Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 61+62: Làng (Kim Lân) - Năm học 2007-2008 - Hà Thị Lệ Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 61+62: Làng (Kim Lân) - Năm học 2007-2008 - Hà Thị Lệ Hà

Hoạt động 1: Khởi động

GV dẫn một đoạn trong văn bản Lòng yêu nước của Ê-ren-bua để vào bài: “”Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu làng quê trở nên lòng yêu tổ quốc”

Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chú thích

+ Hs đọc chú thích(*) và nêu những nét chính về Kim Lân và truyện ngắn “Làng”

+GV: Hướng dẫn HS nhắc lại những chú thích khó ở SGK (1), (2), (3), (7), (24), (26), (28)

 Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản.

Bước 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản

- GV: Tóm tắt phần đầu của truyện mà sgk lược bớt sau đó gv đọc một đoạn và gọi 2 HS đọc tiếp.

-Yêu cầu HS tóm tắt truyện và cho biết truyện nói về vấn đề gì ở người nông dân trong kháng chiến chống pháp.

Bước 2: Tìm hiểu tinhg huống truyện và diễn biến tâm trạng của ông Hai.

- GV: nêu lại một số chi tiết thể hiện tình yêu làng rất đặc biệt ở ông Hai ở phần đầu truyện): (Say mê kể về làng, “khoe” làng, tự hào về làng, lúc nào cũng nhớ làng. Tình nguyện hăng hái ở lại làng chiến đấu. Khi buộc phải xa làng ông day dứt, khổ tâm.

-Gv hỏi: Truyện nhắn “ Làng” đã xây dựng được một tình hưống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?

-Trước tình huống đó, ông Hai phản ứng gì? Tâm trạng của ông Hai diễn biến ra sao ? (Câu hỏi thảo luận nhóm)

-Sau khi hs trình bày kết quả thảo luận, gv có thể gợi ý thêm:

+ Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn tuỉ hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy của nhân vật đã được biểu hiện như thế nào?

+Theo em vì sao ở ông hai có sự xung đột nội tâm gay gắt như vậy?

(gv bình thêm về mối quan hệ giữa tình yêu làng và tinh thần yêu nước ở ông Hai qua cuộc xung đột nội tâm)

+Vì sao ông Hai rơi vào tình cảnh bế tắc, tuyệt vọng?

 -Gv cho hs đọc đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út “ Ông lão ôm thằng út. vợi đi đôi phần”. Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế đối với đứa con nhỏ?

-Qua cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai, nhất là qua những lời trò chuyện giữa ông hai với đứa con út, ta cảm nhận điều gì ở nhân vật ông Hai (cho hs trao đổi nhóm câu hỏi này). Sau khi hs trình bày kết quả thảo luận, gv bình thêm về quan hệ giữa lòng yêu làng và tình yêu nước ở ông Hai nói riêng và của nhân dân ta nói chung trong thời kỳ chống Pháp.

Bước 3: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của truyện.

-Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện có gì đặc biệt?

-Tác giả miêu tả tâm lý nhân vật như vậy có phù hợp không?

-Em có nhận xét gì về ngôn ngữ nhân vật.

-Cách kể chuyện của truyện như thế nào ?

Hoạt động 4: Tổng kết.

-Thông qua câu chuyện tác giả muốn ca ngợi điều gì?

-Nêu những thành công về nghệ thuật của truyện ngắn này.

Hoạt động 5: Luyện tập

-Bài tập 1: Gv cho hs chọn một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông hai. Tác giả đã sử dụng biện pháp nào để miêu tả tâm lí nhân vật. (Miêu tả tâm lí nhân vật bằng hành động, ngôn ngữ độc thoại, ngôn ngữ đối thoại) Đây là bài luyện tập tích hợp với phân môn TLV nên gv cần lưu ý hướng dẫn hs thực hiện.

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 646Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 61+62: Làng (Kim Lân) - Năm học 2007-2008 - Hà Thị Lệ Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Tiết 61-62
 Văn bản: Làng
 Kim Lân
Soạn: 01/12/07
Giảng: 03/12/07
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp cho học sinh:
	+ Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
	+ Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lý, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
	+ Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.
B. Chuẩn bị: 
	+ HS: Đọc văn bản, chú thích và soạn câu hỏi tìm hiểu văn bản ở sgk.
	+ GV: Đọc tư liệu về Kim Lân và truyện ngắn” Làng”, nghiên cứu phần gợi ý của sgv để chuẩn bị bài.
C. Bài cũ: 
1. Đọc thuộc lòng bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, kể lại câu chuyện giữa vầng trăng và nhà thơ.
2. Qua bài thơ, nhà thơ muốn nói với chúng ta điều gì ? Em có nhận xét gì về giọng điệu của bài thơ ?
	D. Tổ chức hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Khởi động 
GV dẫn một đoạn trong văn bản Lòng yêu nước của Ê-ren-bua để vào bài: “”Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu làng quê trở nên lòng yêu tổ quốc”
Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chú thích
+ Hs đọc chú thích(*) và nêu những nét chính về Kim Lân và truyện ngắn “Làng”
+GV: Hướng dẫn HS nhắc lại những chú thích khó ở SGK (1), (2), (3), (7), (24), (26), (28)
 Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản.
Bước 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
- GV: Tóm tắt phần đầu của truyện mà sgk lược bớt sau đó gv đọc một đoạn và gọi 2 HS đọc tiếp. 
-Yêu cầu HS tóm tắt truyện và cho biết truyện nói về vấn đề gì ở người nông dân trong kháng chiến chống pháp.
Bước 2: Tìm hiểu tinhg huống truyện và diễn biến tâm trạng của ông Hai.
- GV: nêu lại một số chi tiết thể hiện tình yêu làng rất đặc biệt ở ông Hai ở phần đầu truyện): (Say mê kể về làng, “khoe” làng, tự hào về làng, lúc nào cũng nhớ làng. Tình nguyện hăng hái ở lại làng chiến đấu. Khi buộc phải xa làng ông day dứt, khổ tâm.
-Gv hỏi: Truyện nhắn “ Làng” đã xây dựng được một tình hưống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
-Trước tình huống đó, ông Hai phản ứng gì? Tâm trạng của ông Hai diễn biến ra sao ? (Câu hỏi thảo luận nhóm)
-Sau khi hs trình bày kết quả thảo luận, gv có thể gợi ý thêm:
+ Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn tuỉ hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy của nhân vật đã được biểu hiện như thế nào? 
+Theo em vì sao ở ông hai có sự xung đột nội tâm gay gắt như vậy?
(gv bình thêm về mối quan hệ giữa tình yêu làng và tinh thần yêu nước ở ông Hai qua cuộc xung đột nội tâm)
+Vì sao ông Hai rơi vào tình cảnh bế tắc, tuyệt vọng? 
 -Gv cho hs đọc đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út “ Ông lão ôm thằng út... vợi đi đôi phần”. Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế đối với đứa con nhỏ?
-Qua cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai, nhất là qua những lời trò chuyện giữa ông hai với đứa con út, ta cảm nhận điều gì ở nhân vật ông Hai (cho hs trao đổi nhóm câu hỏi này). Sau khi hs trình bày kết quả thảo luận, gv bình thêm về quan hệ giữa lòng yêu làng và tình yêu nước ở ông Hai nói riêng và của nhân dân ta nói chung trong thời kỳ chống Pháp.
Bước 3: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của truyện. 
-Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện có gì đặc biệt?
-Tác giả miêu tả tâm lý nhân vật như vậy có phù hợp không?
-Em có nhận xét gì về ngôn ngữ nhân vật.
-Cách kể chuyện của truyện như thế nào ?
Hoạt động 4: Tổng kết.
-Thông qua câu chuyện tác giả muốn ca ngợi điều gì?
-Nêu những thành công về nghệ thuật của truyện ngắn này. 
Hoạt động 5: Luyện tập 
-Bài tập 1: Gv cho hs chọn một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông hai. Tác giả đã sử dụng biện pháp nào để miêu tả tâm lí nhân vật. (Miêu tả tâm lí nhân vật bằng hành động, ngôn ngữ độc thoại, ngôn ngữ đối thoại) Đây là bài luyện tập tích hợp với phân môn TLV nên gv cần lưu ý hướng dẫn hs thực hiện.
I Tìm hiểu chú thích:
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm:
-Tên thật Nguyễn Văn Tài, Sinh năm 1920, quê huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.
- Ông có sở trường về truyện ngắn viết về nông thôn và người nông dân.
* “Làng” viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng trên tạp chí văn nghệ 1948.
2. Những chú thích cần chú ý: 1,3,7,24,26,28.
II Đọc và hiểu văn bản: 
1.Đọc và tóm tắt văn bản:
Truyện ngắn là câu chuyện về tình yêu làng của một ông lão nông dân được diễn tả chân thực và sinh động qua diễn biến tâm trạng của nhân vật trước một tình huống gay gắt.
2.Tình huống truyện và diễn biến tâm trạng cảu ông Hai:
a.Tình huống truyện: Tin làng chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian.
b. Diễn biến tâm trạng:
 -Khi nghe tin làng Chợ Dầu làm Việt gian, ông Hai bàng hoàng, sững sờ “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại”
-Tin dữ ấy trở thành nỗi ám ảnh, day dứt trong ông, ông cảm thấy đau đớn và tủi nhục: “ông cúi gằm mặt xuống mà đi”, về nhà ông nằm vật ra giường “nước mắt cứ giàn ra”, suốt mấy ngày ông không dám đi đâu.
- Tình yêu làng và tinh thần yêu nước dẫn đến cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” và “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”
- Ông Hai rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Ông chỉ còn biết tâm sự với thằng con út “như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình” 
*Hình tượng ông Hai là điển hình về người nông dân mới, ở họ đã có sự thống nhất giữa tình yêu làngvới tình yêu nước và tinh thần kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.
3, Đặc sắc nghệ thuật của truyện:
-Nhân vật được đặt vào tình huống gay cấn để bộc lộ tâm trạng.
-Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật sâu sắc, tinh tế.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ, mang rõ nét cá nhân.
- Cách kể linh hoạt, tự nhiên.
IV. Tổng kết: Ghi nhớ SGK/174 
V. Luyện tập:
E. Dặn dò: 
-HS về đọc lại truyện ngắn “Làng”, tóm tắt truyện, nắm nội dung và nghệ thuật, làm bài LT số 2 (đây là bài tập bắt buộc hs nào cũng phải thực hện nghiêm túc). 
- Chuẩn bị bài Lặng lẽ Sa Pa (chú ý tìm hiểu nhân vật anh thanh niên và chủ đề của truyện)

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van tiet 61,62.doc