năm học 2012-2013

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Củng cố kiến thức đã học về văn bản thuyết minh.

- Hiểu rõ vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

- Biết vận dụng và có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong làm văn thuyết minh.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức:

 - Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.

 - Vai trò yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.

 2. Kỹ năng:- Quan sát các sự vật, hiện tượng.

 - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.

 3. Thái độ: - Tôn trọng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh để vận dụng vào làm văn một cách phù hợp hơn.

C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, giải thích, thảo luận nhóm

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp:Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ: Để văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn, có sức thuyết phục ta thường sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, đó là những biện pháp nào? Khi sử dụng cần lưu ý điều gì?

 3. Bài mới: Ở lớp 8, chúng ta đã được tìm hiểu về yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự và nghị luận. Vậy yếu tố này có vai trò như thế nào trong văn bản thuyết minh và chúng ta sẽ sử dụng vào quá trình thuyết minh một đối tượng cụ thể ra sao,các em vào giờ học hôm nay.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 1213Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 9: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 2 Ngày soạn: 04/09/2012
Tiết PPCT: 9 Ngày dạy: 07/09/2012
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản thuyết minh.
- Hiểu rõ vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Biết vận dụng và có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong làm văn thuyết minh.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức:
 - Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
 - Vai trò yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
 2. Kỹ năng:- Quan sát các sự vật, hiện tượng. 
 - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
 3. Thái độ: - Tôn trọng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh để vận dụng vào làm văn một cách phù hợp hơn.
C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, giải thích, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp:Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: Để văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn, có sức thuyết phục ta thường sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, đó là những biện pháp nào? Khi sử dụng cần lưu ý điều gì? 
 3. Bài mới: Ở lớp 8, chúng ta đã được tìm hiểu về yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự và nghị luận. Vậy yếu tố này có vai trò như thế nào trong văn bản thuyết minh và chúng ta sẽ sử dụng vào quá trình thuyết minh một đối tượng cụ thể ra sao,các em vào giờ học hôm nay.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
- Hai học sinh đọc văn bản.
GV: Giải thích nhan đề văn bản? (nhan đề nói về vấn đề gì?)
GV: Tìm những câu trong bài thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối. HS thảo luận – trả lời
à Những câu văn thuyết minh:
+ “Quả chuối là một món ăn ngon”
+ “Nào chuối hương  thơm hấp dẫn”
+ “Mỗi cây chuối đều cho ta một buồng chuối  nghìn quả”
+ Chuối xanh để chế biến thức ăn.
+ Chuối để thờ cúng.
GV: Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối.
HS :Xác định “Đi khắp Việt Nam  núi rừng”
GV: Cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả trên?
HS: Xác định giúp người đọc hình dung các chi tiết về cây, lá, thân, quả của cây chuối - Đối tượng thuyết minh.
GV:Theo yêu cầu của văn bản thuyết minh, bài văn này, theo em có thể bổ sung những gì?
à Bổ sung:
- Thuyết minh: Phân loại chuối, thân chuối, lá chuối, nõn chuối, hoa chuối, gốc (củ và rễ).
- Có thể thuyết minh một số công dụng của cây chuối, quả chuối xanh, quả chuối chín, lá chuối tươi, lá chuối khô
- Miêu tả: 
+ Thân cây: tròn, mọng nước, nhẵn bóng
+ Tàu lá: xanh rờn, bay xào xạc, tàu lá khô phe phẩy trong gió; dưới ánh trăng lá chuối xanh giãy lên đành đạch như đang hứng tình
+ Củ chuối: gọt vỏ thấy một màu trắng, mỡ màng như màu củ đậu đã bóc vỏ. 
GV: Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng yếu tố miêu tả vào bài viết, cho biết tác dụng của yếu tố này?
* Hai học sinh đọc ghi nhớ.
LUYỆN TẬP
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập1: Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh.
- Làm vào vở.
- Trình bày trước lớp.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và đưa ra gợi ý
Một học sinh đọc yêu cầu bài tập2: Chỉ ra yếu tố miêu tả
- HS thảo luận theo cặp – 3 phút
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và đưa ra gợi ý
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: HS có thể viết đoạn thuyết minh về cây cối, đồ vật, con vật cụ thể: cây lúa, cây bút, chiếc nón, con trâucó sử dụng yếu tố miêu tả
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:
Ví dụ SGK/24
Văn bản “Cây chuối trong đời sống Việt Nam” (Nguyễn Trọng Tạo)
- Nhan đề văn bản: vai trò cây chuối trong đời sống của con người Việt Nam và thái độ của con người trong việc chăm sóc, sử dụng có hiệu quả các giá trị của cây chuối.
+ Các câu văn thuyết minh :
(1) “Đi khắp Việt Nam  núi rừng”. “Cây chuối rất ưa nước  cháu lũ”
(2) “Cây chuối là thức ăn  hoa, quả!”
(3) Giới thiệu quả chuối: Những loại chuối và công dụng của nó.
+ Các câu văn có yếu tố miêu tả:
“Đi khắp Việt Nam  núi rừng”
“Không phải là quả tròn như trứng cuốc  cuốc”. “Không thiếu những buồng chuối tận gốc cây”. “Chuối xanh  món gỏi”
=> Yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung được các chi tiết về cây, lá, quả của cây chuối
+ Cần bổ sung thêm:
- Phân loại chuối: thân,lá, nõn, hoa, gốc
- Một số công dụng của cây, quả, lá 
- Miêu tả thêm: thân, củ, tàu lá.
2.Kết luận:
- Yếu tố miêu tả :là những yếu tố làm hiện lên đặc điểm, tính chất nổi bật về hình dáng, kích thước, vóc dáng, cách sắp xếp,bài trí...
- Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh thêm sinh động, cụ thể, hấp dẫn, nổi bật và gây ấn tượng. 
*Ghi nhớ SGK/25
II. LUYỆN TẬP:
1-Bài tập 1: Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh.
- Thân cây chuối thẳng và tròn như một cây cột trụ mọng nước gợi ra cảm giác mát mẻ dễ chịu.
- Lá chuối tươi xanh rờn xào xạc trong nắng sớm, thỉnh thoảng lại vẫy lên phần phật như mời gọi ai đó. 
- Quả chuối chín màu vàng vừa bắt mắt, vừa dậy lên một mùi thơm ngọt ngào, quyến rũ.
- Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như một bức thư còn phong kín đang đợi gió mở ra.
- Lá chuối khô lót ổ nằm vừa mềm mại, vừa thoang thoảng mùi thơm dân dã cứ ám ảnh tâm trí những kẻ tha hương
2-Bài tập 2: Chỉ ra yếu tố miêu tả 
- “Tách  nó có tai”
- “Chén của ta không có tai”
- “Khi mời ai  rất nóng”
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Viết đoạn văn thuyết minh về sự vật tự chọn có sử dụng yếu tố miêu tả
* Hướng dẫn viết bài viết số 1
Xem lại các đề bài ở Sgk/42: thuyết minh về cây cối, loài vật , di tích văn hóa
Coi lại các dạng của văn thuyết minh và các yếu tố nghệ thuật trong văn thuyết minh, bố cục của bài văn.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet9 SD YTO MTA TRONG VBTM.doc