A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn đã cho.
- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
- Trình bày đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
3. Thái độ: Biết xây dựng đoạn văn mạch lạc trong văn bản và ứng dụng vào bài làm văn
C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định : Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)
8A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là bố cục của văn bản? Bố cục của văn bản có mấy phần? Nêu nội dung từng phần? Nội dung phần thân bài thường được trình bày ntn?
3. Bài mới: Đoạn văn là đơn vị làm nên văn bản. Muốn hoàn thành một văn bản các em cần biết cách xây dựng đoạn văn. Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em một số cách xây dựng đoạn văn.
Tuần: 3 Ngày soạn: 12/09/2012 Tiết PPCT: 12 Ngày dạy : 14/09/2012 XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn 2. Kĩ năng: - Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn đã cho. - Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định. - Trình bày đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp. 3. Thái độ: Biết xây dựng đoạn văn mạch lạc trong văn bản và ứng dụng vào bài làm văn C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định : Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là bố cục của văn bản? Bố cục của văn bản có mấy phần? Nêu nội dung từng phần? Nội dung phần thân bài thường được trình bày ntn? 3. Bài mới: Đoạn văn là đơn vị làm nên văn bản. Muốn hoàn thành một văn bản các em cần biết cách xây dựng đoạn văn. Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em một số cách xây dựng đoạn văn. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG - HS đọc văn bản SGK Văn bản gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn? Dấu hiệu hình thức nào giúp em nhận biết đoạn văn ? Qua VD em biết thế nào là đoạn văn là gì ? GV chốt ý: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản; Về hình thức: viết hoa lùi đầu dòng và có dấu chấm xuống dòng. Về nội dung: thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh Từ ngữ và câu chủ đề trong đoạn văn Hai đoạn văn của văn bản “Ngô Tất Tố và tác phẩm “ Tắt đèn” nói về chủ đề gì? HS: đoạn 1 : Ngô Tất Tố ; đoạn 2 : Tác phẩm Tắt đèn Gv: Trong đoạn 1, đại từ nào thay thế Ngô Tất Tố ở những câu tiếp theo? Hs: Ông, nhà văn. GV: Ý khái quát bao trùm cả đoạn văn là gì ? HS: Đoạn văn đánh giá thành công xuất sắc của Ngô Tất Tố trong việc tái hiện thực trạng nông thôn Việt Nam trước CMT8. GV: Câu nào trong đoạn văn chứa ý khái quát ấy? -HS: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô TấtTố -GV: Câu chứa đựng ý khái quát của đoạn văn được gọi là câu chủ đề. Em có nhận xét gì về câu chủ đề ? HS: Về nội dung: câu chủ đề thường mang ý khái quát của cả đoạn văn Về hình thức : lời lẽ ngắn gọn, thường có đủ 2 thành phần chính ( C-V) Về vị trí : có thể đứng ở đầu hoặc ở cuối đoạn Qua đó em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì ? Chúng đóng vai trò gì trong Vb ? (Ghi nhớ sgk) * GV yêu cầu hs tìm hiểu 2 đoạn văn trang 34 Cho biết đoạn văn nào có câu chủ đề và đoạn văn nào không có câu chủ đề. Vị trí của câu chủ đề trong mỗi đoạn văn ? -HS: + đoạn 1, mục I : không có câu chủ đề +đoạn 2, mục I : có câu chủ đề nằm đầu đoạn +đoạn 2 mục II : câu chủ đề nằm ở cuối đoạn - Cho biết cách trình bày ý ở mỗi đoạn văn ? + Đoạn 1 : theo cách song hành + Đoạn 2, mục I,: theo kiểu diễn dịch + Đoạn II. 2: theo cách quy nạp LUYỆN TẬP: Bài 1/36: Văn bản có thể chia làm mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn? HS làm việc cá nhân. Bài 2/36,37: Phân tích cách trình bày nội dung trong đoạn văn HS thảo luận nhóm – 3 phút trình bày theo nhóm. Bài 3/37 : Đoạn văn theo cách diễn dịch Đoạn văn tham khảo : Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Từ thời phương bắc đô hộ, chúng ta đã có những cuộc khởi nghĩa giành độc lập của Hai Bà Trưng, Mai Thúc Loan, Ngô Quyền. Đến lúc giành độc lập, chúng ta lại có những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vĩ đại để bảo vệ nền độc lập đã giành được như cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lý Thường Kiệt, chống quân Nguyên Mông của nhà Trần, chống quân Minh của Lê Lợi, chống quân Thanh của Quang Trung và gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. GV hướng dẫn Hs viết, nhận xét, tổng kết. Bài 4/37: HS chọn bất kì ý nào để viết đoạn văn trong 3 ý a,b,c Đoạn văn tham khảo: “Sau mỗi lần thất bại bao giờ cũng đưa đến cho ta những kinh nghiệm quý báu. Thất bại một lần để đưa đến thành công của những lần khác. Sau mỗi lần vấp ngã ta lại chín chắn, trưởng thành hơn bởi mỗi lần vấp ngã là một lần bạo dạn. Vấp ngã cũng như thành công, rất cần thiết cho con người.” HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - GV hdẫn một số nội dung bài soạn và bài tập về * Hướng dẫn bài viết số 1: thứ 3 tuần sau - Ôn lại kiểu văn tự sự - Nhớ lại kỉ niệm, cảm xúc tình cảm của em với một người thân nào đó - Chuẩn bị bút giấy để viết bài. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Thế nào là đoạn văn ? * VD: Văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” - Có 2 ý, mỗi ý viết thành một đoạn văn - Viết hoa lùi đầu dòng và dấu chấm xuống dòng * Ghi nhớ mục 1: Sgk/36 2. Từ ngữ và câu trong đoạn văn: a. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn * Phân tích ví dụ + Đoạn 1: Ngô Tất Tố - từ ngữ chủ đề. Các từ khác: Ông, nhà văn có tác dụng duy trì đối tượng. + Đoạn 2: Câu 1 là câu then chốt vì nó nêu được đối tượng chính được nói đến trong đoạn văn là tác phẩm Tắt đèn. * Ghi nhớ Sgk 2/36. b. Cách trình bày nội dung đoạn văn. - Phân tích ví dụ. + Đoạn 1: có 5 câu. Nội dung ý của các câu có giá trị ngang nhau ->đoạn song hành. + Đoạn 2: có 7 câu. Có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn -> đoạn diễn dịch + Đoạn 3: có câu 4. Câu 4 là câu chủ đề -> đoạn quy nạp. => Cách trình bày nội dung đoạn văn - Diễn dịch: Câu chủ đề nằm đầu đoạn. - Quy nạp: Câu chủ đề nằm cuối đoạn - Song hành: không có câu chủ đề. - Móc xích: Câu sau tiếp nối câu trước. *Ghi nhớ mục 3/36 II. LUYỆN TẬP: Bài 1/ 36: Chia làm 2 đoạn Đoạn 1: Hoàn cảnh viết văn tế. Đoạn 2: Hậu quả khi làm bài văn tế. Bài 2/36: Đoạn a: Câu chủ đề: Trần Đăng Khoa...yêu thương, hai câu tiếp dẫn chứng diễn giải cho câu trước ð Đoạn văn diễn dịch. Đoạn b: Tả cảnh thiên nhiên sau cơn mưa từ khi mưa ngớt đến lúc mưa tạnh (trình tự thời gian) ð Đoạn văn song hành. Đoạn c: Giới thiệu về Nguyên Hồng. Trình bày trình tự thời gian trước và sau cách mạng ð Đoạn văn song hành. Bài 3/37: Viết đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đổi đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp Bài 4/37: Chọn ý viết đoạn văn III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Nắm vững khái niệm đoạn văn, câu chủ đề, cách trình bày nội dung đoạn văn - Tìm hiểu mối quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn cho trước, chỉ ra cách trình bày ý trong đoạn đó * Chuẩn bị bài tiếp theo: Lão Hạc E. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: