Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 60: Ôn tập Tiếng Việt - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 60: Ôn tập Tiếng Việt - Năm học 2010-2011

A. Mức độ cần đạt

- Hệ thống hoá những kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Hệ thống các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I.

 2. Kĩ năng

- Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản

 3. Thái độ

- Tự giác, tích cực ôn tập.

C. Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, thảo luận.

D. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp: 8A 8B 8C

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của hs.

 3. Đặt vấn đề

 Trong học kì I, phần Tiếng Việt được chia làm hai phần: từ vựng và ngữ pháp. Chúng ta phải nắm được khái niệm cũng như cách vận dụng chúng vào trong thực tế

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 60: Ôn tập Tiếng Việt - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/11/2010	Ngày dạy: 8A	 8B	 8C 	
TIẾT 60	 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT	 
A. Mức độ cần đạt 
- Hệ thống hoá những kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Hệ thống các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I.
 2. Kĩ năng
- Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản
 3. Thái độ
- Tự giác, tích cực ôn tập.
C. Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, thảo luận.
D. Tiến trình dạy học 
 1. Ổn định lớp: 8A	8B	8C	
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của hs.
 3. Đặt vấn đề
 Trong học kì I, phần Tiếng Việt được chia làm hai phần: từ vựng và ngữ pháp. Chúng ta phải nắm được khái niệm cũng như cách vận dụng chúng vào trong thực tế  
 4. Hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
* Hoạt động 1: Ôn tập từ vựng
-Thế nào là một từ có nghĩa rộng và một từ có nghĩa hẹp? Cho vd?
- Tính chất rộng , hẹp cuả từ ngữ là tương đối hay là tuyệt đối? Tại sao? Cho vd. 
- Thế nào là trường từ vựng? Cho vd minh hoạ?
- Phân biệt cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ với trường từ vựng? Cho vd?
+ Cho hs thảo luận.
- Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì? Cho vd. 
- Hãy nêu tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh? cho vd 
- Thế nào là từ địa phương, biệt ngữ xả hội? Cho vd.
-Thế nào là nói quá? Cho vd minh họa. 
- Thế nào là nói giảm nói tránh ? cho vd 
- Bài tập 1 yêu cầu chúng ta phải làm gì ?
* HS thảo luận.
- Viết câu văn có sd từ tượng hình, từ tượng thanh?
- Tìm hai vd trong ca dao có sd nói giảm nói tránh?
* Hoạt động 2: Ôn tập ngữ pháp
- Trợ từ là gì? Cho vd.
- Thán từ là gì? Cho vd. 
+ GV chốt: thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó tách ra thành một câu đặc biệt. 
- Thế nào là tình thái từ? Cho vd 
- Có thể sử dụng tình thái từ một cách tuỳ tiện được không? Tại sao? Cho vd. 
- Câu ghép là gì? Cho vd 
- Cho biết các quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép?
* Gọi hs đọc bài tập 1
- Cho hs lên bảng đặt câu.
- Xác định câu ghép trong đoạn trích? 
- Các vế câu nối với nhau bằng gì?
- Đặt câu có sd kết hợp trợ từ và tình thái từ, kết hợp trợ từ và thán từ?
- Chọn 1 đv: xác định câu ghép và cách nối các vế của câu ghép?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
NỘI DUNG BÀI DẠY
I. Từ vựng 
 1. Lí thuyết 
 a. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Một từ có nghĩa rộng:
VD: Thú có nghĩa rộng hơn voi, hươu. 
- Một từ có nghĩa hẹp:
VD: Cá thu có nghĩa hẹp hơn cá.
- Tính chất rộng, hẹp của nghĩa từ ngữ là tương đối vì nó phụ thuộc vào phạm vi nghĩa của từ (phạm vi biểu vật).
 b. Trường từ vựng 
VD: Tàu, xe, thuyền, máy bay cùng trường từ vựng về phương tiện giao thông. 
- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ nói về mối quan hệ bao hàm nhau giữa các từ ngữ có cùng từ loại. 
VD: Thực vật (danh từ) bao hàm cây, cỏ, hoa (danh từ) 
- Trường từ vựng tập hợp các từ có ít nhất có một nét chung về nghĩa nhưng có thể khác nhau về từ loại. 
VD: Trường từ vựng về người:
- Chức vụ của người: tổng thống, bộ trưởng, giám đốc 
- Phẩm chất trí tuệ của người: thông minh, sáng suốt, ngu. . .
 c. Từ tượng hình, từ tượng thanh 
VD: Từ tượng hình: lom khom, ngất ngưỡng . . .
 Từ tượng thanh: oang oang, chan chát . . .
* Tác dụng: gợi tả h/a, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
 d. Từ địa phương và biệt ngữ xh 
- Từ địa phương: VD: bắp, trái, vô 
- Biệt ngữ xh: VD: Tầng lớp hs, sv: ngỗng, gậy 
 e. Nói quá 
VD: “Lỗ mũi mười tám gánh lông 
Chồng yêu chồng bảo tơ rồng trời cho” 
 g. Nói giảm nói tránh 
VD: Chị ấy không còn trẻ lắm. 
 2. Thực hành 
Bài tập 1: Điền từ: Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười)
+ Truyền thuyết: là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì. 
+ Truyện cổ tích: là truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em) có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. 
+ Truyện ngụ ngôn: Truyện dg mượn chuyện về loài vật , đồ vật hoặc về con người để nói bóng gió chuyện con người. 
+ Truyện cười: truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc để phê phán, đả kích. 
- Từ chung: là truyện dân gian 
II. Ngữ pháp 
 1. Lí thuyết 
 a. Trợ từ, Thán từ 
- Trợ từ: Nó ngồi cả buổi chiều mà chỉ làm được mỗi 1 bài tập. 
- Thán từ: Ô hay, tôi tưởng anh cũng biết rồi!
 b. Tình thái từ 
VD : + Anh đọc xong cuốn sách này rồi à?
 + Con nghe thấy rồi ạ!
* Sử dụng tình thái từ: - Không thể sử dụng tình thái từ một cách tuỳ tiện được. 
VD: Đối với người lớn tuổi: Bán giúp cháu 1 tay ạ!
 Đối với bạn bè: Bạn giúp mình một tay nào! 
 c. Câu ghép 
VD: Vì trời mưa nên đường lầy lội 
- Quan hệ giữa các vế trong câu ghép: Quan hệ bổ sung, nối tiếp, nguyên nhân – kết quả, tương phản 
 2. Thực hành 
Bài tập 1: 
a) Cuốn sách này mà chỉ 2000 đồng à?
b) Câu đầu là câu ghép, có thể tách câu ghép thành 3 câu đơn thì mlh, sự liên tục của 3 sự việc dường như không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành 3 vế của câu ghép. 
c) Đoạn trích có 3 câu. Câu 1 + 3 là câu ghép. Trong cả 2 câu ghép, các vế câu đều được nối với nhau bằng qh từ.
III. Hướng dẫn tự học
- Chọn 1 đv có sd biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh, từ tượng hình, từ tượng thanh -> phân tích tác dụng.
- Về nhà xem lại toàn bộ những nội dung đã ôn tập để chuẩn bị kiểm tra một tiết tiếng việt.
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docthao giang.doc