Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 7 - Năm học 2009-2010 - Lương Trọng Tuất

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 7 - Năm học 2009-2010 - Lương Trọng Tuất

A . Mục tiêu cần đạt :

 1. Kiến thức : Nắm được thế nào là quan hệ từ ,các loại quan hệ từ, chức năng quan hệ từ trong câu

 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng đúng quan hệ từ khi đặt câu.

 3. Thái độ : Biết cách dùng quan hệ từ trong viết văn bản một cách thành thạo.

B . Chuẩn bị :

 - GV : - Bảng phụ + Hệ thống ví dụ .

 - Soạn bài định hướng tiết dạy .

 - HS : - Soạn bài theo hướng dẫn của GV .

C . Tiến trình lên lớp :

1. Ổn định : - Kiểm tra sĩ số HS.

 2. Bài cũ : -Từ Hán Việt khi sử dụng tạo ra những sắc thái gì ? Cho ví dụ cụ thể để minh họa?

 - (Bảng phụ) Hãy thêm một yếu tố Hán việt vào bảng để tạo từ ghép Hán Việt ?

 + ái .; .gia; giang. ; hà . ( quốc, sơn )

 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu tiết dạy

 * Tiến trình bài dạy :

* Hướng dẫn tìm hiểu thế nào là quan hệ từ .

- HS đọc ví dụ trên bảng phụ .

+ Đọc câu a: hãy xác định quan hệ từ ?

- Quan hệ từ đó liên kết những từ ngữ nào với nhau ?

- Nêu ý nghĩa của quan hệ từ ?

+ Đọc câu b : từ “ như ” liên kết từ ngữ nào với từ ngữ nào ? Ý nghĩa ?

+ Đọc câu c : “ bởi . . nên ” liên kết từ nào , vế câu nào với nhau ? ý nghĩa ?

+ Đọc câu c :từ “ nhưng” nối từ với từ hay câu với câu -Có ý nghĩa gì ?

- Qua 3 ví dụ trên em hãy cho biết quan hệ từ dùng để làm gì ?

- HS trình bày -> GV nhận xét -> chốt ghi nhớ Sgk .

- HS đọc ghi nhớ Sgk .

* Hướng dẫn tìm hiểu cách sử dụng quan hệ từ .

- ( bảng phụ ) -> HS đọc ví dụ .

- Trong các trường hợp trên , trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ ?

- HS đọc từng câu và xác định: trình bày -> nhận xét .

- ( bảng phụ 2 ) HS điền thêm từ

+ Thảo luận :( Mỗi nhóm 1 câu )

- Hãy đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được ?

- Nhóm ghi bảng phụ -> lớp nhận xét, GV nhận xét.

- Như vậy có phải câu nào cũng cần phải có quan hệ từ hay không ? Trong câu quan hệ từ có thể được dùng như thế nào ?

- GV khái quát chốt ghi nhớ: HS đọc

* Hướng dẫn luyện tập :

+ HS đọc bài tập 1 :

- Tìm quan hệ từ trong đoạn văn ?

- HS đọc từng câu , nêu quan hệ từ -> lớp nhận xét

- GV nhận xét -> sửa bài .

+ bảng phụ :( bài tập 2 ) HS đọc đoạn văn

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- HS lên bảng điền quan hệ từ .

- Lớp nhận xét - > GV nhận xét , sửa bài .

+ bài tập 3 : Yêu cầu làm gì ?

- HS đọc từng câu để xác định câu đúng sai

- GV sửa bài .

+ Bài tập 5 : Yêu cầu làm gì?

- Cả hai câu đều có quan hệ từ nhưng : hãy cho biết ý nghĩa của mỗi câu ?

 I . Thế nào là quan hệ từ .

1.Xác định các quan hệ từ:

a) Của -> liên kết từ “ Đồ chơi ” với từ “ chúng tôi ” -> chỉ quan hệ sở hữu .

b) Như -> liên kết từ “ đẹp “ với từ “ hoa” -> chỉ quan hệ so sánh . . .

c) Bởi. . . nên -> nối vế câu “ tôi ăn uống điều độ ” và “ làm việc . . .” với “ tôi chóng . . ” -> chỉ quan hệ nhân quả

d) Nhưng -> nối câu 2 với câu 1 -> chỉ quan hệ tương phản .

* Ghi nhớ1 : ( 97 )

II . Sử dụng quan hệ từ .

1. câu phải có quan hệ từ:

+ Câu : b , d , g , h bắt buộc phải có quan hệ từ

2. Tìm cặp quan hệ từ :

- Nếu . . . thì . . .

- Vì . . nên . . .

- Tuy. . . nhưng . . .

- Hễ. . . thì. . .

- Sở dĩ. . . là vì. . .

- Bởi. . .nên. . .

* Ghi nhớ 2 ( 98 )

III . Luyện tập .

1. Đoạn văn “ Cổng trường mở ra”

+ Quan hệ từ : của , với , như , của , và , mà , nhưng , của, nhưng , như . . .

2. Điền từ :

- Thứ tự điền : với , và , với , với , nếu , thì , và .

3. Chọn câu đúng ,sai :

+ câu đúng : b , d , g , i , k , l

+ Câu sai : a , c, e , h

5. Phân biệt ý nghĩa:

a) -> có ý khen

b) -> có ý chê.

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 7 - Năm học 2009-2010 - Lương Trọng Tuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 7 	 NS : 30/09/09
Tiết : 26 – 27 Văn bản 	 ND : 02/10/09
BÁNH TRÔI NƯỚC
( Hồ Xuân Hương )
SAU PHÚT CHIA LY
( Trích : “ Chinh phụ ngâm khúc” ) – ( Hướng dẫn đọc thêm)
A . Mục tiêu cần đạt : 
 	1. Kiến thức : 
- Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ , giọng điệu hóm hỉnh mà sâu sắc thấm thía của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Qua đó thấy được vẻ đẹp nhân cách , thân phận chìm nổi của người phụ nữ và thái độ vừa trân trọng vừa cảm thương sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ trong xã hội cũ . 
- Cảm nhận được nỗi sầu chia li , giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa , niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích : Chinh phụ ngâm khúc .
2. Kĩ năng : Rèn kỹ năng đọc, cách phân tích thơ tứ tuyệt. Bước đầu hiểu thể thơ song thất lục bát 
 	3.Thái độ : Thái độ trân trọng và cảm thương sâu sắc đối với người phụ nữ trong xã hội cũ.
B . Chuẩn bị :
 - GV : +Tìm đọc một số tư liệu có liên quan đến tác giả , tác phẩm .
 + Soạn bài định hướng tiết dạy .
 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của SGK và của GV .
C . Tiến trình lên lớp :
 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS.
 2. Bài cũ : Học thuộc “Bài ca Côn Sơn” Nêu đặc sắc về nghệ thuật và nội dung ?
 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Nêu những nhà thơ nữ xuất sắc trong nền văn học trung đại Việt Nam trong đó tiêu biểu là nhà thơ Hồ Xuân Hương với bài “ Bánh trôi nước” và Đoàn Thị Điểm với bản dịch “Chinh phụ ngâm khúc”
	 * Tiến trình bài dạy:
* Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. 
+ HS đọc chú thích sao:
- Tác giả bài thơ là ai ? Nêu vài nét cơ bản về tác giả ?
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ? Em hiểu gì về thể thơ đó ? 
- Nêu một số bài thơ đã học có cùng thể loại ?
- Đây là bài thơ vịnh vật có tính đa nghĩa, thế nào là thơ vịnh vật ?( mượn loài vật, đồ vật để nói về người -> phép ẩn dụ )
- Thế nào là tính đa nghĩa ? ( có nhiều nghĩa)
- Trong hai nghĩa của bài thơ , đâu là nghĩa chính quyết định giá trị của bài thơ ? (hình ảnh người phụ nữ )
* Hướng dẫn tìm hiểu về văn bản.
- GV đọc mẫu, HS đọc -> nhận xét.
-Bài thơ vịnh vật gì? Em hiểu gì về bánh trôi nước ?
-Qua tả cái bánh trôi nước bài thơ ngụ ý nói người , đó là ai? người đó như thế nào?
+ HS đọc câu 1:
- Từ nào miêu tả hình dáng ,màu sắc chiếc bánh ?
 - Quan hệ từ vừa có ý nghĩa gì với cách tả?( nói sự đủ các mặt)
- Qua cách miêu tảhình dáng chiếc bánh , gợi ta liên tưởng đến ai ? Người phụ nư õhình dáng như thế nào? 
+ HS đọc câu 2:
- Có những từ nào tả chiếc bánh đang nấu trong nước?
thành ngữ “bảy nổi ba chìm” giúp em tưởng tượng cái bánh ở trong nước như thế nào?
-Qua đó ngụ ý thân phận người phụ nữ như thế nào?
+ HS đọc câu 3:
- Từ nào nói cách tạo chiếc bánh?Chiếc bánh cứng hay mềm đều do tay người nặn ,gợi em liên tưởng số phận người phụ nữ xưa như thế nào?
+ HS đọc câu 4:
- Từ ngữ nào nêu đặc điểm bên trong của chiếc bánh?Em hiểu thế nào là lòng son ?
- Cặp quan hệ từ mặc dầu. . .mà vẫn nói lên quan hệ gì giữa việc làm bánh với nhân bánh?( dù làm thế nào vẫn phải có nhân bánh)
- Qua đó nhằm ngụ ý phẩm chất người phụ nữ xưa như thế nào?
* Hướng dẫn tổng kết :
- Nêu những đặc sắc về nghệ thuật bài thơ ?
+ Thảo luận :
- Qua bài thơ em hiểu gì về số phận của người phụ nữ Việt Nam xưa kia ? Bài thơ cũng bộc lộ sâu sắc thái độ tình cảm của tác giả . Đó là những tình cảm gì ?
- Nhóm trả lời trên bảng phụ -> lớp nhận xét
- GV khái quát ý -> chốt ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ .
* TIẾT 2 :
* Hướng dẫn luyện tập 
+ HS đọc bài : nêu yêu cầu ?
- HS đọc nhanh.
- GV nhận xét, phát huy em khá 
* Hướng dẫn đọc thêm :
+ HS đọc chú thích sao:
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả ?tác phẩm ? Thế nào là “Chinh phụ ngâm khúc” ?
- Tác giả là ai ? ai là dịch giả?
+ GV hướng dẫn cách đọc ,ngắt nhịp :
- GV đọc mẫu , HS đọc 
- Qua đoạn trích,tác giả cho ta biết điều gì?
-Hãy đếm số chữ trong mỗi câu và cách gieo vần , cho biết đó là thể thơ gì ?
- Cả đoạn trích gồm mấy khổ thơ ?
*Hướng dẫn phân tích :
+ HS đọc khổ thơ đầu :
- Em có nhận xét gì về từ ngữ tác giả sử dung trong khổ thơ?
- Qua đó cho ta biết được điều gì ?
+ HS đọc khổ thơ giữa:
- Từ ngữ trong khổ thơ này có gì đặc biệt ?
- Giúp ta hiểu được nội dung gì?
+ HS đọc khổ thơ cuối :
- Nêu đặc sắc trong cách dùng từ ở đây ?
- Nhằm nói lên nội dung gì ?
* Hướng dẫn tổng kết:
-Nêu khái quát nghệ thuật ,nội dung đoạn thơ ?
- HS trả lời – GV chốt ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ
 * Hướng dẫn luyện tập :
- Bài luyện tập yêu cầu làm gì?
- Có những từ nào chỉ màu xanh ?
- Phân biệt sự khác nhau giữa các màu xanh ấy?
- Tác dụng của việc sử dụng màu xanh nói sự chia ly?
I . Tìm hiểu chung .
A. Văn bản : “BÁNH TRÔI NƯỚC”
1.Tác giả Hồ Xuân Hương ( ? - ? )
- Quê : Nghệ An , sốùng khoảng thế kỷ XVIII
- Là người phụ nữ tài sắc mà tình duyên lận đận.
- Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm 
2. Tác phẩm : 
- Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt 
- Loại thơ vịnh vật 
II . Đọc - hiểu văn bản .
1. Đọc ,từ khó:
2. Nội dung chính : Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước nhằm nói lên thân phận , phẩm chất người phụ nữ xưa.
3. Phân tích :
a) Thân em vừa trắng lại vừa tròn 
- Trắng , tròn 
-> Tả hình dáng chiếc bánh 
=> ngụ ý tả người phụ nữ xinh đẹp trong trắng. 
b)Bảy nổi ba chìm với nước non.
- Bảy nổi ba chìm, nước 
-> Thành ngữ: chỉ cái bánh lộn lên lộn xuống , nổi nhiều hơn chìm.
=> Thân phận bấp bênh , lận đận , bị vùi dập. 
c) Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
- rắn, nát, nặn
=> Số phận người phụ nữ luôn bị phụ thuộc.
d) Mà em vẫn giữ tấm lòng son
- Lòng son :
-> Mặc dầu. . .mà vẫn. . . :quan hệ điều kiện 
=> Phẩm chất son sắt , thủy chung .
III. Tổng kết :
- nghệ thuật ẩn dụ 
- Số phận người phụ nữ xưa nhiều lận đận nhưng họ luôn giữ phẩm chất trong sạch
=> Thái độ cảm thương của tác giả . . 
* Ghi nhớ : ( 95 )
III . Luyện tập .
+ Những câu hát bắt đầu bằng từ : Thân em
- Thân em như hạt mưa rào . .
- Thân em như tấm lụa  
B. SAU PHÚT CHIA LI :
 (Hướng dẫn đọc thêm )
I. Tìm hiểu chung :
 1. Tác giả , tác phẩm :
- “ Chinh phụ ngâm khúc” : khúc ngâm của người vợ có chồng đi chiến trận .
II. Đọc –hiểu văn bản:
Đọc , từ khó:
2.Đại ý: Thể hiện nỗi sầu của người vợ sau khi tiễn chồng ra trận .
3.Thể loại : Song thất lục bát.
Phân tích :
a)Khổ thơ đầu :
-> Đối ngữ: chàng - thiếp ; đi – về ; Từ chỉ màu sắc.
=> Sự chia cách xa vời vợi giữa chàng và thiếp .
b) Khổ thơ giữa :
-> Đối ngữ, đảo ngữ, điệp ngữ 
=> Sự quyến luyến giữa hai người.
c) Khổ thơ cuối :
-> Điệp ngữ vòng ; màu xanh .
=> Nỗi sầu chia cách kéo dài.
III. Tổng kết :
- Thơ song thất lục bát , ngôn ngữ điêu luyện
- Nỗi sầu người chinh phụ thời phong kiến .
* Ghi nhớ ( 93 )
IV. Luyện Tập :
1. Phân tích màu xanh :
a) Các từ : biếc, xanh, xanh xanh, xanh ngắt .
b) Sự khác nhau : từ màu nhạt :biếc 
 đến màu đậm : xanh ngắt .
c) Tác dụng : Cho thấy nỗi buồn chia ly càng tê tái hơn .
 	 4 . Hướng dẫn về nhà : 
- Về nhà học thuộc lòng hai bài thơ , hai ghi nhớ.
 - Sưu tầm thêm một số bài ca dao bắt đầu bằng từ Thân em.
- Soạn bài mới : “Quan hệ từ”
Tuần : 07	 NS : 01/10/09
Tiết : 28 Tiếng Việt 	 ND : 03/10/09
QUAN HỆ TỪ
A . Mục tiêu cần đạt :
 	 1. Kiến thức : Nắm được thế nào là quan hệ từ ,các loại quan hệ từ, chức năng quan hệ từ trong câu
 	 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng đúng quan hệ từ khi đặt câu.
 	 3. Thái độ : Biết cách dùng quan hệ từ trong viết văn bản một cách thành thạo.
B . Chuẩn bị :
 - GV : - Bảng phụ + Hệ thống ví dụ .
 - Soạn bài định hướng tiết dạy .
 - HS : - Soạn bài theo hướng dẫn của GV .
C . Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định : - Kiểm tra sĩ số HS.
 2. Bài cũ : -Từ Hán Việt khi sử dụng tạo ra những sắc thái gì ? Cho ví dụ cụ thể để minh họa? 
 - (Bảng phụ) Hãy thêm một yếu tố Hán việt vào bảng để tạo từ ghép Hán Việt ? 
 + ái..; ..gia; giang. ; hà . ( quốc, sơn )
 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu tiết dạy 
	* Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn tìm hiểu thế nào là quan hệ từ .
- HS đọc ví dụ trên bảng phụ .
+ Đọc câu a: hãy xác định quan hệ từ ? 
- Quan hệ từ đó liên kết những từ ngữ nào với nhau ? 
- Nêu ý nghĩa của quan hệ từ ?
+ Đọc câu b : từ “ như ” liên kết từ ngữ nào với từ ngữ nào ? Ý nghĩa ? 
+ Đọc câu c : “ bởi . .. nên ” liên kết từ nào , vế câu nào với nhau ? ý nghĩa ?
+ Đọc câu c :từ “ nhưng” nối từ với từ hay câu với câu -Có ý nghĩa gì ?
- Qua 3 ví dụ trên em hãy cho biết quan hệ từ dùng để làm gì ?
- HS trình bày -> GV nhận xét -> chốt ghi nhớ Sgk .
- HS đọc ghi nhớ Sgk .
* Hướng dẫn tìm hiểu cách sử dụng quan hệ từ .
- ( bảng phụ ) -> HS đọc ví dụ .
- Trong các trường hợp trên , trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ ? 
- HS đọc từng câu và xác định: trình bày -> nhận xét .
- ( bảng phụ 2 ) HS điền thêm từ 
+ Thảo luận :( Mỗi nhóm 1 câu )
- Hãy đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được ?
- Nhóm ghi bảng phụ -> lớp nhận xét, GV nhận xét.
- Như vậy có phải câu nào cũng cần phải có quan hệ từ hay không ? Trong câu quan hệ từ có thể được dùng như thế nào ?
- GV khái quát chốt ghi nhớ: HS đọc 
* Hướng dẫn luyện tập :
+ HS đọc bài tập 1 : 
- Tìm quan hệ từ trong đoạn văn ?
- HS đọc từng câu , nêu quan hệ từ -> lớp nhận xét 
- GV nhận xét -> sửa bài .
+ bảng phụ :( bài tập 2 ) HS đọc đoạn văn 
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- HS lên bảng điền quan hệ từ .
- Lớp nhận xét - > GV nhận xét , sửa bài .
+ bài tập 3 : Yêu cầu làm gì ?
- HS đọc từng câu để xác định câu đúng sai 
- GV sửa bài .
+ Bài tập 5 : Yêu cầu làm gì?
- Cả hai câu đều có quan hệ từ nhưng : hãy cho biết ý nghĩa của mỗi câu ?
I . Thế nào là quan hệ từ .
1.Xác định các quan hệ từ:
a) Của -> liên kết từ “ Đồ chơi ” với từ “ chúng tôi ” -> chỉ quan hệ sở hữu .
b) Như -> liên kết từ “ đẹp “ với từ “ hoa” -> chỉ quan hệ so sánh . . .
c) Bởi. . . nên -> nối vế câu “ tôi ăn uống điều độ ” và “ làm việc . . .” với “ tôi chóng . . ” -> chỉ quan hệ nhân quả 
d) Nhưng -> nối câu 2 với câu 1 -> chỉ quan hệ tương phản .
* Ghi nhớ1 : ( 97 )
II . Sử dụng quan hệ từ .
1. câu phải có quan hệ từ:
+ Câu : b , d , g , h bắt buộc phải có quan hệ từ 
2. Tìm cặp quan hệ từ :
- Nếu . . . thì . . .
- Vì . . nên . . .
- Tuy. . . nhưng . . .
- Hễ. . . thì. . .
- Sở dĩ. . . là vì. . .
- Bởi. . .nên. . .
* Ghi nhớ 2 ( 98 )
III . Luyện tập .
1. Đoạn văn “ Cổng trường mở ra”
+ Quan hệ từ : của , với , như , của , và , mà , nhưng , của, nhưng , như . . .
2. Điền từ :
- Thứ tự điền : với , và , với , với , nếu , thì , và . 
3. Chọn câu đúng ,sai :
+ câu đúng : b , d , g , i , k , l 
+ Câu sai : a , c, e , h 
5. Phân biệt ý nghĩa:
a) -> có ý khen 
b) -> có ý chê.
 4 . Hướng dẫn về nhà : 
 - Học bài , 2 ghi nhớ. Nắm vững khái niệm và việc sử dụng quan hệ từ .
 - Làm bài tập còn lại SGK
 - Soạn bài mới : ”Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm”
Tuần : 7	 NS : 04/10/09
Tiết : 29 Tập làm văn 	 ND : 07/10/09
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
 A . Mục tiêu cần đạt : 
 1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về cách làm văn biểu cảm .
 	 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng thực hành các thao tác làm văn biểu cảm theo 4 bước .
 	 3. Thái độ : Có thói quen động não , tưởng tượng , cảm xúc trước một bài văn biểu cảm 
 B . Chuẩn bị : 
- GV : - Bảng phụ + một số đề văn , một số dàn bài cụ thể .
 - Soạn bài định hướng tiết dạy .
 - HS : Soạn bài theo hướng dẫn của GV .
 C . Tiến trình lên lớp :
 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS.
 2. Bài cũ : + Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà .
 + Nêu các bước làm một bài văn biểu cảm ? 
 + Cho ví dụ một đề bài cụ thể -> Nêu yêu cầu của đề văn đó ?
 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu tiết học .
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn luyện tập :
+ HS đọc văn bản ” Cây sấu Hà nội”
- Em hãy đặt đề Tập làm văn cho bài văn này?( Cảm nghĩ về loài cây em yêu ) 
- Đề văn thuộc thể loại gì ?
- Tác giả nói về đối tượng nào ?Và biểu hiện tình cảm gì?
- Hãy nêu dàn ý của văn bản?
- Chỉ phần mở bài ? Nội dung mở bài nói gì?
- Phần thân bài từ đâu đến đâu?Hãy nêu nội dung từng đoạn nhỏ?Mỗi đoạn tác giả tả bộ phận nào của cây sấu?
- Theo em tác giả có tả cụ thể hình dáng cây sấu không ? Vì sao? ( Chỉ vài chi tiết để chủ yếu bộc lộ cảm xúc của tác giả với cây sấu )
- Phần kết bài ? Ở đây tác giả nói lên tình cảm gì?
-Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả trong bài văn 
* Hướng dẫn thực hành ( GV ghi đề)
+ HS đọc đề :Đề yêu cầu làm gì?
- Nêu đối tượng biểu cảm? Tình cảm cần biểu hiện ?
-Em yêu cây nào nhất ? Vì sao?
- Để viết thành bài văn em sẽ lập các ý theo dàn bài như thế nào?
- Em yêu cây gì ? Vì sao em lại yêu quý cây đó hơn cây khác ? Cây đó đem lại cho em điều gì trong cuộc sống tinh thần , vật chất ?
- Phần thân bài có những ý gì ? ( nêu các đặc điểm gợi cảm của cây )
- GV gợi ý cho HS : Loài cây . .. trong cuộc sống con người. Lợi ích với em ?
 - Phần kết bài em sẽ làm gì ? ( nêu tình cảm của em đối với loài cây đó )
- HS trình bày -> nhận xét .
- GV nhận xét -> Chốt ý , chuyển sang mục tiếp theo .
* Hướng dẫn viết bài .
- Viết phần mở bài và kết bài .
- Chia lớp thành 2 nhóm : Nhóm 1 viết mở bài , nhóm 2 viết kết bài .
- HS trình bày -> nhận xét -> GV nhận xét , đánh giá chung 
I .Luyện tập :
 Văn bản “Cây sấu Hà Nội”
1. Tìm hiểu đề :
- Đối tượng : cây sấu ở Hà Nội .
- Tình cảm : Nỗi nhớ thương 
2. Tìm ý ,lập dàn ý:
A. Mở bài:( đoạn đầu )
- Giới thiệu hình ảnh cây sấu lúc vào hạ
B. Thân bài:( ba đoạn giữa)
- Cảm xúc trước lá và hoa sấu .
- Những kỷ niệm gắn với các cách dùng quả sấu .
- Cây sấu với tuổi thơ người Hà Nội
C.Kết bài:
- Mùa sấu chín gợi nhớ gợi thương .
II. Thực hành :
Đề : Loài cây em yêu .
1. Tìm hiểu đề:
- Đối tượng : loài cây .
- Tình cảm: lòng yêu thích của em.
2. Tìm ý ,lập dàn ý:
A. Mở bài: 
- Giới thiệu tên loài cây ? lý do thích?
B. Thân bài :
- Đặc điểm chung của cây đó 
- Lợi ích của cây trong cuộc sống con người.
- Lợi ích của cây trong cuộc sống của em.
C. Kết bài:
- Tình cảm cách chăm sóc của em với cây đó.
3. Viết thành văn :
+ Viết đoạn mở bài .
+ Viết đoạn kết bài .
+ Viết từng đoạn của phần thân bài .
	4. Hướng dẫn về nhà :
	- Học bài ,đọc lại hai bài văn mẫu 
	- Viết lại thành bài văn hoàn chỉnh vào vở tập .
	- Soạn bài : “ Qua Đèo Ngang” trả lời các câu hỏi trong sách.
	* HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2:
	1. Yêu cầu : 
	- HS viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thực vật , thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta .
	- HS tùy chọn cây gắn bó với mình nhất , có những hiểu biết rõ về nó .
	2. Chuẩn bị :
	- Tự chọn , quan sát kỹ trước cây yêu thích 
	- Lập dàn bài trước 
	- Giấy kẻ ngang .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 7.doc