A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận về các hình tượng và cách xây dựng các nhân vật này trong đoạn trích.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki- hô - tê.
- Ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van-téc đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki- hô - tê và Xan - chô Pan - xa.
2. Kĩ năng: Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích. Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật Đôn Ki- hô - tê và Xan - chô Pan - xa được miêu tả trong đoạn trích.
3. Thái độ: Biết hướng tới những điều tốt đẹp, ước mơ cao đẹp nhưng cũng không quá viển vông.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, giảng, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)
8A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)
2. Kiểm tra bài cũ:
- Những biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả An – đéc – xen sử dụng thành công trong truyện cô bé bán diêm là gì ? phân tích một vài dẫn chứng để chứng minh
- Theo em, tại sao trong 4 lần trước, em bé chỉ đánh một que diêm, nhưng lần cuối cùng em lại liên tục đánh hết tất cả những que diêm còn lại trong bao ?
3. Bài mới : Văn học phương Tây thời đại Phục Hưng chú trọng xây dựng hình tượng nhân vật hiệp sĩ. Đó là những chàng trai quý tộc dũng cảm, lịch thiệp được quý bà mến mộ. Con hiệp sĩ trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Xéc-van-tét thì sao. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”.
************************************** Tuần: 7 Ngày soạn: 07/10/2012 Tiết PPCT: 25-26 Ngày dạy : 09/10/2012 Văn bản: ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ (Trích Đôn – ki – hô – tê ) Xéc-van-tét A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận về các hình tượng và cách xây dựng các nhân vật này trong đoạn trích. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki- hô - tê. - Ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van-téc đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki- hô - tê và Xan - chô Pan - xa. 2. Kĩ năng: Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích. Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật Đôn Ki- hô - tê và Xan - chô Pan - xa được miêu tả trong đoạn trích. 3. Thái độ: Biết hướng tới những điều tốt đẹp, ước mơ cao đẹp nhưng cũng không quá viển vông. C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, giảng, thảo luận nhóm, nêu vấn đề D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ: - Những biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả An – đéc – xen sử dụng thành công trong truyện cô bé bán diêm là gì ? phân tích một vài dẫn chứng để chứng minh - Theo em, tại sao trong 4 lần trước, em bé chỉ đánh một que diêm, nhưng lần cuối cùng em lại liên tục đánh hết tất cả những que diêm còn lại trong bao ? 3. Bài mới : Văn học phương Tây thời đại Phục Hưng chú trọng xây dựng hình tượng nhân vật hiệp sĩ. Đó là những chàng trai quý tộc dũng cảm, lịch thiệp được quý bà mến mộ. Con hiệp sĩ trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Xéc-van-tét thì sao. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG HS dựa vào chú thích (*) trình bày về tác giả, tác phẩm Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm Đôn-ki-hô-tê. Dựa vào tóm tắt, xác định vị trí đoạn trích Văn bản thuộc thể loại nào? Gv yêu cầu HS đọc: lưu ý các câu đối thoại, câu nói của Đôn-ki-hô-tê với cối xay gió. HS đọc. HS khác nhận xét. Tóm tắt: Đôn-ki-hô-tê gặp những chiếc cối xay gió và nghĩ là những tên khổng lồ. Mặc cho Xan-chô Pan-xa can ngăn, Đôn-ki-hô-tê vẫn xông tới và cả người lẫn ngựa bị thương. Trên đường đi tiếp, Đôn-ki-hô-tê vì danh dự của hiệp sĩ và vì tình nương Đuyn -xi-nê-a của chàng nên chàng không rên rỉ, không ăn, không ngủ trong khi đó cứ việc ăn no, ngủ kĩ Gv: Trong đoạn trích này có mấy nhân vật ? Ai là nhân vật chính ? Hs trả lời Gv: Bám sát hoạt động của nhân vật chính hãy chia bố cục văn bản? Hs: Trả lời Gv: Theo dõi nhân vật Đôn Ki – hô – tê cho biết vì sao Đôn Ki – hô – tê đánh nhau với cối xay gió ? Hs: Tưởng đó là những gã khổng lồ, thấy đây là vận may (một cuộc chiến chính đáng, để quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất) Gv: Trận đánh nhau của Đôn-ki-hô-tê đã diễn ra với hậu quả ra sao? Hs: Một mình một ngưạ xông lên đánh nhau với cối xay gió vì lí tưởng quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất. Vẫn chọn những con đường lắm người qua để mong gặp những chuyện phiêu lưu khác. Vẫn bẻ cành cây sửa lại giáo cho các cuộc chiến sắp tới Gv: Những biểu hiện nào cho thấy Đôn-ki-hô-tê coi khinh cái tầm thường, thực dụng ? Hs: Dù bị đau cũng không rên la, không lấy việc ăn uống làm thích thú Gv: Sau khi đánh nhau với cối xay gió xong, Đôn-ki-hô-tê có những hành động và ý nghĩ gì Hs: Bẻ một cành khô, rút cái mũi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo; thức suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn –xi-nê-a, không muốn ăn sáng Gv: Nhận xét về các biểu hiện đó của Đôn-ki-hô-tê ? Hs: không bình thường , điên rồ Gv: Em có cảm xúc gì trước các biểu hiện mê muội, hoang tưởng của Đôn-ki-hô-tê? Hs: Hài hước, buồn cười Gv đánh giá: Đôn-ki-hô-tê là kẻ cực kì hoang tưởng nhưng ở chàng còn có những biểu hiện bình thường khác của con người như lòng dũng cảm, coi khinh cái tầm thường và tình yêu say đắm. Gv: Đến đây có thể tóm tắt ntn đặc điểm nhan vật Đôn-ki-hô-tê trong sự việc đánh nhau với cối xay gió ? Hs: Hoang tưởng, điên rồ nhưng dũng cảm , cao thượng Gv: Cảm nghĩ của em về chàng hiệp sĩ này ? Hs: Đáng chê cười ở tính cách hoang tưởng, đáng khâm phục ở tính cách cao thượng, đáng khâm phục, vừa đáng chê HẾT TIẾT 25 CHUYỂN TIẾT 26 * Hs đọc phần 2 Gv: Theo dõi nhân vật Xan-chô Pan – xa cho biết về việc Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, Xan –chô Pan –xa đã có những lời ngăn cản nào ? Hs: Thưa ngài, Xan – chô nói, xuất hiện ở kia chẳng phải là các tên khổng lồ đâu mà chỉ là những cối xay gió - Tôi đã chẳng bảo ngài rằng phải coi chừng cẩn thận đấy ư , rằng đó chỉ là những chiếc cối Xay gió, ai mà chẳng biết thế, trừ kẻ nào đầu óc quay cuồng như cối xay Gv: Vì sao Xan – chô pan –xa lại có lời can ngăn đó ? Hs: Vì biết rõ sự thật đó là cối xay gió chứ không phải bọn khổng lồ như Đôn Ki-hô-tê nghĩ Gv: Đặc điểm tính cách nào của nhân vật Xan-chô pan-xa được bộc lộ ( luôn tỉnh táo, thực tế, thực dụng ) Gv: Trong cuộc chiến đấu với cối xay gió của chủ mình, Xan –chô pan- xa luôn là người đứng ngoài cuộc. Điều đó cho thấy thêm đặc điểm tính cách của xan-chô pan-xa?(ích kỉ, hèn nhát) Gv: Đến đây em hiểu gì về toàn bộ tính cách của Xa-chô pan-xa? Hs: Tỉnh táo nhưng thực dụng , tầm thường Gv: Nếu cần bình luận vầ viên giám mã này thì lí lẽ của em sẽ là gì ? Hs:biểu lộ Gv: Hãy liệt kê những mặt tương phản đối lập giữa Đôn ki-hô-tê và Xan-Chô pan- xa? Chỉ ra chỗ khác nhau giữa hai người? ( Gv hướng dẫn hs kẻ bảng so sánh) HSTLN – 3 phút, mỗi nhóm 4 HS. Các nhóm trình bày. Gv nhận xét Gv: Nhận xét về biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong vb này ? (tương phản) Gv: Tư tưởng của nhà văn Xéc-van-tét từ 2 nhân vật nổi tiếng đó của ông ? Hs: Sử dụng tiếng cười khôi hài để giễu cợt cái hoang tưởng và tầm thường , đề cao cái thực tế và cao thượng ) Gv phân tích: Bằng nghệ thuật nhà văn làm nổi bật Hai nhân vật có tình cách trái ngược nhau: Đôn-ki-hô-tê hoang tưởng nhưng cao thượng, Xan-chô pan-xa tỉnh táo nhưng tầm thường. Hai tính cách vừa trái ngược vừa thống nhất và bổ sung cho nhau. Qua đó nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ và thói thực dụng trong xã hội Phương Tây lúc bấy giờ. Con người muốn sống tốt đẹp thì không được hoang tưởng và thực dụng mà cần tỉnh táo và cao thượng GV gọi HS nhắc lại phần nghệ thuật, nội dung, rút ra ý nghĩa văn bản HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Xem lại bài giảng kết hợp với văn bản đê lấy dẫn chứng khi phân tích. - Chuẩn bị bài: Chiếc lá cuối cùng. Đọc và soạn bài theo câu hỏi Sgk. Cảm nhận giá trị nhân đạo của văn bản thông qua nhân vật Bơ men. I. GIỚI THIỆU CHUNG. 1.Tác giả: Xéc-van-tét (1547 – 1616), nhà văn Tây Ban Nha. Tác phẩm tiêu biểu: Đôn-ki-hô-tê. 2.Tác phẩm: a. Xuất sứ: Trích trong chương 8 tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê. b.Thể loại: Tiểu thuyết. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc - tìm hiểu chú thích. * Tóm tắt: 2.Tìm hiểu chung a. Bố cục: 3 phần. P1: (từ đầu đến không cân sức) -> Thầy trò Đôn ki-hô-tê trước trận chiến P2: (nói rồingã văng ra xa)-> Hiệp sĩ Đôn ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. P3: (còn lại) -> Hai thầy trò tiếp tục lên đường. b.Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả và biểu cảm c. Phân tích. c1. Hiệp sĩ: Đôn-ki-hô-tê. - Hình dáng: gầy còm, cao lênh khênh. - Đánh nhau với cối xay gió tưởng đó là những gã khổ lồ để quét sạch hết những giống xấu xa. - Bẻ một cành cây khô, rút cái mũi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo - Thức suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a - Không cần ăn sáng => Giọng điệu hài hước: Hoang tưởng, điên rồ nhưng cao thượng, dũng cảm c2. Giám mã Xan-chô Pan-xa. - Hình dáng: Béo lùn, lúc nào cũng lo ăn, thích ngủ. - Đầu óc luôn tỉnh táo, thực tế - Sợ hãi, nhút nhát, ích kỉ => Tỉnh táo nhưng thực dụng, tầm thường. c3.Cặp nhân vật tương phản. Đôn-ki-hô-tê Xan-chô Pan-xa - Cao gầy, cưỡi ngựa. - Dòng dõi quý tộc. - Khát vọng cao cả, muốn giúp ích cho đời. -> Dũng cảm cao thượng nhưng mê muội, điên rồ - Béo lùn, ngồi lưng lừa. - Nguồn gốc nông dân. - Ước muốn tầm thường. Chỉ nghĩ đến cá nhân. -> Tỉnh táo, thực tế nhưng hèn nhát, ích kỉ => Tương phản: làm nổi bật đặc điểm của hai nhân vật 3.Tổng kết: Ghi nhớ/80 a. Nghệ thuật: b. Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn-ki- hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lý tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong xã hội đời sống III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Học bài, tìm đọc tiểu thuyết Đôn-ki- hô- tê * Bài mới: Tiết sau: Tình thái từ. Chuẩn bị: Chiếc lá cuối cùng E. RÚT KINH NGHIỆM ....
Tài liệu đính kèm: