Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần học số 5

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần học số 5

BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 1

 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Củng cố kiến thức về văn tự sự.

- Biết viết được một bài văn kể chuyện theo lời văn của em.

- Xác định được : Sự Việc, thời gian, diễn biến, nguyên nhân, kết quả.

 II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên; Thiết kế bài giảng:

 - Học sinh: Học bài và soạn bài

 III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức:

2. KTBC:

3. Bài mới: Giáo viên chép đề lên bảng:

 Kể lại một câu chuyện ( truyền thuyết, cổ tích ) bằng lời văn của em.

 A. Yêu cầu chung :

 - Học sinh xác định được vấn đề trọng tâm:

 + Kể chuyện em ưa thích.

 + Bằng lời văn của em.

 - Đúng thể loại : Văn tự sự.

 - Bài viết phải có bố cục rõ ràng, cân đối.

 - Dung lượng không quá 500 chữ.

 - Phải suy nghĩ chọn lọc khi viết.

 - Tốt nhất nên chọn các truyền thuyết đã học, biết chọn câu chuyện có ý nghĩa.

 - Biết sắp xếp các sự việc hợp lí, lôgíc, kể chuyện phải có đầu có đuôi.

 - Văn phong lưu loát, không sai lỗi chính tả.

 

doc 8 trang Người đăng thu10 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần học số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/9/2010 Tuần 5
Ngày dạy:14/9/2010 	 Tiết 17 - 18
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 1
 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức về văn tự sự.
- Biết viết được một bài văn kể chuyện theo lời văn của em.
- Xác định được : Sự Việc, thời gian, diễn biến, nguyên nhân, kết quả.
 II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên; Thiết kế bài giảng: 
 - Học sinh: Học bài và soạn bài
 III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức:
2. KTBC: 
3. Bài mới: Giáo viên chép đề lên bảng: 
 Kể lại một câu chuyện ( truyền thuyết, cổ tích ) bằng lời văn của em.
 A. Yêu cầu chung :
 - Học sinh xác định được vấn đề trọng tâm:
 + Kể chuyện em ưa thích.
 + Bằng lời văn của em.
 - Đúng thể loại : Văn tự sự.
 - Bài viết phải có bố cục rõ ràng, cân đối.
 - Dung lượng không quá 500 chữ.
 - Phải suy nghĩ chọn lọc khi viết.
 - Tốt nhất nên chọn các truyền thuyết đã học, biết chọn câu chuyện có ý nghĩa.
 - Biết sắp xếp các sự việc hợp lí, lôgíc, kể chuyện phải có đầu có đuôi.
 - Văn phong lưu loát, không sai lỗi chính tả.
 B. Yêu cầu cụ thể:
 a. Mở bài : Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc. ( 1,5 điểm)
 b. Thân bài : Kể diễn biến các sự việc theo trật tự nhất định. ( 7 điểm )
 c. Kết bài : Kể kết cục của sự việc. ( 1,5 điểm )
* Lưu ý : Tùy vào lỗi sai của từng bài giáo viên có thể trừ 2 – 3 điểm.
4. CỦNG CỐ: 
 - GV thu bài, kiểm tra số lượng bài của học sinh.
 - Đánh giá, nhậïn xét tiết kiểm tra.
5. DẶN DÒ: 
 - Chuẩn bị bài mới : TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
 +Thế nào là từ nhiều nghĩa? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ ?
 + Xem trước phần ghi nhớ và chuản bị phần luyện tập.
Ngày soạn:15/9/2010 Tuần 5
Ngày dạy:17/9/2010 	 Tiết 19
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 - Nắm được khái niệm từ nhiều nghĩa.
 - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
 - Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
 - Rèn luyện kỹnăng nhận biết từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giải 
 thích hiện tượng chuyển nghĩa.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng: 
 - Học sinh: Học bài và soạn bài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC: (4’) - Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải nghĩa từ ? 
 - Giải thích nghĩa từ : Rung rinh, giếng, can đảm.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài:
- Giáo viên cho học sinh nhắclại hiểu biết của mình về từ nhiều nghĩa đã học ở tiểu học, 
 sau làm bài tập mục I.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
13’
10’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU TỪ 
 NHIỀU NGHĨA
HS. Đọc bài tập 1: SGK: Bài thơ “ Những cái chân”
 và cho biết:
H. Có mấy sự vật có chân?
HS. 4 Sự vật có chân: Cái gậy, com pa, kiềng, cái bàn.
H. Những cái chân đó có thể sờ, nhìn thấy được 
 không?
HS. Có thể sờ, nhìn thấy được.
H. Có mấy sự vật không có chân? (Cái võng)
H. Trong 4 sự vật có chân, nghĩa của từ chân có gì 
 giống và khác nhau ?
HS. - Giống nhau: Chân là nơi tiếp xúc với đất.
- Khác nhau: Chân của cây gậy dùng để đỡ bà, chân compa để giúp compa quay được.
 Chân kiềng: Dùng để đỡ thân kiềng và xoong nồi 
 đặt lên kiềng.
H. Hãy tìm một số nghĩa khác của từ “chân” ?
HS. Tìm ý, trả lời
GV. Nhận xét, bổ sung
H. Em hãy tìm một sốá từ cũng có nhiều nghĩa như 
 từ “chân”?
Gợi ý: - Mắt: mắt tre,mắt dướiù, mắt cười
 - Mũi: Mũi người, mũi hổ
 - Đường: Đường ăn, đường đi
GV cho học sinh làm bài tập: (Bảng phụ)
* Tích hợp văn bản “ Chân, Tay, Mắt, Miệng”
H. Em có nhận xét gì về điểm chung của các từ 
 “mắt”?
H. Tìm một số từ chỉ có một nghĩa?
H. Thông qua các ví dụ trên, em hãy rút ra nhận xét 
 từ gồm có mấy nghĩa?
HS. Thực hiện ghi nhớ 1: SGK/56
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ. 
GV lưu ý HS: Hiện tượng chuyển nghĩa trong một số 
 từ chính là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa của 
 từ.
HS. Quay lại tìm hiểu bài tập phần I.
H. Tìm hiểu mối liên hệ giữa các nghĩa của các từ
 “ chân”?
HS. Từ “ chân” có nhiều nghĩa gọi là hiện tượng 
 nhiều nghĩa.
H. Trong các nghĩa của từ “ chân” có nghĩa gốc và 
 nghĩa chuyển? (Nghĩa thứ nhất là nghĩa gốc)
* Ví dụ: Chân người ® nghĩa gốc
 Chân bàn, chân ghế ® nghĩa chuyển
HS. Đọc ghi nhớ SGK
GV cho HS làm bài tập bổ sung:
H. Từ “ Xuân ” trong câu thơ có mấy nghĩa?
H. Trong một câu cụ thể một từ thường được dùng 
 với mấy nghĩa? (Một nghĩa)
GV nhấn mạnh: Trong một số trường hợp ta có thể 
 được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa 
 chuyển.
H. Trong bài thơ “ Những cái chân” từ “ chân”được
 dùng với những nghĩa nào?
HS. Nghĩa 2,3 (Nghĩa chuyển) những vấn đề hiểu 
 theo nghĩa gốc nên có sự liên tưởng thú vị.
I. TỪ NHIỀU NGHĨA
1. Bài tập:
Bài thơ: NHỮNG CÁI CHÂN
 (Vũ Quần Phương)
2.Nhận xét nghĩa của từ chân 
- Nghĩa gốc: Bộ phận dưới cùng 
 của cơ thể người hay động vật 
 dùng để đi đứng: đau chân,
 nhắm mắt đưa chân.
- Bộ phận dưới cùng của một số 
 đồ vật, tiếp giáp và bám chặt 
 vào mặt nền: chân núi,
 chân răng, chân tường
- Bộ phận dưới cùng của một số 
 đồ vật cótác dụng nâng đỡ cho 
 các bộ phận khác: chân giường,
 chân tủ, chân bàn
2. Ví dụ:
a. Từ nhiều nghiã: 
 Mắt, đường, mũi
 Mắt (Bảng phụ)
- Nghĩa gốc: Cô mắt thì ngày 
 cũng như đêm lúc nào cũng lờ 
 đờ, thấy hai mi nặng trĩu, 
 không ngủ được.
- Những quả na bắt đầu mở mắt.
- Gốc bàn to quá, có những cái 
 to hơn cái gáo dừa.
Þ Mắtù là chỗ lồi lõm, hình tròn 
 hoặc hình thoi.
b. Từ có một nghĩa: Toán học, 
 bút, xe máy, hoa hồng
* Kết luận: Từ có thể có một 
 nghĩa hoặc nhiều nghĩa.
* GHI NHỚ SGK/55
II. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN 
 NGHĨA CỦA TỪ
Bài tập bổ sung:
 Mùa Xuân là tết trồng cây
 Làm cho đất càng ngày càng 
 xuân.
- Xuân (1): Chỉ một mùa trong
 năm.
- Xuân (2): chỉ sự tươi đẹp, trẻ 
 trung.
HOẠT ĐỘNG 3: HDHS LUYỆN TẬP (12’)
Bài tập 1/56: Tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về
- Đầu: 	Sự chuyển nghĩa.
+ Đau đầu, nhức đầu
+ Đầu sông, đầu tàu, đầu làng
+ Đầu phố, đầu tiên
 - Mũi:	
+ Mũi lõ, mũi tẹt, sổ mũi
+ Mũikim, mũi kéo
+ Mũi đất, mũi Cà Mau
 - Tay:
+ Cánh tay, đầu tay
+ Tay vịn cầu thang, tay kéo, tay ghế
+ Tay súng, tay anh chị
Bài tập 2/56 Dùng bộ phận cây cối để chỉ người.
 - Lá: lá lách, lá phổi, lá gan.
 - Quả: tim, thận.
Bài tập 3/56
 a. Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động:
 Hộp sơn – sơn cửa, cái bào – bào gỗ, cân muối – muối dưa.
 b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: 
 Đang bó lúa – gánh ba bó lúa, nắm tay – ba nắm tay, cuộn tranh – ba cuộn tranh.
4. CỦNG CỐ: (3’)
 - Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
 - Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển? Trong một câu ta có thể dùng với mấy nghĩa?
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Học ghi nhớ SGK: Tìm thêm VD. Hoàn thành các bài tập.
 - Chuẩn bị bài mới : LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ.
 + Đọc và trả lời các câu hỏi SGK. Tham khảo phần ghi nhớ.
 + Xem trước phần luyện tập.
Ngày soạn:16/9/2010 	 Tuần 5
Ngày dạy:17/9/2010 	 Tiết 20
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được hình thức lời văn kể người, chủ đề và liên kết trong đoạn văn.
- Xây dựng đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hằng ngày.
- Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc, nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc.
II. CHUẨN BỊ: GV: Thiết kế bài giảng. 
 HS:chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.
1.Ổn định tổ chức. (1’)
2.KTBC: Không.
3.Bài mới: GV giới thiệu bài.
Tiếp theo các bài giới thiệu về chuỗi sự việc và nhân vật, chủ đề và dàn bài. Các em lưu ý về cách hành văn: Lời văn, đoạn văn, đặt biệt là lời giới thiệu và lời kể sự việc để thấy được, quan sát được trật tự và liên kết bên trong đoạn văn.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
23’
15’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ. 
HS. Đọc 2 đoạnh trích SGK và trả lời câu hỏi.
GV. Trong tự sự, lời văn dùng để giới thiệu nhân vật, 
 kể sự việc.
H. Đoạn 1: Giới thiệu nhân vật nào? 
H. Giới thiệu điều gì?
HS. Hình dáng xinh đẹp, tính nết hiền dịu.
H. Giới thiệu nhằm mục đích gì?
GV nhấn mạnh: Mục đích hàm ý, đề cao, khẳng định
 vẻ đẹp của Mị Nương, tình cảm của Vua Hùng,
 phẩm chất của con rể Vua Hùng.
H. Câu văn giới thiệu trên đây thường dùng những 
 cụm từ nào? (*)
HS. Cách dùng câu văn có từ “là”, “có”, câu văn với 
 ngôi kể thứ 3 “Người ta gọi chàng là”
H. Thứ tự các câu đoạn văn ntn? Có thay đổi được 
 không? Tại sao? (*)
HS. Câu 1: Giới thiệu Vua Hùng, Mỵ Nương.
 Câu 2: Một ý về tình cảm Vua Hùng, một ý về 
 nguyện vọng Vua Hùng.
Þ Mỗi câu có 2 ý đầy đủ, không thừa, không thiếu, 
 không thể thay đổi được.
H. Đoạn 2 giới thiệu nhân vật nào?
 Giới thiệu điều gì?
HS. Sơn Tinh, Thủy Tinh: tên, lai lịch, tài năng,
 việc làm.
H. Nhằm mục đích gì?
H. Thứ tự các câu trong đoạn văn ntn? Có thay đổi 
 được không?
GV nhấn mạnh: Không thay đổi được vì nói đến 2 
 nhân vật tài năng ngang nhau, tạo nên vẻ đẹp cho 
 đoạn văn.
H. Kiểu câu hay dùng để giới thiệu nhân vật trong
 văn tự sự là kiểu câu gì? ( Câu trần thuật đơn ).
H. Hãy chỉ ta câu văn có từ “có”, “là”?
HS. + Hùng Vương .có một người con gái.
+ Có hai chàng trai đến cầu hôn.
+ Người ta gọi chàng là. 
H. Từ bài tập trên, hãy cho biết: Khi kể người thì 
 phải giới thiệu nhân vật ntn?
HS. Đọc đoạn văn 3 SGK/59
H. Đoạn văn đã dùng từ loại gì để kể hành động
 của nhân vật? (Động từ). Tìm những từ đó?
HS. Thủy Tinh: đến muộn, không lấy được vợ, đem 
 quân đuổi theo 2 vợ chồng Sơn Tinh.
- Hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, dâng nước 
 đánh, nước ngập, nước dâng,
H. Các hành động đó được kể theo thứ tự nào?
HS. Thứ tự trước sau (quan hệ nhân - quả).
H. Hành động đó đem lại kết quả gì?
HS. Lụt lớn, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh như 
 một biển nước.
GV nhấn mạnh: Đoạn văn 3, với lời kể trùng điệp, 
 đầy hành động, mỗi câu có nhiều ĐT, gây ấn tượng 
 và hậu quả khủng khiếp cơ giận của Thủy Tinh.
H.Từ bài tập trên, em hãy cho biết: khi kể việc thì 
 phải kể ntn?
* HS xem lại đoạn văn (1), (2), (3) 
H. Mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào?
 Gạch dưới câu biểu đạt ý chính ấy.
 Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề?
HS. Những câu văn đó là câu chủ đề vì đó là vấn đề 
 chủ yếu mà người viết muốn trình bày.
H. Để dẫn dắt ý chính đó người kể đã dẫn dắt từng 
 bước bằng cách kể các ý phụ ntn?
Gợi ý:
 + Đoạn 1: Để dẫn dắt: Vua Hùng kén rể thì trước hết 
 phải nói có con gái đẹp à yêu thương à kén rể 
 (không đảo lại được).
+ Hai người đến cầu hôn, đều có tài lạ.
+ Đoạn 3: Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh à kể 
 theo thứ tự.
H. Từ bài tập trên, hãy cho biết cách viết đoạn văn 
 tự sự ?
HOẠT ĐỘNG 2: HDHS LUYỆN TẬP 
HS. Đọc bài tập 1:
- Mỗi đoạn văn trên kể về điều gì?
- Hãy gạch dưới câu chủ đề có ý quan trọng nhất 
 của mỗi đoạn văn ?
- Các câu triển khai chủ đề ấy theo thứ tự nào?
HS. Đọc bài tập 2:
- Chỉ ra câu nào đúng, câu nào sai?
- Giải thích vì sao?
Bài tập 3: GV cho HS viết vào giấy gọi 1 số em đọc
 lên và đánh giá.
I. LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
1. Lời văn giới thiệu nhân vật
* Đoạn 1: Giới thiệu Vua Hùng, 
 Mị Nương.
- Mục đích: Muốn kén cho con
 một người chồng thật xứng 
 đáng.
* Đoạn 2: Giới thiệu Sơn Tinh, 
 Thủy Tinh.
- Mục đích: Tài năng ngang
 nhau,xứng đáng là rể , khiến 
 vua Hùng khơng biết chọn ai.
Câu 1: Giới thiệu chung
Câu 2, 3: Giới thiệu về Sơn Tinh
Câu 4, 5: Giới thiệu về Thủy 
 Tinh
Câu 6: Nhận xét chung về 2 
 chàng 
à Không thay đổi được.
Þ Kể người thì có thể giới thiệu 
 tên họ, lai lịch, quan hệ, tính 
 tình, tài năng, ý nghĩa của nhân 
 vật.Thường dùng câu có từ 
 “có”, “là”
2. Lời văn kể sự việc
- Khi kể việc thì kể các hành 
 động, việc làm, kết quả và sự 
 thay đổi của các hành động đó 
 mang lại.
3. Đoạn văn
- Đoạn 1: Vua Hùng kén rể.
- Đoạn 2: Có 2 người đến cầu 
 hôn, đều có tài lạ như nhau, đều 
 xứng đáng làm rể Vua Hùng.
- Đoạn 3: Thủy Tinh dâng nước 
 đánh Sơn Tinh.
Þ Đó là câu chủ đề.
*GHI NHỚ : SGK/59
III. LUYỆN TẬP :
Bài tập 1/59
Đoạn a: 
- Kể việc Sọ Dừa đi chăn bò.
- Câu chủ đề: Cậu chăn bò 
 rất giỏi.
- Ý phụ: Chăn từ sáng đến tối, 
 lăn sau đàn bò, dù nắng mưa bò 
 đều được ăn no.
Đoạn b: 
- Thái độ của 2 cô chị và cô út với 
 Sọ Dừa.
- Câu chủ đề: “Hai cô chị .. tử 
 tế”.
- Ý phụ: “Ngày mưa, Sọ 
 Dừa” (dẫn dắt)
Đoạn c:
 - Tính trẻ con của cô gái.
- Câu chủ đề: “tính cô.. trẻ con
 lắm”.
- Ý phụ: Khách đùa, không giận 
 ai lâu (giải thích)
Bài tập 2/60
a. Trình tự các động tác bị đảo 
 ngược, cưỡi ngựa, lao, nhảy lên 
 lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.
b. Viết đúng các trình tự động 
 tác.
Bài tập 3/ 60 Viết câu giới thiệu 
 các nhận vật Thánh Gióng, Lạc 
 Long Quân, Âu Cơ.
4. CỦNG CỐ: (4’)
 - Thế nào là câu chủ đề? Mỗi đoạn văn diễn đạt mấy ý chính?
 - Giới thiệu nhân vật phải giới thiệu ntn?
- Kể về việc phải kể ntn?
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Học bài .
 - Chuẩn bị bài mới: THẠCH SANH
 + Đọc chú thích và trả lời các câu hỏi SGK phần đọc hiểu văn bản.
 + Tóm tắt văn bản và tập kể diễn cảm câu chuyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc