Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 25: Sự phát triển của từ vựng (Tiếp theo) - Năm học 2012-2013

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 25: Sự phát triển của từ vựng (Tiếp theo) - Năm học 2012-2013

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 Nắm được thêm hai cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức: - Việc tạo từ ngữ mới

 - Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài

2. Kỹ năng: - Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài

 - Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp

3. Thái độ : - Giáo dục HS ý thức dùng từ cho đúng nghĩa.

C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, minh họa – giải thích, diễn giảng, thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

2. Kiểm tra bài cũ: - Có mấy cách phát triển của từ vựng trong tiếng Việt là gì? (phát triển từ ngữ và sự số lượng từ ngữ)

- Có mấy phuơng thức chủ yếu để biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng? Hãy cho biết từ “đầu” trong cụm từ “Đầu súng trăng treo” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển thì chuyển theo phương thức nào ? (ẩn dụ)

3. Bài mới: Sự phát triển của từ vựng diễn ra trước hết theo cách phát triển từ ngữ và phát triển sự số lượng từ ngữ, ngoài ra còn có cách khác là phát triển số lượng các từ ngữ bằng 2 cách mà chúng ta sẽ học sau

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 25: Sự phát triển của từ vựng (Tiếp theo) - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :5 Ngày soạn: 25/09/2012
Tiết PPCT: 25 Ngày dạy: 27/09/2012
Tiếng Việt: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (tt)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Nắm được thêm hai cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: - Việc tạo từ ngữ mới
 - Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
2. Kỹ năng: - Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài
 - Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp
3. Thái độ : - Giáo dục HS ý thức dùng từ cho đúng nghĩa. 
C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, minh họa – giải thích, diễn giảng, thảo luận nhóm..
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: - Có mấy cách phát triển của từ vựng trong tiếng Việt là gì? (phát triển từ ngữ và sự số lượng từ ngữ)
- Có mấy phuơng thức chủ yếu để biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng? Hãy cho biết từ “đầu” trong cụm từ “Đầu súng trăng treo” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển thì chuyển theo phương thức nào ? (ẩn dụ)
3. Bài mới: Sự phát triển của từ vựng diễn ra trước hết theo cách phát triển từ ngữ và phát triển sự số lượng từ ngữ, ngoài ra còn có cách khác là phát triển số lượng các từ ngữ bằng 2 cách mà chúng ta sẽ học sau
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG 
HS đọc VD 1? (GV ghi lại trên bảng)
+ Tạo thêm từ ngữ mới có nghĩa dựa trên các từ đã cho?
HS tự ghép thành các từ có nghĩa. Giải thích nghĩa của những từ đó?
 GV + HS cùng giải thích
=>Có 4 từ ghép có nghĩa
*GV:Hướng dẫn thêm cách tạo từ ngữ mới:
Trong TV có những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình: “X + tặc” 
+ Hãy tìm những từ ngữ mới theo mô hình đó?
HS: Kẻ đi phá rừng cướp tài nguyên?
HS: Kẻ ăn cắp thông tin trên máy tính?
HS: Kẻ cướp trên biển, trên máy bay.
=> Phát triển từ ngữ bằng cách nào? Và mục đích việc phát triển từ ngữ?
 HS đọc ghi nhớ 
* HS đọc đoạn Kiều và đoạn văn
+Chỉ ra những từ Hán Việt trong các ví dụ đó?
+ Tìm từ chỉ khái niệm; bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong?
Chỉ khái niệm; nghiên cứu 1 cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hóa
+ Tạo thêm từ ngữ bằng cách nào? Những từ đó mượn của nước nào?
GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/73+74
LUYỆN TẬP 
Bài 1:
Làm theo nhóm tại chỗ ® báo kết quả ® sửa chữa kết luận.
- Đọc yêu cầu của bài tập 2. Gv hướng dẫn. HS làm bài tập, GV sửa và bổ sung
- Đọc yêu cầu của bài tập3 ?
Gv hướng dẫn. HS làm bài tập, GV sửa và bổ sung
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
GV gợi ý: sơn thủy (núi – nước); thiên (trời); địa (đất); tử (mất, con); tồn (còn).
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tạo từ ngữ mới:
*Ví dụ 1:
+ Tạo thêm từ mới; giải nghĩa :
- Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ, cầm tay, sử dụng trong vùng phủ sóng
- Kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm có hàm lượng tri thức cao
- Đặc khu kinh tế: khu vực dành thu hút vốn, công nghệ nước ngoài.
- Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu những sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại.
*Ví dụ 2:
- Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng
- Tin tặc: kẻ dùng kỹ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác
 => Tạo thêm từ ngữ mới làm vốn từ tăng lên là một hình thức phát triển của từ vựng.
 *Ghi nhớ: 1 SGK/ 73
2. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
*Ví dụ:
1, Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, đạp thanh, hội, yến anh, bộ hành, xuân, tài nữ, giai nhân
* Bạc mệnh, duyên, phận, thần linh chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
2, Các từ đó là
- AIDS : ết, sida Mượn tiếng Anh
- Marketting
=>Mượn tiếng nước ngoài để phát triển tiếng Việt. Sử dụng tiếng nước ngoài cho phù hợp
 *Ghi nhớ: 2 SGK/74 
II. LUYỆN TẬP 
Bài 1: Mô hình tạo từ ngữ mới:
“X+ trường”: chiến trường,công trường, nông trường, ngư trường, thương trường.
“X+ hoá”: ôxi, lão, cơ giới, điện khí, hiện đại
“X+ điện tử”: thư, thương mại, chính phủ.
“X+ nghiệp”: nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, tác nghiệp
Bài 2:Từ ngữ mới được dùng phổ biến trong thời gian gần đây và giải thích nghĩa:
- Bàn tay vàng: người thành công, giỏi trong một lĩnh vực nào đó - Đa dạng sinh học: phong phú về chủng loại: động – thực vật
- Cơm bụi: cơm giá bình dân, bán ở ngõ hẻm, lề đường phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên, công nhân
- Công viên nước: nơi có các trò chơi giải trí ở dưới nước như trượt ván, bơi thuyền 
- Hiệp định khung, thương hiệu, đường cao tốc, công nghệ cao, đường vành đai
Bài 3: Nhận biết từ mượn, nguồn gốc từ mượn:
 Tiếng Hán Châu âu
Mãng xà, tô thuế Xà phòng, ô tô
Biên phòng, phi án Ra đi ô
Tham ô, phê bình Cà phê
Nô lệ, ca sỹ Ca nô 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Tra từ điển để xác định nghĩa của một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong các văn bản đã học 
- Chuẩn bị “Truyện Kiều – Nguyễn Du”
 E. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5 van 9 tiet 25.doc