Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tắt đèn của Ngô Tất Tố

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tắt đèn của Ngô Tất Tố

Sưu thuế đã làm khốn khổ, điêu đứng biết bao người lao động nghèo khổ vì không có tiền nộp sưu thuế, mà anh Dậu bị cùm trói đánh đập, chị Dậu phải nhẫn nhục chịu đựng những “ quả phật thủ” của bọn lính tráng, suýt bị tên tri phủ Tư Ân làm nhục. Cũng vì thẻ sưu mà gia đinf chị Dậu tan nát, chị phải lâm vào cảnh “ đứt ruột bán con ”.

 Qua đây, tác giả đã phơi bày đến tận cùng bản chất bóc lột xấu xa của chế độ thực dân nửa phong kiến Việt Nam.

c. Tác phẩm vạch trần bản chất xấu xa của giai cấp thống trị.

_ Ngô Tất Tố đã phơi bày được tính chất dã man, tàn bạo của chế độ thực dân phong kiến và vạch trần bộ mặt xấu xa, bì ổi, bất nhân của bọn địa chủ cường hào quan lại.

_Do thấu hiểu bản chất xã hội của bọn dạ người mặt thú, với thái độ khinh bỉ sâu sắc, ngòi bút của Ngô Tất Tố chỉ cần vài nét đã dựng ngay được những bộ mặt đểu giả, những hành vi đê tiện của chúng.

 

ppt 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 1486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tắt đèn của Ngô Tất Tố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác phẩm TẮT ĐÈN ( NGÔ TẤT TỐ )Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố (tiểu thuyết, in trên báo Việt nữ năm 1937). Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ 20 dưới ách đô hộ của thực dân Pháp Tác phẩm xoanh quanh nhân vật chính là chị Dậu và gia đình – một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Tác phẩm này đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. I.Nội dung tác phẩm.1. “ Tắt đèn ” Một bức tranh xã hội chân thực một bản án đanh thép _giá trị hiện thực.a. Không khí đen tối, ngột ngạt, bức bối trong tác phẩm._ Tắt đèn đưa người đọc vào thẳng cái hoàn cảnh ngột ngạt, đầy căng thẳng của làng Đông Xá trong vụ thuế . từ mờ sáng cổng làng đã bị đóng chặt, việc đồng áng bị đình đốn, tiếng mõ, tiếng trống thúc sưu, tiếng thét đâm, thét đánh náo động làng Đông Xá. _ Tác giả đã miêu tả thành công một hoàn cảnh điển hình, một không khí hết sức ngột ngạt, căng thẳng ở một làng quê trong mùa sưu thuế. b. Tác phẩm tố cáo thuế thân của thực dân Pháp Ôi nhớ những năm nào thưở trước Xóm làng ta xơ xác héo honNửa đêm thuế thúc trống dồn Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy _ Trước Cách mạng tháng tám thuế má là tai họa khủng khiếp nhất đối với người nông dân. Xoáy sâu vào thuế thân, một thứ thuế vô nhân đạo trong chính sách thuế khóa dã man của chế độ thuộc địa. Bởi nó mà những người nông dân Việt Nam nói chung , cũng như gia đình chị Dậu nói riêng lâm vào cảnh bước đường cùng , đồng thời cũng cái nạn ấy chính là đối tượng mà tác giả hướng đến , là công cụ đắc lực cho bọn cường hào trực tiếp và gián tiếp lộng hành.Mỗi lần sưu thuế là mỗi lần bọn quan lại, cường hào sầu mọt tìm cách đục khoét, hà hiếp, đánh đập. thứ thuế vô nhân đạo đó là nguyên nhân trực tiếp đẩy người dân vào bước đường cùng. Bị bóp chặt từng xu, từng hào.Sưu thuế đã làm khốn khổ, điêu đứng biết bao người lao động nghèo khổ vì không có tiền nộp sưu thuế, mà anh Dậu bị cùm trói đánh đập, chị Dậu phải nhẫn nhục chịu đựng những “ quả phật thủ” của bọn lính tráng, suýt bị tên tri phủ Tư Ân làm nhục. Cũng vì thẻ sưu mà gia đinf chị Dậu tan nát, chị phải lâm vào cảnh “ đứt ruột bán con ”. Qua đây, tác giả đã phơi bày đến tận cùng bản chất bóc lột xấu xa của chế độ thực dân nửa phong kiến Việt Nam.c. Tác phẩm vạch trần bản chất xấu xa của giai cấp thống trị._ Ngô Tất Tố đã phơi bày được tính chất dã man, tàn bạo của chế độ thực dân phong kiến và vạch trần bộ mặt xấu xa, bì ổi, bất nhân của bọn địa chủ cường hào quan lại._Do thấu hiểu bản chất xã hội của bọn dạ người mặt thú, với thái độ khinh bỉ sâu sắc, ngòi bút của Ngô Tất Tố chỉ cần vài nét đã dựng ngay được những bộ mặt đểu giả, những hành vi đê tiện của chúng. Bọn chúng mỗi đứa một vẻ song đều có nét chung giống nhau ở bản chất tàn ác bì ổi tham lam đê tiện, không chút tình người. 2. Chị Dậu _ một hình tượng chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân trước cách mạng tháng tám. _ Thành công nổi bật nhất , độc đáo nhất của ngòi bút Ngô TấtTố trong “Tắt đèn ” là đã xây dựng được nhân vật chị Dậu_ một nhân vật chính diện _ thành một điển hình xuất sắc, chân thực toàn vẹn về người phụ nữ nông dân. a.Tình thương yêu và sự cảm thông của tác giả đối với chị Dậu _ Đối với chị Dậu Ngô Tất Tố có một tình thương sâu sắc. trong cả hai lần suýt bị làm nhục Ngô Tất Tố đều cố tình bảo vệ nhân vật của mình. Ông bảo vệ chị Dậu một phần vì thái độ nhân hậu và sự đồng cảm của ông với nỗi khốn khổ của người nông iều dân phần khác vì việc chị Dậu bị làm nhục sẽ làm giảm rất nhiều vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật này trong tác phẩm. b.Ngô Tất Tố đã phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp của chị Dậu từ vẻ đẹp hình thức tới vẻ đẹp tâm hồn._ chị Dậu là người phụ nữ đẹp người đẹp nết mà cuộc đời gặp nhiều oan trái, hết hạn nọ đến nạn kia bị xã hội trà đạp xuống tận bùn đen, nhưng chính trong cảnh cực khổ cùng đường trong gian truân hoạn nạn vẻ đẹp tâm hồn của chị lại càng ngời sáng.về phương diện này chị Dậu rất tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ nông dân việt nam trước cách mạng.Phẩm chất căn bản của chị Dậu là lòng yêu thương đằm thắm, là tính vị tha đức hi sinh là tấm lòng yêu thương chồng con tha thiết,trung hậu đảm đang tháo vát giàu lòng tự trọng,có ý thức về nhân phẩm,là cái cột cái của gia đình trong cơn hoạn nạn . Đức tính hi sinh của chi Dậu là một nét điển hình của người phụ nữ nông dân việt nam.c.Cái mới của chị Dậu là sự phản kháng,ở chị tiềm tàng một tinh thần chống lại những bất công._Chị Dậu là người tiềm tàng khả năng phản kháng ngoan cường dũng cảm bị dồn tới bước đường cùng để bảo vệ người chồng ốm yếu chị đã vùng lên đánh lại tên cai lệ và người nhà lý trưởng,thể hiện sức mạnh tiềm tàng bất khuất của người nông dân Việt Nam, người phụ nữ Việt Nam.II. NGHỆ THUẬTkết cấu Tắt đèn là một trong những thành tựu đặc sắc của tiểu thuyêt Việt Nam trước cách mạng.kết cấu tắc phẩm chặt chẽ liền mạch giàu kịch tính.Tắt Đèn đã dựng lên nhiều tính cách khá điển hình hoàn chỉnh trong một hoàn cảnh điển hình 2.Nghệ thuật xây dựng nhân vật. Thành công về nghệ thuật của tắt đèn thể hiện rõ nhất ở phương diện xây dựng nhân vật. Hệ thống nhân vật trong tắt đèn được chia thành các tuyến chính diện và phản diện hoàn toàn đối lập nhau,đặc biệt là về phương diện tính cách.Khi miêu tả nhân vật,ngòi bút Ngô Tất Tố tập trung vào việc khắc họa tính cách,bao gồm những nét, những phẩm chất, thuộc tính chung nhất cho một loại người,một tầng lớp hay một giai cấp.Những nhân vật chính thường được nhà văn khắc họa qua các chi tiết miêu tả ngoại hình,qua lời nói cử chỉ và hành động,qua miêu tả môi trường và hoàn cảnhCách thức miêu tả nhân vật của Ngô Tất Tố tuân thủ nghiem ngặt theo nguyên tắc đồng nhất một chiều. Mỗi chi tiết nghệ thuật nhàm vào những nhân vật phản diện đều là những cú đánh vỗ mặt vào bọn chung,bộc lộ thái độ khinh ghét của nhà văn. Tắt đèn là một tiểu thuyết có giá tri nghệ thuật cao,thể hiện nghệ thuật tự sự già dặn của Ngô Tất Tố, nhà tiểu thuyết đã chọn được những tình tiết đặc sắc, những chi tiết tiêu biểu có ý nghĩa điển hình đồng thời tổ chức ,sắp đặt chúng hợp lý mạch lạc và chặt chẽ.3,Ngôn ngữ Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng góp phần dẫn đến sự thành công của tác giả. Ngôn ngữ thường mang tính gợi hình, gợi cảm, giúp câu văn thêm sinh động và hấp dẫn.Tắt Đèn là một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê,một áng văn có thể gọi là kiệt tác,tùng lạ chưa từng thấy. Người thực hiện: CHU THỊ NGỌC HOA 

Tài liệu đính kèm:

  • ppttắt đèn của ngô tất tố.ppt