Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu cần đạt:

1/ Kiến thức:

 Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.

2/ Kĩ năng:

 - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.

- Biết vận dụng những phương châm này trong hoạt động giao tiếp.

3/ Thái độ :

 HS có ý thức tuân thủ đúng phương châm hội thoại khi giao tiếp.

II/ Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

HS: Tìm đọc những câu thơ, mẩu chuyện về Bác

GV: Tư liệu về Bác

2. Phương pháp:

Phân tích mẫu, rèn luyện theo mẫu,

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Tổ chức:

9A .9B

2.Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 1122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:	 Tiết 3 – CáC PHƯƠNG CHÂM HộI THOạI
9A:	
9B.	 
9C:	
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1/ Kiến thức:
 Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
2/ Kĩ năng:
 - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Biết vận dụng những phương châm này trong hoạt động giao tiếp.
3/ Thái độ :
 HS có ý thức tuân thủ đúng phương châm hội thoại khi giao tiếp.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: Tìm đọc những câu thơ, mẩu chuyện về Bác
GV: Tư liệu về Bác
2. Phương pháp:
Phân tích mẫu, rèn luyện theo mẫu, 
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
9A..9B	
2.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1(10’). Tìm hiểu phương châm về lượng.
HS: đọc đoạn đối thoại trong SGK.
GV: Khi An hỏi: “Học bơi ở đâu?”, ý muốn hỏi điều gì? Ba trả lời: “ở dưới nước”. Câu trả lời có mang đầy đủ nội dung, ý nghĩa mà An cần hỏi không?
HS: Không mang đủ nội dung ý nghĩa mà An cần hỏi (vì bơi là đã bao hàm ở dưới nước – Trong khi đó điều An cần biết là địa điểm cụ thể nào đó như : Bể bơi thành phố, sông, biển
GV:qua câu trả lời của Ba, em rút ra nhận xét gì về giao tiếp?
HS: thảo luận, nêu nhận xét.
HS: Đọc truyện cười “Lợn cưới áo mới” trong SGK. 
GV:Tại sao truyện lại gây cười? Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào? 
HS: truyện gây cười ở chỗ cả anh có áo và anh có lợn đều nói nhiều hơn những gì cần nói sự khoe khoang, lố bịch. Có thể hỏi:
- Bác có thấy con lợn nào qua đây không?
Có thể trả lời:
- (Nãy giờ),(từ lúc tôi đứng đây) không có con lợn nào chạy qua đây cả.
GV : Như vậy, cần phải tuân thủ yêu cầu nào khi giao tiếp?
HS: trả lời
GV: từ 2 VD trên, em hiểu ntn về p/c về lượng?
HS: trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương châm về chất.(10’)
GV: yêu cầu HS đọc mẩu chuyện trong SGK và hỏi: Truyện cười phê phán điều gì?
HS: thảo luận, trả lời( phê phán tính khoác lác).
GV: Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
HS thảo luận, nêu nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập(22’)
HS: làm bài 1,2
HS: nhận xét
GV: chữa..
HS: hoạt động nhóm( theo kĩ thuật khăn trải bàn), trình bày, nhận xét
GV: chữa
I/ Phương châm về lượng
1.Ví dụ (SGK)
2.Nhận xét:
* VD 1:
- Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp --Không nên nói ít hơn những gì mà nội dung giao tiếp đòi hỏi.
* VD2: Trong giao tiếp, không nên nói nhiều hơn những điều cần nói.
3.Ghi nhớ(sgk)
II. Phương châm về chất
1.Ví dụ (SGK)
2. Nhận xét: 
 Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
III. Luyện tập
Bài tập 1: 
Cả 2 câu đều vi phạm p/c về lượng.
Sửa lại:
- Trâu là một loài gia súc.
- én là một loài chim.
Bài tập 2:
a) Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.
b) Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.
c) Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói mò.
d) Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng, nói cuội.
e) Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng.
Bài tập 5:
-Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
- Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.
-Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt.
- Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì.
-Khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương.
-Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh không xác thực.
-Hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa.
3. Củng cố:
GV: hệ thống kiến thức của bài.
4. Hướng dẫn:
Làm bài 3,4 ở nhà.
Đọc, trả lời câu hỏi cho bài “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan t3.doc