I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Thấy được đặc điểm, khả năng miêu tả, và những biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
2. Kĩ năng:
-Biết vận dụng các kiến thức đã học về Văn, tiếng Việt, Tập làm văn đã học để tập làm thơ támchữ, rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ khi tập làm thơ tám chữ.
3. Thái độ:
- Có lòng yêu thích thơ ca, biết bồi dưỡng tâm hồn và trí tưởng tượng, đồng thời biết ghi lại những cảm xúc của mình về những vấn đề rung động trong cuộc sống hàng ngày bằng thơ.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: phiếu học tập.
GV: Bảng phụ
2. Phương pháp:
Vấn đáp, luyên tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:.kết hợp trong giờ.
2. Bài mới:
Ngày dạy: Tiết 54. Tập làm thơ tám chữ 9A: 9B: I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Thấy được đặc điểm, khả năng miêu tả, và những biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ. 2. Kĩ năng: -Biết vận dụng các kiến thức đã học về Văn, tiếng Việt, Tập làm văn đã học để tập làm thơ támchữ, rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ khi tập làm thơ tám chữ. 3. Thái độ: - Có lòng yêu thích thơ ca, biết bồi dưỡng tâm hồn và trí tưởng tượng, đồng thời biết ghi lại những cảm xúc của mình về những vấn đề rung động trong cuộc sống hàng ngày bằng thơ. II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: HS: phiếu học tập. GV : Bảng phụ 2. Phương pháp: Vấn đáp, luyên tập. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra :.kết hợp trong giờ. 2. Bài mới : Hoạt động dạy- học Nội dung Hoạt động 1: nhận diện thể thơ tám chữ: - HS đọc 3 đoạn thơ ở SGK. GV: - Hãy nêu nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên? - Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn. Vận dụng kiến thức về vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách đã học để nhận xét về cách gieo vần của từng đoạn? HS: HĐCN trả lời. GV: Nhận xét về cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn? HS:. GV: Như vậy để nhận diện thể thơ tám chữ cần căn cứ vào những dấu hiệu nào? HS: trả lời, đọc ghi nhớ. Hoạt động 2: Luyện tập Hoạt động nhóm N1,2 làm bài 1 N3,4 làm bài 2 - HS thảo luận 3’, điền từ thích hợp vào chỗ trống. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả điền từ. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét GV: chữa. HS: HĐCN viết đoạn văn, trình bày miệng. HS: khác nhận xét. GV: chữa. I. Nhận diện thể thơ tám chữ. 1. Ví dụ 2. Nhận xét - số chữ: 8 chữ/ dòng. - Cách gieo vần a. “Tan- ngàn; mới- gội; bừng- rừng; gắt- mật”." Gieo vần chân liên tiếp b. “Về- nghe; học- nhọc; bà- xa” " Gieo vần chân liên tiếp c. “Ngát- hát; non- son; đứng- dựng; tiên-nhiên”. " Vần chân gián cách. - Cách ngắt nhịp:đa dạng,linh hoạt a. 2/3/3; 3/2/3; 3/3/2 b. 3/3/2; 4/2/2; 3/2/3... * Ghi nhớ II) Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ Bài 1: Các từ cần điền theo thứ tự là : a. “ca hát”, “ngày qua”, “bát ngát”, “muôn hoa”. b. “cũng mất”, “tuần hoàn”, “đất trời” Bài 2: VD: -Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương. -Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta. -Thuở đến trường thương biết mấy là thương. -Hàng phượng xanh bao kỉ niệm còn vương. Bài 3: Tập làm một bài thơ 8 chữ về đề tài môi trường. 3. Củng cố GV đọc một số đoạn thơ, bài thơ tám chữ tiêu biểu mà mình sưu tầm được cho HS nghe 4. Hướng dẫn về nhà. - Sưu tầm và chép vào vở một bài thơ tám chữ - Về nhà tập làm thơ 8 chữ theo chủ đề: + Trưa hè quê em. + Cảm xúc kgi mỗi độ thu sang. - Chuẩn bị: Bài Bếp lửa +Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Tài liệu đính kèm: