Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 5 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 5 - Năm học 2010-2011

I. Mục tiu cần đạt

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Trần Quan Khải.

- Đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà trần.

2. Kĩ năng

- Nhận biết thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

- Đọc-hiểu và phân tích thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt chữ Hán qua văn bản dịch tiếng việt.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT

2. Học sinh:SGK, soạn bài

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động

 

doc 15 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 5 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 05
- Tiết 17: Sông núi nước Nam
	 (Nam quốc sơn hà)
	 Phò giá về kinh
	 (Tụng giá hoàn kinh sư)
- Tiết 18: Từ Hán Việt.
- Tiết 19: Trả bài TLV số 1.
- Tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
Tuần 05	Ngày soạn
Tiết 17	Ngày dạy	 / lớp 7a
SÔNG NÚI NƯỚC NAM
(NAM QUỐC SƠN HÀ)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.
- Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.
2. Kĩ năng
- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Đọc-hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng việt.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. KTBC
1. Em hãy trình bày cức bước của quá trình tạo lập văn bản?
2. Trình bày bố cục của bài văn viết thư.
3. Giới thiệu bài mới: Từ ngàn xưa dân tộc ta đã đứng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt, kiên cường. Tự hào thay ông cha ta đã đưa đất nước bước sang một trang sử mới. Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm phong kiến phương Bắc, một kỷ nguyên mới ra đời. Vì thế bài thơ “Sông núi nước Nam”ra đời được coi là bản tuyên ngôn độc lập khẳng định một quốc gia độc lập tự chủ. Vậy thế nào là bản tuyên ngôn độc lập, chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1: GV HD HS đọc một cách dõng dạc tạo k0 khí trang nghiêm.
1, 2 đọc diễn cảm bài thơ và đọc chú thích.
HĐ 2: GV dựa vào chú thích (*) nói qua về tác giả và sự xuất hiện của bài thơ.
GV nói thêm: Bài thơ từng được gọi là “thơ thần” có ý nghĩa là do thần sáng tác. Đây là một cách thần linh hoá tác phẩm văn học với động cơ nêu cao ý nghĩa thiêng liêng của nó
I. Tìm hiểu chung
- Thơ chung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, có nhiều thể: thơ Đường luật, song thất lục bát, lục bát Đường luật là luật thơ có từ đời đường ở Trung Quốc.
Thất ngôn tứ tuyệt đường luật: một thể thơ đường luật quy định mỗi bài có bốn câu thơ, mỗi câu có bảy tiếng, có niêm luật chặt chẽ.
- Nam quốc sơn hà là một bài thơ chữ Hán viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Theo truyền thuyết, tác phẩm ra đời gắn liền với tên tuổi của Lí Thường Kiệt và trận chiến chống quân Tống xâm lược ở phòng tuến sông Như Nguyệt
HĐ 3: Giới thiêïu thể thơ. Ở nước ta trong thời kì trung đại có một nền thơ rất fong phú. Thơ trung đại được viết bằng chữ Hán hoặc bằng chữ Nôm và nhiều thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, lục bát; song thất lục bát (2 câu 7 kèm theo 2 câu 6, 8)
Theo em bài thơ “Sông núi nước Nam” thuộc thể thơ nào?
à Đây là thơ đường luật (thể thơ đặt ra từ đời nhà Đường 618-907 phải theo niêm luật nhất định)
à Thuộc thể thơ: “Thất ngôn tứ tuyệt”
II. II. Đọc –hiểu văn bản
1. Nội dung
a. Lời khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước
+ Nước Nam là của người nam.
+ Sự phân định địa phận, lãnh thổ nước Nam trong”thiên thư”.
b. Ý chí kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc
+ Thái độ rõ ràng, quyết liệt: coi kẻ xâm lược là “nghịch lỗ”.
+ Chỉ rõ: bọn giặc sẽ thất bại thảm hại trước sức mạnh của dân tộc quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước.
- Dồn nén xúc cảm trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến.
- Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép.
3. Ý nghĩa văn bản
- Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.
- Bài thơ có thể xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
Vì sao em nhận biết thể thơ trên?
à Vì số câu: 4 câu và mỗi câu 7 chữ.
à Cách hợp vần: theo thể thơ “thất ngôn tứ tuyệt” các câu 1, 2, 4 thì vần với nhau ở chữ cuối.
Vậy trong bài này các câu 1, 2, 4 cùng vần với nhau ở những chỗ nào?
à Ở chữ cuối: cư, thư, hư.
HĐ 4: Bài thơ từng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc
Thế nào là một tuyên ngôn độc lập?
à Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xúc phạm.
Gọi HS đọc lại bài thơ
GV: Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên vào sự biểu ý (bày tỏ ý kiến – nghị luận)
HS đọc bài thơ
Sự biểu ý đó được thể hiện bằng bố cục ntn? (Chia mấy ý)
Hai câu thơ đầu ý nói gì?
Hai câu sau ý nói gì?
à Bố cục chia hai ý 
Ý 1: Hai câu đầu.
Ý 2: Hai câu sau
Nam quốc ... cư
Tiệt nhiên ... thư
à Nước Nam là of người Nam ở. Sách trời định sẵn rõ ràng.
Như hà .... phạm
Nhữ đẳng ...... hư.
à Kẻ thù không được xâm fạm, nếu xâm phạm thì chuốc lấy thất bại.
Em hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó?
à Bố cục mạch lạc, rõ ràng (chia hai ý rõ rệt)
à Cách biểu ý của bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập kiên quyết chống ngoại xâm.
Bài thơ “Sông núi nước Nam” ngoài biểu ý, có biểu cảm không?
à Có biểu cảm.
Biểu cảm thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín) Tại sao em chọn trạng thái đó?
à Ở đây, cảm xúc thái độ mãnh liệt sắt đá tồn tại bằng cách ẩn kín vào bên trong ý tưởng người đọc biết nghiền ngẫm suy cảm sẽ thấy thái độ cảm xúc trữ tình đó.
Vận dụng câu hỏi 5
Hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ
à Giọng thơ dõng dạc, đanh thép.
Như vậy, ND bản tuyên ngôn độc lập trong bài là gì?
HS đọc ghi nhớ SGK Tr65
III. Ghi nhớ: SGK Tr65
HĐ 5. Luyện tập
 1. Vua Nam: Nguyên văn là “Nam đế” tức là vua nước Nam. Trong quan niệm đồng thời “đế” tức là “vua”, “đế” là đại diện cho nước cho dân, vì 1 nước thì phải có 1 ông đứng đầu để lãnh đạo nhân dân, có vua thì phải có người dân. Do đó ở trong bài thơ không chỉ có 1 mình vua Nam ở mà có cả người Nam ở.
 2. Học thuộc lòng bài thơ “Sông núi nước Nam” cả phiên âm và bản dịch thơ.
HĐ 6. Hướng dẫn tự học 
a. Nội dung vừa học
- Học thuộc lòng –đọc diễn cảmvăn bản dịch thơ
- Nhớ được 8yếu tố Hán trong văn bản.
- Nắm vững tác giả hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
b. Hướng dẫn soạn bài
- Soạn bài “Phò giá về kinh”.
- Đọc văn bản và chú thích SGK.
Văn bản: PHÒ GIÁ VỀ KINH
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Trần Quan Khải.
- Đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà trần.
2. Kĩ năng
- Nhận biết thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
- Đọc-hiểu và phân tích thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt chữ Hán qua văn bản dịch tiếng việt.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh:SGK, soạn bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1: Em hãy giới thiệu về t/giả Trần Quang Khải và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Những trận chiến thắng nào đã được đề cập đến trong bài thơ. Giơí thiệu vài nét về các trận chiến đó?
HS đọc và tìm hiểu chú thích
à HS đọc chú thích (*)
à Chương Dương – Hàm Tử
I. Tìm hiểu chung
- Ngũ ngôn tứ tuyệt: một thể thơ Đường luật quy định mỗi bài có bốn câu thơ, mỗi câu có 5 tiếng, có niêm luật chặt chẽ.
- Dưới thời Trần, nhân dân ta đã viết nên những trang sử vẻ vang. Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh đại vương Trần quan Khải là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược.
- Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử,giải phóng kinh đô năm 1285, tác giả phò giá hai vua Trần trở về Thăng Long và cảm hứng sáng tác bài thơ này.
- Đây cũng là một trong những bài thơ tỏ chí của văn học trung đại, người viết trực tiếp biểu lộ tư tưởng, tình cảm qua tác phẩm.
HĐ 2: Tìm hiểu thể thơ.
Em hãy nhận dạng thể thơ của bài này?
HĐ 3: Phân tích bài thơ
Bài thơ có nõ ý cơ bản gì?
Ở hai câu đầu em thấy ch/thắng nào diễn ra trước trong l/sử?
GV: Chiến thắng Chương Dương sau nhưng được nói trước là do đang sống trong không khí ch/thắng Chương Dương vừa d/ra. Kế đó mối sống lại không khí chiến thắng Hàm Tử – trước đó khoảng hai tháng.
Hai ý
Ý 1: Hai câu đầu: Hào khí ch/thắng “Ch”gDương cướp giáo giặc. Hàm Tử bắt quân thù”
à Hào khí chiến thắng của dân tộc đối với giặc Mông Nguyên xâm lược.
Ý 2: Hai câu sau
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Nội dung
- Hào khí của dân tộc ta đời Trần được tái hiện qua những sự kiện lịch sử chống giặc Mông-Nguyên xâm lược: chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương.
- Phương châm giữ nước vững bền:
+ Thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị.
+ Thể hiện sự sáng suốt của vị tướng cầm quân lo việc lớn, thấy rõ ý nghĩa của việc dốc hết sức lực, giữ vững hòa bình, bảo vệ đất nước.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc để thể hiện niềm tự hào của tác giả trước những chiến thắng hào hùng của dân tộc.
- Có nhịp thơ phù hợp với việc tái hiện lại những chiến thắng dồn dập của nhân dân ta về việc bày tỏ suy nghĩ của tác giả.
- Sử dụng hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc bên trong tư tưởng.
- Có giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào.
3. Ý nghĩa văn bản
Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời nhà Trần.
HĐ 4: Hình thức diễn đạt
Bài thơ có ý tưởng lớn lao và rõ ràng như thế nhưng cách diễn đạt ý tưởng trong thơ như t ... 70
 Trật tự trong từ ghép (chính fụ) HV: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
*Ghi nhớ: Các loại từ ghép Hán Việt.
+Từ ghép đẳng lập.
+Từ ghép chính phụ.
-Các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt được sắp xếp theo các trật tự:
+Yếu tố chính đứng trước,yếu tố phụ đứng sau
+Yếu tố chính đứng sau,yếu tố phụ đứng trước.
II. Ghi nhớ: SGK Tr69,70
III. Luyện tập
1. Phân biệt nghĩa của yếu tố Hán Việt đồng âm
Hoa1: Bông hoa, cơ quan	Hoa2: Đẹp, tốt.
Phi1: Bay	Phi2: Trái với, không phải là
Phi3: Vợ lẽ của vua hay của các bậc vương công thời phong kiến
Tham1: Ham muốn nhiều	Tham2: Dự vào
Gia1: Nhà	Gia2: Thêm vào
2. Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt: Quốc, sơn, cư, bại:
- Quốc (nước): Quốc kỳ, quốc ca, quốc huy, quốc doanh, quốc tế, quốc ngữ, quốc lộ, quốc tịch, ... à Từ ghép chính phụ; 	Aùi quốc, cường quốc à Từ ghép đẳng lập.
- Sơn (núi): Giang sơn, sơn dương, sơn tặc, ...
- Cư (ở): 	
+ Cư dân, cư sĩ, cư xa, ... à Từ ghép chính phụ.
+ Cư trú, cư ngụ, ngụ cư, ... à Từ ghép đẳng lập.
+ Tản cư, quần cư, định cư, di cư, dân cư, ... à Từ ghép chính phụ.
- Bại (thua): 	
+ Bại binh, bại trận, bại tướng, bại lộ, ... à Từ ghép chính phụ.
+ Chiến bại, đại bại, ..... à Từ ghép chính phụ.
+ Thành bại, thất bại, .... à Từ ghép đẳng lập.
3. Xếp các từ ghép vào nhóm thích hợp: (GV HD HS tìm)
HĐ 3. Củng cố
- Thế nào là yếu tố Hán Việt?
- Yếu tố Hán Việt được sử dụng như thế nào?
- Có mấy loại từ ghép Hán Việt? Cho ví dụ để minh hoạ.
- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt như thế nào?
HĐ 4. Hướng dẫn học bài
a. Nội dung vừa học
 Học hai ghi nhớ SGK Tr69,70- Xem lại các bước làm bài văn miêu tả
b. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà xem lại các bước tạo lập văn bản.
- Sưu tầm những từ ghép hán Việt nói về thiên nhiên, môi trường.
Tuần 05	Ngày soạn
Tiết 19	Ngày dạy	 / lớp 7a
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản tự sự (hoặc miêu tả), về tạo lập văn bản, về các tác phẩm văn học có liên quan đến đề bài, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu.
- Đánh giá được chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài; nhờ đó, có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn những bài sau.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: chấm điểm, ra đáp án, thang điểm, thống kê.
2. Học sinh: SGK, soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. KTBC
- Từ Hán Việt ghép chính phụ là từ?
a. sơn hà	b. thiên thư	c. xâm phạm	d. Chương Dương
- Từ Hán Việt ghép đẳng lập là từ?
a. Nam quốc	b. Nam đế	c. nghịch lỗ	d. giang san
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1: GV ghi tựa bài lên bảng
 HS đọc lại đề bài
Đề 1: Em hãy kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú (or cảm động) mà em đã gặp trong trường học.
 Em hãy nhắc lại các bước của qúa trình tạo lập văn bản?
 HS nêu bốn bước
Đề 2: Hãy tả chân dung một người bạn.
 Em định hướng thế nào cho bài viết (viết về cái gì, viết cho ai, để làm gì và như thế nào?)
 HS thảo luận
HĐ 2: Bài làm cần viết theo kiểu VN nào?
à Tự sự
I. Định hướng
 - Thể loại: Tự sự.
 Viết về điều gì?
 HS trả lời, fát biểu ý kiến
 - Viết về câu chuyện lí thú (hay cảm động) mà em đã chứng kiến, có thể em là người tham gia hoặc là nhân vật trong chuyện.
 Viết cho ai?
 Viết để làm gì?
 Viết như thế nào?
 - Viết cho bố mẹ.
 - Viết để bố mẹ nghe, nhận xét và góp ý kiến.
 GV Tuỳ từng bài của HS mà có những nhận xét.
II. Bố cục
Mở bài: Giới thiệu người được tả.
Thân bài: Miêu tả chi tiết (Ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói)
Kết bài: Thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ.
HĐ 3: GV chốt lại những ưu, khuyết điểm
 Gọi HS sửa những lỗi sai
 HS sửa bài trên bảng
III. Diễn đạt thành văn
IV. Kiểm tra văn bản
 * Nhận xét
 - Ưu điểm
 - Khuyết điểm: sai chính tả
-Suốc đêm=> suốt đêm
-ít =>có ích, đôi mắc =>đôi mắt, thâm quần =>thâm quầng
- Còn viết số, diễn đạt đạt chưa tốt
HĐ 4: Công bố kết quả cụ thể. Động viên, khích lệ HS. Chọn một vài bài tiêu biểu
 HS đọc cả lớp nghe 1 vài bài tiêu biểu.
HĐ 5. Củng cố
Cho HS đọc lại 1 bài văn hay nhất của lớp.
HĐ 6. Hướng dẫn học bài
a. Nội dung vừa học
- Về đọc lại bài viết, chú ý những lỗi cô sửa, lời phê.
b. Hướng dẫn soạn bài
- Xem trước bài “Tìm hiểu chung về văn biểu cảm”
+ Khi nào thì người ta có nhu cầu biểu cảm.
+ Tìm những đặc điểm chung của văn biểu cảm.
Tuần 05	Ngày soạn
Tiết 20	Ngày dạy	 / lớp 7a
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Khái niệm văn bản biểu cảm.
-Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm.
- Hai cách biểu cảm trực tiếp trong văn bản biểu cảm.
2. Kĩ năng
-Nhận biết đặc điểm chung của văn biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong các văn bản cụ thể.
-Tạo lập văn bản có sử dụng các yếu tố biểu cảm.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV, tích hợp
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. KTBC: Thế nào là yếu tố Hán Việt? Sửa bài tập
3. Giới thiệu bài mới: Trong cuộc sống ai cũng có tình cảm,tình cảm đối với vật,người.Tình cảm con người lại rất tinh vi,phức tạp cụ thể và phong phú.Khi có tình cảm dồn nén chắt chứa không nói ra được thì người ta dùng văn thơ để biểu hiện tình cảm.Vậy văn biểu cảm là loại văn như thế nào? chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1: GV dùng bảng phụ ghi những câu ca dao, đoạn thư, ...
 Khi nào thì người ta có nhu cầu biểu cảm?
 Người ta biểu cảm bằng những phương tiện nào ở VD trên?
 HS đọc nõ câu ca dao của phần một .Nhu cầu biểu cảm
 Khi có những tình cảm tốt đẹp chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác thì người ta có nhu cầu biểu cảm.
à Ca dao
I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
1. Nhu cầu biểu cảm
- Khi có những tình cảm tốt đẹp chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác thì người ta có nhu cầu biểu cảm.
 GV: Ngoài ca dao, những bài thơ, bài văn, những bức thư ... chính là những phương tiện biểu cảm
 Những bức thư, bài thơ, bài ca dao ... là phương tiện biểu cảm.
HĐ 2: Yêu cầu HS đọc hai đoạn văn
 Hai đoạn văn trên biêủ đạt những ND gì? Thể hiện qua các từ ngữ, h/ảnh nào có giá trị biểu cảm?
HS đọc.
- Đoạn (1): Trực tiếp biểu hiện nỗi nhớ và nhắc lại những kĩ niệm “thương nhớ ơi”, “xiết bao thương nhớ”, “các kĩ niệm”. (Trong thư từ, nhật kí người ta thương biêủ cảm theo lối này).
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
- Đoạn (2): Biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước bằng một chuỗi hình ảnh và liên tưởng.
 ND ấy có đặc điểm gì khác so với ND của VB tự sự và miêu tả
 Vận dụng câu hỏi b (tán thành) vì:
 GV giảng thêm về đặc điểm tình cảm. Đó là những tình cảm đẹp, vô tư, mang lí tưởng đẹp, giàu tính nhân văn
à Cả hai đoạn không kể một chuyện gì hoàn chỉnh, mặc dù gợi lại những kĩ niệm
 Đoạn hai tác giả sử dụng biện pháp miêu tả, từ miêu 
tả mà liên tưởng, gợi ra những cảm xúc sâu sắc
 Em có nhận xét gì về fương thức biểu đạt tình cảm cảm xúc ở hai đoạn văn trên?
à Hai đoạn văn có hai cách biểu cảm khác nhau.
 + Đoạn (1): Biểu cảm trực tiếp, người viết gọi tên đối tượng biểu cảm, nói thẳng tình cảm của mình, cách này thường gặp trong thư từ, nhâït kí, văn chính luận.
 + Đoạn (2): Bắt đầu bằng miêu tả, tiếng hát đêm khuya trên đài, rồi êm lặng, rồi đến tiếng hát trong tâm hồn, trong tưởng tượng. Tiếng hát của cô gái biến thành tiếng hát of quê hương, của ruộng vườn ... Tác giả không nói trực tiếp mà gián tiếp thể hiện tình yêu quê hương. Đây là cách biểu cảm thường gặp trong tác phẩm văn học.
 Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất như thế nào?
à Là những tình cảm đẹp, giàu tính nhân văn
- Thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
 Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào?
- Văn b/cảm bằng cách trực tiếp (tiếng kêu, lời than). Ngoài ra, còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.
HĐ 3 
- Văn biểu cảm là gì?
- Văn biểu cảm thể hiện qua những thể loại nào?
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất như thế nào?
- Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào?
II: Ghi nhớ: SGK Tr73
III. Luyện tập
1. So sánh 2 đoạn văn và cho biết đoạn nào là văn biểu cảm. Vì sao?
- Đoạn a: Không phải là văn biểu cảm vì chỉ nêu đặc điểm, hình dáng và công dụng của cây Hải Đường, chưa bộc lộ cảm xúc.
- Đoạn b: Là văn biểu cảm vì có đầy đủ những đặc điểm của văn biểu cảm.
+ Kể chuyện: Từ cổng vào ... Hải Đường.
+ Miêu tả: màu đỏ ...
+ So sánh: .......... như. 
+ Liên tưởng: Bỗng nhớ ... Lĩnh
+ Suy nghĩ: Hoa Hải Đường rạng rỡ ...... thục nữ.
2. Cả 2 bài đều là biểu cảm trực tiếp vì trực tiếp liên tưởng, tình cảm không thông qua 1 phương tiện trung gian nào.
HĐ 4. Củng cố
- Khi nào người ta có nhu cầu biểu cảm?
- Đặc điểm chung của văn biểu cảm là gì?
HĐ 5. Hướng dẫn học bài
a.Nội dung vừa học
- Học bài (phần ghi nhớ)
- Làm bài tập 3, 4.
b.Hướng dẫn soạn bài
- Soạn bài “Côn Sơn Ca”, “Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra” (tự học có hướng dẫn).
+ Đọc trước hai bài thơ ( Phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)
+ Tìm hiểu thể thơ, nội dung bài thơ “Côn Sơn Ca”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc