Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Thanh

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Thanh

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

- Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mqh giữa cái chung và cái riêng.

B/ Chuẩn bị:

GV: Soạn giáo án

HS: Tìm hiểu bài học

C/ Tiến trình lên lớp

- Ổn định tổ chức

- Kiểm tra bài cũ: kết hợp bài mới

BÀI MỚI

Giới thiệu bài: ở lớp 7 các em đã học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Bây giờ em nào có thể nhắc lại một số VD về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.

Yêu cầu đáp:

Ví dụ về từ đồng nghĩa:

Chết – mất – hy sinh – từ trần.

Nhà thương – bệnh viện

Ví dụ về từ trái nghĩa:

Sống – chết ; Nóng – lạnh ; tốt – xấu ; sáng – tối.

GV: Em có nhận xét gì về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong 2 nhóm trên?

- Các từ có mqh bình đẳng về ngữ nghĩa, cụ thể:

+ Các từ đồng nghĩa trong nhóm có thể thay thế cho nhau trong 1 câu văn cụ thể.

+ Các từ trái nghĩa trong nhóm cí thể loại trừ nhau khi lựa chọn để đặt câu.

GV: Nhận xét của các em là đúng: Hôm nay, chúng ta học bài mới: "Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ" .

 

doc 444 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn ;20/08/ GA : Chi tiết 
Bài 1 Tiết 1 Văn bản
Tôi đi học
(Thanh Tịnh)
A/ Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B/ Chuẩn bị
GV: Nghiên cứu tài liệu – soạn giáo án.
HS: Tóm tắt tác phẩm – soạn bài.
C/ Tiến trình lên lớp
- ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho việc học môn Ngữ văn: SGK, vở ghi, vở soạn bài, 
Bài mới
Giới thiệu bài: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được neo đậu, lưu giữ lâu bền trong tâm hồn. Đặc biệt là những kỷ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Truyện ngắn "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh đã diễn tả những kỷ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy.
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm (Xuất xứ, nội dung, thể loại, bố cục)
? Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm?
- Thanh Tịnh (1911 - 1988), tên thật là Trần Văn Ninh, Lên 6 tuổi đổi là Trần Thanh Tịnh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.
- Từ năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.
- Sáng tác của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
- Tác phẩm chính: Hậu chiến trường (Tập thơ 1937), Quê mẹ (Tập truyện ngắn 1941), Ngậm ngải tìm trầm (Tập truyện ngắn 1943), Sức mồ hôi (Ca dao 1954), Những giọt nước biển (Tập truyện ngắn 1956), Đi từ giữa một mùa sen (Truyện thơ), .
- Truyện ngắn Thanh Tịnh đằm thắm, trong trẻo, êm dịu. Thể hiện một tâm hồn nhậy cảm trước vẻ đẹp của con người và quê hương.
- Truyện ngắn "Tôi đi học" in trong tập "Quê mẹ", xuất bản năm 1941. Đây là truyện ngắn giàu chất trữ tình.
- Thông qua dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi", tác giả làm sống lại "Những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường". Những rung động tinh tế ấy của nhân vật đã được tác giả thể hiện hết sức sống động nhờ sự đan xen hợp lý giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.
? Xét về mặt thể loại văn bản, có thể xếp bài này vào kiểu loại văn bản nào? (có thể gọi đây là văn bản nhận dạng, văn bản biểu cảm được không?)
- Văn bản này là văn bản biểu cảm vì toàn truyện là cảm xúc tâm trạng của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên. 
- Không thể gọi là văn bản nhận dạng đơn thuần vì đây là một tác phẩm văn chương thật sự có giá trị tư tưởng – nghệ thuật, đã được xuất bản từ lâu.
GV: Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên.
? Vậy có thể chia mấy đoạn? ý của từng đoạn?
- Chia 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đ "lòng tôi lại tưng bừng rộn rã": Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng: biến chuyển của trời đất cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường gợi cho nhân vật "tôi" nhớ lại mình ngày ấy cùng những kỷ niệm trong sáng (khơi nguồn nỗi nhớ).
+ Đoạn 2: Từ "buổi mai hôm ấy" -> "như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi": Tâm trạng của nhân vật "tôi" trên con đường cùng mẹ tới trường.
+ Đoạn 3: Từ "Trước sân trường làng Mĩ Lí" đ "khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn mọi người, các bạn; lúc nghe gọi tên mình và phải rời bàn tay mẹ để vào lớp".
+ Đoạn 4: Từ "Một mùi hương lạ" đ hết: Tâm trạng của nhân vật "tôi" khi ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên.
II/ Hướng dẫn đọc và tìm hiểu từ khó.
* Đọc tác phẩm
GV: Nêu yêu cầu đọc: - Giọng chậm rãi, dịu dàng, sâu lắng.
- Chú ý đọc đúng những câu nói của nhân vật tôi và nhân vật ông Đốc (đọc giọng phù hợp)
GV: Đọc mẫu một đoạn, một vài câu nói của 2 nhân vật trên.
? Gọi 2 em đọc tiếp nhau hết một lần văn bản?
? Các em nhận xét cách đọc của bạn?
GV: Bổ sung, sửa chữa.
* Tìm hiểu từ khó
- Tựu trường: Đến trường ngày khai giảng năm học.
- Ông Đốc: ở đây là ông Hiệu trưởng.
- Lưng lẻo nhìn: có thể hiểu là nhìn lại với tâm trạng lưu luyến, dùng dằng.
- Bất giác: Chợt, bỗng chợt.
- Lạm nhận: Nhận quá đi, nhận vào mình những phần, những điều không phải của mình.
III/ Phân tích tác phẩm
1. Khơi nguồn kỷ niệm
? Đọc diễn cảm đoạn 1? Cho biết nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao?
* Thời điểm gợi nhớ:
- Cuối thu (đầu tháng 9) – Thời điểm khai trường.
- Cảnh thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc.
- Cảnh sinh hoạt: Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường. => Gợi cho nhân vật "tôi" nhớ lại mình ngày ấy cùng những kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò.
GV: ở đây là sự liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ. Từ hiện tại (chứng kiến hiện tại) mà nhớ về quá khứ của mình.
? Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại kỷ niệm cũ được diễn tả qua những chi tiết nào?
- Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
- Mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng, rộn rã.
GV: Khi diễn tả tâm trạng nhớ lại những kỷ niệm cũ của mình, tác giả đã sử dụng 4 từ láy rất gợi cảm.
? Em hãy chỉ ra và phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy diễn tả cảm xúc ấy?
- 4 từ láy đó là: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã. Bốn từ láy ấy được sử dụng để tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật "tôi" khi nhớ lại kỷ niệm tựu trường. Đó là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng. Những cảm xúc, cảm giác ấy gần gũi, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả một cách cụ thể tâm trạng khi nhớ lại và cảm xúc thực sự của nhân vật "tôi" khi ấy. Các từ láy đó góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại. Chuyện đã xảy ra từ bao năm rồi mà như vừa mới xảy ra hôm qua, hôm kia,
2. Tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" trên con đường cùng mẹ đến trường
? Đọc thầm đoạn 2, chú ý những câu đối thoại giữa 2 mẹ con và cho thầy (cô) biết: ở đoạn 2, tác giả viết: "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học". Tâm trạng thay đổi đó được biểu hiện cụ thể như thế nào? Những chi tiết nào trong cử chỉ, trong hành động và lời nói của nhân vật "tôi" khiến em chú ý? Vì sao?
- Con đường, cảnh vật chung quanh vốn rất quen nhưng "lần này tự nhiên thấy lạ". Tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình.
GV: - "Cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn" với bộ quần áo mới, với mấy quyển vở mới trên tay.
GV: - "Cẩn thận", nâng niu "2 quyển vở mới", vừa lúng túng, vừa "muốn thử sức", muốn khẳng định mình khi xin mẹ "mẹ đưa bút thước cho con cầm". Đó cũng là tâm trạng và cảm giác rất tự nhiên của một đứa bé lần đầu tiên đến trường.
- Tôi cảm thấy mình "trang trọng và đứng đắn".
- Thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tuổi tôi . trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm.
- Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi bắt đầu thấy nặng: "Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng 1 quyển vở cũng xệch ra và  chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận".
- Tôi muốn thử sức mình nên xin mẹ: "Mẹ đưa bút thước cho con cầm".
? Những động từ: Thèm, bặm, ghì, xệch, chúi, muốn  được sử dụng đúng chỗ đã có tác dụng như thế nào?
- Những động từ: Thèm, bặm, ghì, xệch, chúi, muốn được sử dụng đúng chỗ đã khiến người đọc hình dung dễ dàng tư thế và cử chỉ ngộ nghĩnh, ngây thơ, đáng yêu của chú bé.
? Tóm lại, tâm trạng của nhân vật "tôi" trên con đường cùng mẹ đến trường là tâm trạng như thế nào?
- Đó là tâm trạng: vui sướng, háo hức, hăm hở và tự tin.
(giáo viên ghi bảng chính, ý chính rút ra đó)
D/ Củng cố: giáo viên hệ thống bài dạy
Đ/ Hướng dẫn
Về nhà đọc diễn cảm đoạn 1 + 2
Thuộc các dẫn chứng
Phân tích được ý 1 và ý 2
Tìm hiểu tiếp phần còn lại để tiết sau sẽ học.
 Ngày soạn : 20/08/2008 GA : Chi tiết 
Tiết 2 Văn bản
 Tôi đi học (tiếp)
A/ Mục tiêu cần đạt: (như tiết 1)
B/ Chuẩn bị
GV: Nghiên cứu tài liệu
HS: Tìm hiểu tiếp đoạn 3, 4 (SGK trang 6, 7)
C/ Tiến trình lên lớp
ổn định tổ chức 
Kiểm tra bài cũ
? Cho biết nỗi nhớ của nhân vật "tôi" về những kỷ niệm của buổi tựu trường đầu tiên được khơi nguồn từ thời điểm nào? Phân tích tâm trạng của "tôi" trên con đường cùng mẹ đến trường?
Bài mới
3. Tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" khi đến trường:
? Khi đến trường, nhân vật "tôi" đã nhìn thấy những gì ở đó?
- Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt ai cũng vui tươi và sáng sủa.
? Nhìn cảnh tượng đó "tôi" có cảm giác và tâm trạng ntn?
- Cảm giác: Trường Mĩ Lí vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm.
- Tâm trạng: Lo sợ, vẩn vơ, ngập ngừng, rụt rè, thèm vụng và ước ao thầm.
? Khi nghe thấy một hồi trống vang lên thì "tôi" nhìn thấy gì và cậu bé có cảm giác ntn?
- Thấy: Mấy người học trò cũ đến xắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.
- Cảm giác: Chơ vơ, vụng về
? Khi nghe ông đốc gọi tên vào lớp thì "tôi" có cảm giác và tâm trạng ntn?
- Nghe ông đốc gọi tên từng người "tôi" cảm thấy như quả tim mình ngừng đập.
- Nghe gọi đến tên, tôi giật mình và lúng túng.
? Em nhận xét gì về sự thay đổi tâm trạng của nhân vật tôi từ khi trên đường cùng mẹ đến trường đến lúc nghe ông đốc gọi tên vào lớp?
- Quá trình ấy đã có sự thay đổi lớn trong tâm trạng của "tôi": Từ tâm trạng háo hức, hăm hở, tự tin (trên đường tới trường) chuyển sang tâm trạng: lo sợ vẩn vơ, ngập ngừng, rụt rè, thèm vụng, ước ao thầm và chơ vơ, lúng túng.
? Có ý kiến cho rằng: "Tâm trạng của tôi khi đến trường, khi nhìn cảnh dày đặc cả người, nhất là khi nhìn cảnh trò cũ vào lớp  là tâm trạng: lo sợ vẩn vơ, vừa bỡ ngỡ, vừa ước ao thầm vụng, chơ vơ, vụng về, lúng túng. Cách tả như vậy thật tinh tế và hay". Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
(Cho học sinh thảo luận 4 nhóm, cử học sinh đại diện phát biểu)
- Đó là sự chuyển biến rất phù hợp với quy luật tâm lý trẻ thơ. Cách kể – tả như vậy là tinh tế và hay. ý kiến trên là hoàn toàn đúng.
? Hãy tìm và phân tích để thấy rõ tác dụng lớn của các hình ảnh so sánh được nhà văn vận dụng trong truyện ngắn này?
- Có 3 hình ảnh so sánh được nhà văn vận dụng trong truyện ngắn (3 hình ảnh so sánh đáng chú ý nhất)
+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
+ ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
+ Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
=> Các so sánh trên xuất hiện ở các thời đi ... ặc bay – Phạm Duy Tốn)
Yêu cầu học sinh trả lời:
* Trong đoạn hội thoại có 4 người tham gia
- Người nhà quê
- Quan lớn
- Lính (người lính hầu)
- Thầy đề
* Về vị trí xã hội
- Quan lớn có vị trí (vai xã hội) cao nhất -> ông ta có cách nói năng hống hách, trịch thượng, coi thường, khinh rẻ mọi người (hắn xưng ông, gọi những người đang tham gia cuộc thoại với mình là bay, nó, chúng mày )
- Những người còn lại: người nhà quê, anh lính hầu, thầy đề đều là vai dưới -> có vị trí xã hội thấp bé hơn quan lớn nên thái độ sợ sệt, nói năng lễ phép, khúm núm: “Bẩm  quan lớn”, “Dạ, bẩm”, “Dạ, bẩm, con ”
2. Xác định vai xã hội
a/ Vai xã hội được xác định bằng hai kiểu quan hệ xã hội giữa những người tham gia hội thoại.
* Xét theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình, chức vụ trong xã hội
- Quan hệ trên – dưới
- Quan hệ ngang hàng
GV: Trở lại ví dụ ở phần tìm hiểu bài, chúng ta thấy trong cuộc hội thoại giữa bé Hồng với bà cô, đó chính là mối quan hệ trên – dưới (quan hệ thứ bậc trong gia đình, gia tộc; người cô vai trên – bé Hồng vai dưới)
? Khi các em nói chuyện với các thầy cô giáo thì vai của các em là gì? và đó là mối quan hệ ntn?
- Khi học sinh nói chuyện với thầy cô giáo thì vai trò của em là “học trò” và đó là mối quan hệ trên – dưới (Thầy cô là vai trên – các em học sinh là vai dưới)
? Khi các em về nhà nói chuyện với bố mẹ thì vai của các em là gì? và đó là mối quan hệ ntn?
- Khi học sinh các em về nhà nói chuyện với cha mẹ thì vai của các em là “con cái” và đó là mối quan h trên dưới.
? Khi các em nói chuyện với nhau thì cai của các em là gì? và đó là mối quan hệ ntn?
- Khi chúng em nói chuyện với nhau thì vai của các em là “bạn bè” và đó là mối quan hệ ngang hàng.
GV: Cô có một tình huống sau:
Buổi chiều, Dung được cô Lan cho đến cơ quan chơi. Vừa đến nơi, cô Lan đã lễ phép nói với một người đàn ông chừng 30 tuổi:
- Thưa anh, tôi đã hoàn thành bản kế hoạch mà anh giao cho rồi đấy ạ!
Người đàn ông tươi cười:
- Vâng! Thế thì tốt rồi, cảm ơn chị!
Dung tròn xoe mắt ngạc nhiên hỏi:
- Cô ơi, chú ấy là ai thế ạ?
Cô Lan ân cần giảng giải:
- Chú ấy là thủ trưởng cơ quan cô đấy. Mới có 30 tuổi đầu mà giỏi lắm!
Dung vẫn chưa hết ngạc nhiên: Tại sao cô mình đã 40 tuổi rồi mà phải thưa gửi lễ phép như vậy với một người ít tuổi hơn, thuộc vai dưới thế nhỉ?
Cô mời 3 em lên bảng thực hiện tình huống đó và các em ngồi dưới hãy suy nghĩ để trả lời giúp bạn Dung giải đáp điều mà bạn ấy đang băn khoăn.
(Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng thực hiện tình huống trên:
+ Một bạn đóng vai cô Lan (nữ)
+ Một bạn đóng vai thủ trưởng (nam)
+ Một bạn đóng vai bạn Dung (nữ)
- Sở dĩ cô Lan dù đã 40 tuổi rồi nhưng khi đến cơ quan thì cô chỉ là vai nhân viên, còn người đàn ông nọ dù chỉ 30 tuổi nhưng chức vụ xã hội cao hơn nên trong cuộc thoại đó cô Lan vẫn phải thưa gửi lễ độ vì chức vụ xã hội của cô Lan thấp hơn. Cách giao tiếp trong cuộc thoại đó của người cô của bạn Dung là đúng.
GV: Vai xã hội được xác định bằng kiểu quan hệ theo chức vụ xã hội như thế đấy các em ạ! 3 em đã thực hiện rất tốt tình huông đó, cả lớp biểu dương các bạn bằng một tràng pháo tay.
* Xét theo mức độ tình cảm quen biết, thân tình: Quan hệ thân – sơ
? Em hiểu thế nào về quan hệ thân – sơ?
- Đó chính là biểu hiện của mức độ tình cảm:
+ Tình cảm gia đình, máu mủ ruột thịt: Thân
+ Tình cảm quan hệ với bà con làng xóm: Sơ
GV: Quan hệ thân – sơ là khoảng cách về tình cảm, quan hệ tình cảm này có thể xa hoặc gần, đến mức không còn khoảng cách. Có trường hợp bạn bè thân thiết hơn, gần gũi nhau hơn là anh em ruột. Trong giao tiếp, một trong những cách nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao là tạo ra quan hệ thân tình, tức là rút ngắn khoảng cách về tình cảm vốn xa lạ với nhau giữa đôi bên.
Như vậy, vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội. Quan hệ trên – dưới, quan hệ ngang hàng (xét theo tuổi tác, thức bậc trong gia đình, chức vụ trong xã hội), quan hệ thân – sơ (xét theo mức độ tình cảm quen biết, thân tình). Đó cũng chính là nội dung của phần ghi nhớ 1 sgk trang 94
* Ghi nhớ 1 sgk trang 94
? Một em đọc to, rõ ghi nhớ đó?
b/ Vai xã hội được thể hiện rõ qua cách xưng hô
- Vai xã hội trong hội thoại được thể hiện rất rõ thông qua cách xưng hô giữa những người tham gia hội thoại và có thể được thay đổi trong quá trình hội thoại.
VD: (xem bảng phụ)
? Đọc đoạn trích sau:
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
[] Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
[] Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
? Nhìn vào bảng phụ, các em hãy chỉ ra 3 lần chị Dậu thay đổi cách xưng hô? Sự thay đổi cách xưng hô ấy kéo theo sự thay đổi cái gì? Tác dụng của nó ra sao?
- Chị Dậu đã 3 lần thay đổi cách xưng hô như sau:
+ Lần 1: Chị Dậu gọi “ông” – xưng “cháu”
+ Lần 2: Chị Dậu gọi “ông” – xưng “tôi”
+ Lần 3: Chị Dậu gọi “mày” – xưng “bà”
- Sự thay đổi cách xưng hô đó kéo theo sự thay đổi vai xã hội
+ Lần 1: Quan hệ dưới hàng
+ Lần 2: Quan hệ ngang hàng
+ Lần 3: Quan hệ trên hàng
- Tác dụng của sự thay đổi vai xã hội đó trong việc biểu đạt nội dung ntn?
Lần 1: Chị đặt mình dưới hàng tên cai lệ để van xin nhún nhường, mong bọn tay sai tha cho chồng mình.
Lần 2: Chị đặt mình ngang hàng với bọn tay sai để đấu lý với chúng
Lần 3: Chị Dậu đặt mình trên hàng bọn tay sai để thách thức và đấu lực với chúng.
GV: Đúng rồi, Trong tình huống này chị Dậu đã 3 lần thay đổi cách xưng hô kéo theo 3 lần thay đổi vai trong xã hội và sự thay đổi vai xã hội kéo theo sự thay đổi thái độ của chị Dậu. Từ thái độ van xin nhún nhường mong đánh thức lòng trắc ẩn của chúng để chúng tha cho chồng mình. Khi mục đích giao tiếp không đạt được chị Dậu chuyển sang đấu lý: “Chồng tôi đau ốm  hành hạ” với thái độ uất ức. Và cuối cùng đấu lí cũng không được, chị Dậu chuyển đấu lực với chúng và kết quả chị đã thắng – phải chăng đó là sức mạnh của lòng yêu thương mãnh liệt, của lòng căm thù sục sôi bỏng rát của chị. Kết quả chiến thắng đã chứng minh quy luật: Tức nước ắt phải vỡ bờ.
=> Như vậy, trong đoạn trích trên, qua cách xưng hô giữa chị Dậu và cai lệ có thể thấy rõ sự thay đổi vai xã hội giữa 2 nhân vật này trong tiến trình hội thoại.
GV: Các mối quan hệ đó được thể hiện trước hết và rõ nhất là trong sự xưng hô, trong lời nói bằng những từ tình thái: à, ư, hử, hở, nhỉ, nhé , trong cách tạo câu, trong cách dùng từ đưa đẩy (từ thưa gửi)
c/ Tác dụng của việc xác định đúng vai xã hội.
- Việc xác định đúng vai xã hội là điều hết sức quan trọng đối với người giao tiếp. Chỉ khi xác định được mình là ai trong cuộc giao tiếp, ta mới có thể chọn được:
+ Nội dung nói phù hợp
+ Xưng hô phù hợp
+ Cách nói phù hợp
+ Thái độ phù hợp
=> Nói cách khác: Việc xác định đúng vai xã hội trong hoạt động giao tiếp cho phép ta sử dụng lời nói đúng và thái độ đúng khi giao tiếp.
GV: Cô có bài tập sau:
Nhớ lại nội dung văn bản “Dế mèn phiêu lưu kí” (Bài học đường đời đầu tiên – ngữ văn 6 – tập 2) và đọc đoạn trích sau (máy chiếu)
[] – Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng. Ngộ có kẻ nào đến phá thì thật chú chết ngay đuôi. Này thử xem: khi chú chui vào tổ, lưng chú phải lồm cồm đụng sát lên tận mặt đất, làm cho ai trên vệ cỏ nhìn sang cũng biết chú đương đi đứng chỗ nào trong tổ. Phỏng thử có thằng chim cắt nó nòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định trúng giữa lưng chúng, thì chú có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
[] – Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng máy tháng cũg không biết làm ntn  hay là bây giờ em nghĩ thế này  song anh có cho nói em mới dám nói 
[] - Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào!
?a/ Xác định vai xã hội giữa Dế Mèn và Dế Choắt qua đoạn hội thoại trên?
?b/ Em có nhận xét gì về cách nói năng của Dế Mèn và Dế Choắt. Khi Dế Mèn và Dế Choắt trạc tuổi nhau (“Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi”)?
?c/ Vai Dế Mèn và Dế Choắt thay đổi thế nào ở đoạn cuối văn bản?
[] – Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái thói ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
[] – Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
* Yêu cầu trả lời:
a/ - Cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt là trịch thượng: Gọi Dế Choắt là chú mày, lời lẽ dạy bảo của đàn anh: Chú mày có lớn mà chẳng có khôn
- Cách xưng hô của Dế Choắt vơi Dế Mèn là nhún nhường: em – anh, lời lẽ của kẻ yếu, thưa gửi: Thưa anh, xim phép nói: Hay là bây giờ em nghĩ thế này  song anh có cho phép nói thì em mới dám nói => Qua đó cho thấy: Dế Mèn tự cho mình là kẻ đàn anh, có vai xã hội cao hơn, coi thường Dế Choắt.
b/ Cách nói năng của họ: Dế Mèn và Dế Choắt trạc tuổi nhau thì cách xưng hô và nói năng của cả Dế Mèn và Dế Choắt đều không phù hợp. Dế Mèn quá kiêu căng, tự phụ. còn Dế Choắt quá nhún mình, sợ sệt
c/ Để thấy được sự thay đổi vai xã hội giữa Dế Mèn và Dế Choắt ở đoạn cuối văn bản, học sinh cần chú ý:
- Cách xưng hô thay đổi: Cả Dế Mèn và Dế Choắt đều xưng hô ngang hàng: Tôi - anh
- Lời lẽ nhẹ nhàng, tha thiết, chân tình.
=> Vai xã hội đã thay đổi: từ vai trên – dưới chuyển sang vai ngang hàng (bạn bè cùng lứa tuổi)
GV: Như vậy, chỉ khi xác định đúng vai xã hội của mình khi giao tiếp với người tham gia hội thoại với mình thì mới có lời nói đúng, thái độ đúng khi giao tiếp.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
Yêu cầu: Tìm những chi tiết thể hiện thái độ nghiêm khắc và bao dung của TQT đối với tướng sĩ.
* Lời giải: 
GV: Hịch tướng sĩ là văn bản dùng để giao tiếp giữa TQT và các binh sĩ dưới quyền. Vì vậy, chúng ta có thể tìm thấy những chi tiết trong bài hịch này thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc, vừa khoan dung của TQT như sau:
- Nghiêm khắc chi chỉ ra lỗi lầm của các tướng sĩ:
VD: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
- Khoan dung, khuyên bảo tướng sĩ hết sức chân tình:
VD: Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc  để vét của kho có hạn.
“Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung  đứng trong trời đất nữa”

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN CA NAM LOP 8.doc