A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu thêm về các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương từ sau năm 1975.
- Bước đầu bình phẩm và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.
- Sự hiểu biết về tác phẩm văn học ở địa phương.
- Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975.
2. Kỹ năng:
- Sưu tầm và tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.
- Đọc – hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
- So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.
3. Thái độ:
- Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương, giáo dục niềm tự hào và tình yêu quê hương.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phát vấn, đàm thoại, giải thích, phân tích.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS
9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)
9A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)
2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới: Trong chương trình địa phương ở lớp 8, các em đó bước đầu tìm hiểu Văn học địa phương đến năm 1975. Ở chương trình địa phương năm nay, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu để bổ
sung những hiểu biết về Văn học địa phương. Nhưng do văn học địa phương chúng ta ít các tác phẩm nên cô sẽ giới thiệu đến các em một số tác giả ở Đà Lạt và tác phẩm viết về Đà Lạt.
Tuần : 9 Ngày soạn: 05/10/2011 Tiết PPCT: 41 Ngày dạy: 10/10/2011 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu thêm về các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương từ sau năm 1975. - Bước đầu bình phẩm và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương. - Sự hiểu biết về tác phẩm văn học ở địa phương. - Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975. 2. Kỹ năng: - Sưu tầm và tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương. - Đọc – hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương. - So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn. 3. Thái độ: - Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương, giáo dục niềm tự hào và tình yêu quê hương. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, đàm thoại, giải thích, phân tích. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3.Bài mới: Trong chương trình địa phương ở lớp 8, các em đó bước đầu tìm hiểu Văn học địa phương đến năm 1975. Ở chương trình địa phương năm nay, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu để bổ sung những hiểu biết về Văn học địa phương. Nhưng do văn học địa phương chúng ta ít các tác phẩm nên cô sẽ giới thiệu đến các em một số tác giả ở Đà Lạt và tác phẩm viết về Đà Lạt. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG Chuẩn bị: Lập bảng thống kê các tác giả, tác phẩm văn học ở địa phương đã học từ năm 1975 -> nay -HS: - GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê trình bày trình bày theo trình tự thời gian xuất hiện của tác phẩm - GV hướng dẫn học sinh lần lượt thực hiện các hoạt động - GV hình thành 1 bảng thống kê đầy đủ (dựa vào tư liệu và bản thống kê của HS ) 1.Học sinh tập hợp theo tổ: bản thống kê mà mình đó sưu tầm được: - Các thành viên trong tổ nộp bản thống kê - Tổ trưởng (nhóm trưởng) tập hợp vào thành một bản 2.Các tổ đọc trước lớp bản thống kê của tổ mình (danh sách tác giả, tác phẩm đó sưu tầm) - Bổ sung vào bản thống kê của mình những tác phẩm tác giả còn thiếu Gv hướng dẫn HS sưu tầm một số tác phẩm viết về Đà Lạt, Đam Rông LUYỆN TẬP *GV cho HS viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về quê hương Đạ Long thân yêu - HS : Viết bài trình bày theo cách cảm nhận của riêng mình - GV: nhận xét bổ sung HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: HS xem lại tất cả phần văn học trung đại đã học bắt đầu từ Chuyện người con gái Nam Xương đến Lục Vân Tiên gặp nạn, nắm nội dung, ý nghĩa văn bản, thể loại, tác giả, tóm tắt tác phẩm. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Lập bảng thống kê các tác giả, tác phẩm văn học ở địa phương đã học từ năm 1975 -> nay STT Tác giả Năm sinh Quê quán Tác phẩm chính 1 Phạm Quốc Ca Nghệ An Trong rừng Thăm chị 2 Hà Linh Chí Nơi mùa xuân quê em 3 Lê Bá Cảnh 1941 Quảng Bình Trăng chờ Huyền thoại hồ Than Thở 4 Xuân Ngọc Viếng mộ thầy 5 Bùi Lương Gặp em ở Đam Rông 6 Phạm Vũ Mái trường ai nhỏ 7 Lê Công 1958 Thung lũng trắng 8 Mộng Hòa Thanh 1958 Hoa rụng trong sương 9 Khắc Dũng 1960 Bóng của chiều 10 Phạm Thị Thảo Chùm nhạc Dế 11 Bạch Nhật Phương Về việc tôi làm hôm nay 12 Nguyễn Vinh Buổi sáng đến giảng đường 13 Bùi Minh Quốc 1940 Hà Đông Lên miền Tây Bắc 14 Ngô Viết Dinh Đất quê ta 15 Nguyễn Thị Phương Lan 1960 Quảng Bình Phấn thông bay 16 Lê Ích Ngãi (Hồng Cường) 8/1929 Thanh Hóa Đam Rông khởi sắc Chào Đam Rông Quê mới Đam Rông 2. Sưu tầm giới thiệu tác phẩm viết về Đà Lạt, Đam Rông ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ (Hàn Mặc tử) Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt Như đón từ xa một ý thơ Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều Để nghe dưới đáy nước hồ reo Để nghe tơ liễu run trong gió Và để xem trời giải nghĩa yêu Hàng thông lấp loáng đứng trong im Cành lá in như đã lặng chìm Hư thực làm sao phân biệt được Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm Cả trời say nhuộm một màu trăng Và cả lòng tôi chẳng nói rằng Không một tiếng gì nghe động chạm Dẫu là tiếng vỡ của sao băng. THĂM CHỊ ( Phạm Quốc Ca) Chị lấy chồng phía mặt trời gác núi Đường lên xa ngái dốc cùng truông Nhớ tuổi thơ những chiều mây sấm động Em lại thương trên ấy mưa nguồn QUÊ MỚI ĐAM RÔNG (Lê Ích Ngãi) Từ buổi khai hoang đã tới đây Bãi bồi khe suối cỏ giăng đầy Nương trèo lẽo đẽo trên triền đá Quán mọc lơ thơ dưới rặng cây Đảng đã khơi nguồn quang đãng núi Dân vào mở lối rạng ngời mây Điện, đường, trường, trạm vây quanh bản Cờ đỏ sao vàng phấp phới bay. ĐAM RÔNG KHỞI SẮC (Lê Ích Ngãi) Non xanh nước biếc tỏa ngàn hoa Hùng vĩ biết bao cảnh nước nhà Suối vọng ngân nga rền khúc nhạc Gió reo trầm bổng rộn lời ca Môi sinh phát triển càng vươn mạnh Nhịp sống chan hòa sẽ vượt xa Đảng mạnh dân giàu thêm khởi sắc Hoa rừng hương núi quyện quanh ta. II. LUYỆN TẬP: 1.Giới thiệu trước lớp về một nhà văn, nhà thơ sau năm 1975 2. Đọc diễn cảm một đoạn thơ, đoạn văn hay viết về địa phương 3.Nhận xét về tác giả, tác phẩm văn học địa phương sau 1975 * Viết và trình bày suy nghĩ về quê hương Đạ Long thân yêu: III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Sưu tầm tranh ảnh, tác phẩm của nhà văn, nhà thơ địa phương. - Chuẩn bị "Ôn tập kiểm tra truyện trung đại” E. RÚT KINH NGHIỆM: . . ************************************
Tài liệu đính kèm: