Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 76 đến 89 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 76 đến 89 - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức: Giúp HS:

- Hiểu được tâm trạng của nhân vật “Tôi” những ngày ở nhà.

- Hiểu được tác dụng của nghệ thuật đối chiếu, so sánh.

2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm đối với quê hương, đất nước.

II/ Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

HS: phiếu học tập

2. Phương pháp:

Đọc diễn cảm, vấn đáp, phân tích.

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra: Tâm trạng n/v “Tôi” trên đường về thăm quê.

2. Bài mới:

 

doc 30 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 76 đến 89 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:	 Tiết 76- cố hương
9A:	 ( Lỗ Tấn )
9B. 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Hiểu được tâm trạng của nhân vật “Tôi” trên đường về thăm quê.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể chuyện tóm tắt.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm đối với quê hương, đất nước.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: phiếu học tập
2. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, vấn đáp, phân tích.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ.
 2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm
- GV bổ sung 
HĐ2: Hướng dẫn đọc , tìm hiểu chú thích
- GVhướng dẫn đọc:giọng điệu chậm buồn, bùi ngùi, giọng ấp úng của Nhuận Thổ, giọng chao chát của thím Hai Dương...
- GV đọc mẫu.
- HS đọc -> Nhận xét.
- HS tóm tắt truyện.
( Kể lại chuyến thăm quê lần cuối của nhân vật “tôi”, để bán nhà, đưa cả gia đình đi 
sinh sống ở nơi khác)
- GV lưu ý một số chú thích trong SGK.
 HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
GV: Em hãy xác định thể loại, PTBĐ, ngôi kể, nhân vật chính, nhân vật trung tâm, bố cục của truyện?
HS: trả lời:
 Bố cục: Ba phần
+ Phần 1: Tình cảm và tâm trạng của “tôi” trên đường về quê
+ Phần 2: Tình cảm và tâm trạng của “tôi” những ngày ở quê
+ Phần 3: Tâm trạng và ý nghĩ của“tôi” trên đường rời quê
GV: Em hiểu gì về tên truyện?
HS: cố hương: quê hương cũ, làng quê cũ, nơi sinh ra và đã từng gắn bó với cuộc sống của một con người.
GV: có thể đồng nhất n/v “Tôi” với t/g được không? Vì sao?
HS: Nhân vật “tôi” có nhiều điểm tương đồng với t/g: cũng tên là Tấn, quê cũng ở Triết Giang, trong cuộc đời cũng có vài lần về thăm quê nhưng “Tôi” vẫn là n/v văn học, kết quả sáng tạo, hư cấu NT của t/g.
GV: cảnh làng trong con mắt người trở về sau hai mươi năm xa cách đã hiện ra ntn?
HS: trả lời
GV: cảnh đó nói lên c/s ở cố hương ntn?
HS: 
GV: trước cảnh đó, tiếng nói nào vang lên trong nội tâm người trở về?
HS: A, kí ức không?
GV: em đọc được cảm xúc nào từ tiếng vọng nội tâm ấy?
HS: 
GV: vì sao nhân vật “Tôi” lại có tâm trạng, cảm xúc ấy?
HS: vì giữa cái mong ước, hi vọng, tưởng tượng của n/v “Tôi’ trước và trong chuyến đi khác xa thực tế
GV: từ đó t/c nào của người trở về đối với cố hương được bộc lộ?
HS:
GV: chuyến về quê lần này của n/v “tôi” có gì đặc biệt?
HS:từ giãđến nơi “tôi” đang làm ăn
GV: điều đó gợi liên tưởng đến hiện thực c/s ntn ở cố hương?
HS: c/s nghèo khó, nhiều gia đình phải tìm cách rời làng đến nơi khác để sinh sống.
GV: nhân xét nghệ thuật kể chuyện trong phần này?
HS: 
I. Tác gả, tác phẩm.
 ( SGK)
II. Đọc, hiểu chú thích.
1. Đọc:
2. Chú thích:
III. Tìm hiểu văn bản.
A. Tìm hiểu chung:
1. Thể loại: truỵên ngắn
2. PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, lập luận
3. Ngôi kể: ngôi thứ nhất
4. Nhân vật chính: Nhuận Thổ
Nhân vật trung tâm: “Tôi”
5. Bố cục: Ba phần
B. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật “Tôi”
a. Trên đường về thăm quê cũ:
* Cảnh vật:
Tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời vàng úa.
àcuộc sống tàn tạ, nghèo khổ.
* Tâm trạng của nhân vật “Tôi”
Buồn se lại àngạc nhiên àchua xót, hẫng hụt àthương cảm à thất vọng.
àyêu quê đến độ xót xa cho sự nghèo khổ của làng quê mình.
* Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm àtái hiên được hình ảnh làng quê vừa bộc lộ được sự xú động của lòng người.
3. Củng cố:
- GV hệ thống nội dung tiết 1: Phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm, lập luận trong văn bản.
4. Hướng dẫn:
- Đọc kĩ tác phẩm
- Soạn tiếp phần còn lại
Ngày giảng:	 Tiết 76- cố hương (tiếp)
9A:	 ( Lỗ Tấn )
9B. 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được tâm trạng của nhân vật “Tôi” những ngày ở nhà.
- Hiểu được tác dụng của nghệ thuật đối chiếu, so sánh.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm đối với quê hương, đất nước.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: phiếu học tập
2. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, vấn đáp, phân tích.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Tâm trạng n/v “Tôi” trên đường về thăm quê.
2. Bài mới:	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HS: theo dõi phần văn bản tiếp theo
GV: Những ngày ở quê, nhân vật “tôi”đã gặp nhiều người quen cũ, trong đó, cuộc gặp gỡ với những nhân vật nào được kể nhiều nhất?
HS: Nhuận Thổ và chị Hai Dương
GV: Mối quan hệ giữa “tôi” với Nhuận Thổ được kể trong những thời điểm nào?
HS: Thời quá khứ và thời hiện tại
GV: Hình ảnh Nhuận Thỗ xưa gắn với cảnh tượng nào?
HS: Một vầng trăng tròn vàng thắm...bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu...một đứa bé trạc 11,12 tuổi...
GV: Tại sao n/v “tôi”gọi đó là một cảnh tượng thần tiên?
HS: Cảnh tượng sáng sủa, dấu hiệu của cuộc sống thanh bình
GV: Những ngày ở quê n/v tôi chứng kiến sự thay đổi của Nhuận Thổ. Hãy so sánh để thấy được sự thay đổi của Nhuận Thổ về hình dáng, động tác, thái độ, tính cách ở hai thời điểm: 20 năm trước và hiện nay?
HS: so sánh.
GV: Dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi kì lạ nhất ở Nhuận Thổ? 
HS: tính nết tự ti, tham lam
GV: Nét nổi bật trong cách xây dựng nhân vật Nhuận Thổ ở đây là gì? 
HS: So sánh, tương phản
GV: Từ đó Nhuận Thổ của quá khứ và hiện tại hiện lên khác nhau ntn?
HS: NT lúc nhỏ: khôi ngô, khoẻ mạnh, hiểu biết, nhanh nhẹn, gần gũi, giàu t/c.
NT hiện tại: già nua, tiều tuỵ, hèn kém.
GV: Nhân vật chị Hai Dương- người hàng xóm cũng được kể từ hai thời điểm xưa và nay
Trong kí ức của n/v “Tôi”, chị Hai Dương là nàng Tây Thi đậu phụ. Cách gọi ấy có ý nghĩa gì?
HS: bộc lộ t/c thân thiện đối với người phụ nữ láng giềng đã từng là một người đẹp người, đẹp nết.
GV: Hai mươi năm sau, người phụ nữ ấy xuất hiện trước mặt “tôi” với lời nói, bộ dạng, hành động ntn?
HS: trả lời.
GV: Em có nhận xét gì về sự thay đổi của nhân vật này?
HS: trả lời
GV: Những thay đổi ấyđã tạo ra một con người như thế nào?
HS: 
GV: Qua kể về hai con người trên, người kể chuyện muốn ta hiểu gì về cuộc sống đang diễn ra nơi cố hương của ông?
HS: Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo khổ khiến làng quê tàn tạ, con người ngày một khổ sở, hèn kém và bất lương.
Hoạt động nhóm:
GV: nêu y/c: nguyên nhân nào khiến cảnh vật, con người ở làng quê thay đổi như vậy?
HS: thảo luận 3’, trình bày.
sự thay đổi về diện mạo tinh thần t/h qua: tính cách của thím Hai Dương, những người khách mượn cớ mua đồ gỗ, đưa tiễn mẹ con “tôi” để lấy đồ đạc, đặc biệt là t/cách nhuận Thổ làm Lỗ Tấn đau xót đến điếng người đi vì mqh giữa Nhuận Thổ và “tôi”. NT khổ vì con đông, mất mùa, lính tráng, trộm cắp đã đành song còn đau đớn hơn về gánh nặng tinh thần, vì mê tín, vì quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp.
GV: để làm nổi bật sự thay đổi của làng quê, t/g không chỉ đối chiếu từng n/v trong quá khứ với hiện tại, n/v này trong hiện tại với n/v kia trong quá khứQua hàng loạt sự đối chiếu ấy, t/g phản ánh điều gì?
HS: p/a tình cảnh sa sút về mọi mặt của XH Trung Quốc đầu TK XX; phân tích ng.nhân và lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng đó; chỉ ra những điểm tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách của người LĐ.
GV: Qua đó ta thấy tâm trạng của n.v “tôi” những ngày ở quê ntn?
HS: trả lời.
1. Nhân vật “Tôi”
a. Trên đường về thăm quê.
b. Những ngày ở quê.
Chứng kiến sự thay đổi của con người nhất là n/v Nhuận Thổ và thím Hai Dương
* Nhuận Thổ
Trước đây
Hiện nay
Hình dáng
Động tác
Thái độ
Tính cách
- mặt tròn trĩnh, da bánh mật
- đầu đội mũ lông, cổ đeo vòng bạc, tay hồng hào, mập mạp.
- nhanh nhẹn
tự tin, thân mật, gần gũi
thông minh
lanh lợi
da vàng sạm, những vết nhăn sâu hóm,mí mắt viền đỏ húp mọng
- mũ lông chiên rách tươm, áo bông mỏng dính, người co rúm, tay nứt nẻ.
- chậm chạp
cungkính, khúm núm
đầnđộn, mụ mẫm
*Chị Hai Dương:
Thay đổi xấu toàn diện, cả hình dạng lẫn tính tìnhàcon người xấu xí, tham lam đến độ trơ trẽn, lưu manh, mất hết vẻ lương thiện của người nhà quê.
Nguyên nhân: 
- Do nạn áp bức, tham nhũng nặng nềàkinh tế sa sút, ND đói khổ, thay đổi về tinh thần.
- Do sự phân biệt giai cấp. 
=> Nhân vật “Tôi” đau xót, bất lực, căm ghét chế độ phong kiến
3. Củng cố:
- GV khái quát nội dung bài
- Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của Nhuận Thổ và những con người ở cố hương?
4. Hướng dẫn:
- Đọc lại bài, nắm chắc nội dung phần vừa phân tích.
- Tìm hiểu tiếp phần còn lại
Ngày giảng:	 Tiết 78- cố hương (tiếp)
9A:	 ( Lỗ Tấn )
9B. 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được tâm trạng của nhân vật “Tôi” khi rời cố hương.
- Thấy được niềm tin trong sáng voà sự xuất hiện tất yếu của c/s mới, XH mới.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, một số hình ảnh mang tính biểu tượng.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm đối với quê hương, đất nước, niềm tin vào cuộc sống mới, xã hội mới
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: phiếu học tập
2. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, vấn đáp, phân tích.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (15' ) 
Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 3điểm)
Câu 1: Hãy chọn các từ:, thay đổi, con đường đi, thuật lại , chị Hai Dương, Nhuận Thổ, phê phán, để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
" Trong truyện ngắn Cố hương, thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật "tôi", những rung cảm của "tôi " trước sự....................của làng quê, đặc biệt là của..................., Lỗ Tấn đã..................xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề.................................của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm."
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau:
a. Lỗ Tấn là nhà văn nước nào?
	A. Trung Quốc	C. Cô-lôm-bi-a
	B. Việt Nam	D. Mĩ
b. Văn bản "Cố hương" (Lỗ Tấn) sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
 A. Nghị luận	C. Miêu tả
 B. Biểu cảm	D. Tự sự 
Phần II. Trắc nghiệm tự luận ( 7 điểm )
Em hãy chỉ rõ sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ trong tác phẩm " Cố hương" ( Lỗ Tấn )
Đáp án- biểu điểm
Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm)
Câu 1: HS điền đúng các từ theo thứ tự: nghèo khổ, thay đổi, Nhuận Thổ, phê phán, con đường đi 
Câu 2: 
a. A
b.D
Phần II. Trắc nghiệm tự luận ( 7 điểm )
HS nêu được sự thay đổi trên các phương diện:
- Giới thiệu ngắn gọn về nhân vật Nhuận Thổ ( 1 điểm )
- Hình dáng ( 2 điểm )
- Động tác ( 1 điểm )
- Thái độ đối với "tôi "( 1 điểm )
- Giọng nói( 1 điểm )
- Tính cách ( 1 điểm )
2. Bài mới:	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1.Tìm hiểu cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường rời quê.
- HS đọc lại đoạn cuối
- Một em đọc từ “tôi nằm xuống”... cho đến hết
- Trên đường rời quê cảm xúc và tâm trạng của “tôi” như thế nào?
- Qua diễn biến tâm ...  Bảng phụ)
HS: Đọc ghi nhớ
2. Những đứa trẻ bị cấm đoán:
 * Nhân vật lão đại tá.
 - Thô lỗ, hách dịch.
 - Lạnh lùng, tàn nhẫn.
 - Cấm đoán vô lí.
3. Những đứa trẻ gặp lại nhau:
 * A-li-ô-sa khoét lỗ hổng ở tường rào.
 * Bọn trẻ lần lượt chui sang. 
 - Một đứa canh chừng.
 - Chúng quỳ xuống nói chuyện với nhau.
 - Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, ngôn ngữ đối thoại àCuộc sống thiếu vắng tình thương cha mẹ của những đứa trẻ => Cô đơn, bất hạnh.
 àTình bạn gắn bó, hồn nhiên, trong sáng, vượt qua sự ngăn cấm => Thuỷ chung ấm áp nghĩa tình, tình bạn cao cả, sâu sắc..
-A-li-ô-sa: Hiểu biết, chân thành, giàu lòng nhân ái.
 IV. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
 Cách kể đan xen các yếu tố cổ tích với đời thường. Kết hợp tự sự vơi miêu tả và biểu cảm.
 Tăng cường ngôn ngữ đối thoại.
2. Nội dung:
 * Vẻ đẹp và sức mạnh của tình bạn gắn bó thuỷ chung , chân thành. Con người sẽ trở nên cao cả hơn, lớn lên hơn trong tình bạn.
 Ghi nhớ SGK.
3. Củng cố.
- Tấm lòng yêu thương bền chặt với những người đồng khổ của nhà văn.
4. Hướng dẫn về nhà.
+ Đọc kỹ văn bản, phân tích nắm chắc kiến thức.
+Ôn tập các kiến thức đã học ở học kỳ I.
+ Tiếp tục chuẩn bị tập làm thơ 8 chữ.
.
Ngày giảng:	
9A:...........
9B:...........
Tiết 87- trả bài kiểm tra tiếng việt
bài kiểm tra văn
I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Ôn lại hệ thống kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kỳ I và những kiến thức liên quan đến các lớp 6- 7 - 8.
- Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận và cách trình bày bài kiểm tra khoa học, sạch, đẹp.
- Rèn khả năng nhận xét và sửa chữa của bản thân.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên:
	- SGK, SGV, bài kiểm tra đã chấm của học sinh.
2. Học sinh:
	- Ôn tập các bài thuộc phân môn Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy- học:
Bài mới:
 I. bài kiểm tra Tiếng việt
Hoạt động 1: Kiểm tra nhận thức của học sinh về nội dung kiểm tra.
GV: Kiểm tra câu hỏi theo đáp án và biểu điểm.
HS: Trả lời câu hỏi - so sánh kết quả bài làm với đáp án.
Hoạt động 2. Nhận xét chung về bài làm của học sinh.
* Ưu điểm:
- Đa số các em nắm được kiến thức cơ bản, có kỹ năng trình bày kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận.
- Về nội dung kiến thức: Nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm về các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp, gián tiếp, cách phát triển từ vựng, thuật ngữ, cách trau dồi vốn từ, các phép tu từ.
- Về hình thức: Trình bày phần TNKQ bằng cách điền vào chỗ trống , khoanh tròn vào những lựa chọn đúng với độ chính xác khá cao. Trình bày bài kiểm tra đạt yêu cầu.
* Hạn chế:
- Một số học sinh chưa nắm được kiến thức cơ bản nên lựa chọn tình huống còn nhầm lẫn, sai sót ở phần TNKQ. Phần TNTL còn có hiện tượng học sinh chưa phân biệt được lời dẫn trực tiếp,lời dẫn gián tiếp, chưa có ky năng trình bày đoạn văn( Cách dẫn dắt vào vấn đề còn vụng hoặc qua dài dòng mới đưa vào vấn đề chính, phân bố thời gian chưa hợp lý nên chưa làm hết nội dung kiến thức mà bài kiểm tra yêu cầu.
- Cách dùng từ, diễn đạt chưa chính thật xác ,diễn đạt chưa thoát ý.
- Kỹ năng xây dựng đoạn văn chưa tốt.
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh sửa chữa( Chọn lọc lỗi tiêu biểu )
II. bài kiểm tra văn.
Hoạt động 1. Kiểm tra nhận thức của học sinh về đề bài, yêu cầu cần đạt của đề bài.
GV; Trả bài kiểm tra cho học sinh
HS: Nhận bài xem xét mức độ bài làm của bản thân.
GV: Lần lượt nêu các câu hỏi ở hai phần: TNKQ - TNTL.
HS: Trả lời,so sánh mức độ làm bài của bản thân tự nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2. Nhận xét chung về bài làm của học sinh.
 *Ưu điểm:
-Đai đa số học sinh nắm được kiến thức cơ bản về truỵện và thơ hiện đại: Tác giả, thể loại, năm sáng tác, giá trị tư tưởng và nghệ thuật, có kỹ năng làm bài kiểm tra TNKQ.
* Hạn chế:
- Phần TNKQ; Còn có học sinh nhầm lẫn năm sáng tác của tác phẩm, chưa nắm chắc kiến thức về nội dung và nghệ thuật cụ thể của từng tác phẩm.
- Phần TNTL: Một số học sinh trìnhbày bài tự luận chưa đúng với yêu cầu của bài TLV ( Thời lượng 35 phút); Nội dung kiến thức còn trình bày bằng cách gạch đầu dòng, chưa biết liên kết các đoạn văn thành bài văn hoàn chỉnh.
Một số học sinh viết phần mở bài còn dài dòng, hoặc quá sơ sài.	
+ở phần thân bài: nhân vật bé Thu chưa được làm phân tích nổi rõ, cách dẫn dắt, lấy dẫn chứng, viết lời bình, lời phân tích, giải thích...chưa lô gích, chưa thuyết phục, tình bày còn đơn thuần ở việc kể, chưa đưa dẫn chứng, chưa viết lời bình với những nhận xét, đánh giá thoả đáng.
-Về hình thức: Trình bày bài kiểm tra chưa được khoa học, chữ viết còn xấu , khó xem, bài viết còn tẩy xoá nhiều.
- Về lỗi dùng từ, đặt câu: Dùng từ chưa phù hợp vì chưa hiểu hết nghĩa của từ, viết sai từ ngữ làm thay đổi nghĩa...cách diễn đạt lủng củng, chưa thoát được ý, viết câu chưa linh hoạt.
 - Về lỗi chính tả:viết hoa tự do, lẫn lộn phụ âm đầu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh sửa chữa.
Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh đọc, bình một số bài tiêu biểu.
HS: Đọc bài có kết quả khá 
-Nhận xét đánh giá.
 Hoạt động 5. Trao đổi bài, sửa chữa.
HS; Đổi bài theonhóm đôi.
- Phát hiện lỗi.
- Đề xuất sửa chữa.
GV: Chốt kiến thức, kỹ năng.
Hoạt động 6. Hướng dẫn về nhà.
- Tiếp tục ôn tập văn thơ hiện đại, củng cố kiến thức.
- Chuẩn bị bài tập làm thơ tám chữ. 
..
Ngày giảng:	 Tiết 88: tập làm thơ tám chữ
9A:...........
9B:............
I. Mục tiêu bài học:
- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ của các nhà thơ: Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương...
-Tập làm thơ tám chữ theo chủ đề tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào đoạn thơ cho trước.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: phiếu học tập
2. Phương pháp:
vấn đáp, luyện tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ.
HS: Đọc các đoạn thơ trong sgk.
GV: Em hãy quan sát các đoạn thơ và đưa ra những nhận xét về cách sử dụng vần và cách ngắt nhịp của thể thơ tám chữ.
HS: Thơ tám chữ thường sử dụng vần chân một cách linh hoạt, có vần trực tiếp tạo thành cặp ở hai câu thơ đi liền nhau hoặc có vần giãn cách. Số lượng câu thơ trong một khổ thơ có thể không quy định.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh viết thêm một câu thơ để hoàn thiện khổ thơ.
GV: Đưa ra bài tập nêu yêu cầu.
+ Viết câu thơ vào hoàn thiện khỏ thơ phải đủ tám chữ.
+ Đảm bảo lô gích về ý nghĩa với những câu đã cho.
+ Phải gieo vần chân( Liền hoặc giãn cách) với những câu đã cho.
Hoạt động nhóm:
GV: Giao nhiệm vụ.
Lựa chọn câu thơ phù hợp để hoàn thiện các khổ thơ sau:
a. Cảnh mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bên sông
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước
	( Dòng sông _ Đỗ Bạch Mai)
b. Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ	
Như người yêu khác hẳn với tìng nhân
Biển dù nhỏ klhông phải là ao rộng.
	( Vô đề - Phạm Công Trứ )
c. Những sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
Phố Hàng Ngang dâu da xoan nở trắng
Và mưa rơi thật dịu dàng, êm lặng
...
 ( Dâu da xoan - Bế Kiến Quốc )
d. Có lẽ nào để tuột khỏi tay em
Những trai chín chắt chiu từ đất mẹ
Những trái chín lẫn buồn vui tuổi trẻ
...
( Có một đêm như thế mùa xuân - Hoàng Thế Linh )
HS: thảo luận 20 phút,
- Tổ chức thảo luận thống nhất ý kiến, cử dại diện trình bày, các nhóm tranh luận, thống nhất.
GV: Nhận xét- Chốt kiến thức.
* ý a.	- Chọn câu thơ phù hợp đủ tám chữ.
-Tiếng cuối phải hợp vần bằng( Giãn cách hiệp với từ " Sông") hoặc trắc ( Vần liền hiệp với " Trước" )
- Có thể là: - Mà sông xưa vẫn chảy nhẹ theo dòng.
- Mà thời gian vẫn chảy nhẹ theo dòng.
- Bởi đời tôi cũng đang chảy nhẹ theo dòng. 
* ý b.	Chọn câu thơ phù hợp với nội dung ý nghĩa - đủ tám chữ.
- Tiếng cuối của dòng thứ tư phải hiệp vần với tiếng cuối của dòng thứ hai ( Nhân ) -> vần giãn cách -> là vần bằng.
+ Trắc phải hợp vần với tiếng cuối của dòng thứ ba ( Rộng ) -> vần bền -> là vần trắc.
+ Gợi ý: - Một cành hoa đâu đã gọi mùa xuân.
*ý c.	Dòng thơ thứ tư đủ tám chữ, tiếng cuối phải:
+ Hiệp vần với tiếng cuối của dòng thơ thứ hai, ba, gieo vần trắc( Không cần vì đã có ở dòng ý - b.)
+ Vì dòng hai, ba đã hiệp vần với nhau ( trắng, lặng ) nên dòng này , câu thơ thêm vào chỉ cần phù hơp với ý nghĩa
VD: - Sao bâng khuâng trước những cánh hoa rơi
	- Để một người thơ thẩn ngắm hoa rơi.
* ý d.	- Dòng thơ thứ tư dủ tám chữ.
- Dòng hai, ba đã sử dụng vần liền.
- Dòng thêm chỉ cần phù hợp về nội dung.
VD: Tôi nắm chặt hơn cành táo nhọn gai.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà.
- Tiếp tục tìm hiểu đặc điểm của thể thơ tám chữ.
- Tập làm thơ tám chữ theo đề tài ( Nhớ trường, nhớ bạn, nhớ quê hương)
* Yêu cầu: Làm một khổ thơ có 4 dòng
- Biết gieo vần liền hoặc vần giãn cách ( vần chân )
- Nội dung ý nghĩa thống nhất trong một chủ đề
Chuẩn bị: Tiết 89 : Tiếp tục tập làm thơ tám chữ.
..
Ngày giảng:	 Tiết 89- tập làm thơ tám chữ
9A:...........
9B:............
I. Mục tiêu bài học:
- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ của các nhà thơ: Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương...
-Tập làm thơ tám chữ theo chủ đề tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào đoạn thơ cho trước.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: phiếu học tập
2. Phương pháp:
vấn đáp, luyện tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tập làm thơ tám chữ:
Hoạt động nhóm.
GV: Giao nhiệm vụ:
- Nhóm 1: Làm thơ tám chữ với đề tài" Nhớ trường"
- Nhóm 2; Làm thơ tám chữ với đề tài" Nhớ bạn"
- Nhóm 3. Làm thơ tám chữ với đề tài" Nhớ con sông quê hương"`
HS: Tổ chức hoạt động nhóm 25 phút.
- Cử đại diện trình bày trước lớp.
+ Đọc diễn cảm.
+ Phân tích chỉ rõ đặc điểm thơ tám chữ thể hiện trong đoạn thơ của nhóm đã làm.
GV: Nhận xét, giới thiệu một đoạn thơ tám chữ theo đề tài.
1. Nhớ trường:
Nơi ta đến hàng ngày quen tuộc thế
Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông
Khănquàng tung bay rực rỡ sắc hồng
Xa mái tường, sao bỗng thấy bâng khuâng.
2. Nhớ bạn:
Ta chia taylúc phượng nở đầy trời
Nhớ những ngày rổnã tiếng cười vui
Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
Quây quần bên nhau, chẳng muốn xa rời.
	( Mắt long lanh lệ )
3. Nhớ con sông quê hương:
Con sông quê ru tuổi thơ yên giấc
Giữa hoàng hôn ngời lên ánh mắt
Gặp nhau hồn nhiên nụ cười rất thật
Để ngày mai thao thức viết thành thơ.
Hoạt động 2: Củng cố:
- Đặc điểmcủa thể thơ tám chữ.
-Bồi dưỡng cảm xúc và nguồn cảm hứng để sáng tác thơ.
-Có ý thức quan sát, cảm nhận, thẩm thấu các hiện tượng trong đời sống hiện thực.
Hoạt động 3. Hướng dẫn về nhà
- Hệ thống lại kiến thức đã học ở học kỳ I.
- Chuẩn bị bài" Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm.
 Giờ sau trả bài KT tổng hợp.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 76- 89.doc