Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Hạ Chi Chương.

- Nghệ thuật đốivà vai trò của câu kết trong bài thơ

- Tình cảm quê hương là tìng cảm sâu nặng, bề chặt suốt cả cuộc đời.

2. Kĩ năng

- Đọc- hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng việt.

- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ đường.

- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT

2. Học sinh: SGK, soạn bài

III. Tiến trình thực hiện các hoạt động

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” (nguyên tác) của Lí Bạch có thể thơ

a. Đường luật b. Cổ thể c. Lục bát d. Tự do

3. Giới thiệu: Quê hương là tiếng thiêng liêng tha thiết luôn luôn là nổi nhớ canh cánh trong lòng những người xa xứ. Khác với Lí Bạch. Hạ Tri Chương khi từ quan về quê mà nổi nhớ thương chẳng những không vơi đimà còn tăng lên gấp bội. Tình cảm ấy chúng ta sẽ tìm hiểu rõ khi tiếp cận với bài thơ “Hồi hương ngẫu thư”)

 

doc 13 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
- Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Tiết 38: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Tiết 39: Từ trái nghĩa
- Tiết 40: Luyện nói: Văn viểu cảm về sự vật, con người
Ngày soạn
Tiết 37	Ngày dạy	 / lớp 7a
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
(Tĩnh dạ tứ)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.
- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.
- Hình ảnh ánh trăng-vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc-hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt.
- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.
- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình thực hiện các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Đoạn văn trích “Người ham chơi” của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ngữ văn 7, tập 1, Tr118) được lập ý bằng cách
a. Quan sát và suy ngẫm	b. Tưởng tượng tình huống, mong ước
c. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tượng	d. Liên hệ hiện tại với tương lai
- Hãy trình bày cách lập ý của một bài văn biểu cảm?
3. Giới thiệu: Vọng nguyệt Hoài Hương (Trong trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ cổ, không chỉ ở Trung Quốc mà cả Việt Nam. Vầng trăng tròn tượng trưng cho đoàn tụ cho nên xa quê trăng càng sáng, càng tròn càng lại nhớ quê. Bản hình ảnh vầng trăng cô đơn trên bầu trời cao thẳm trong đêm khuya thanh tĩnh đã gợi nỗi sầu xa xứ. Tình cảm trông trăng nhớ quê của Lý Bạch đã được thể hiện thể hiện qua bài “Tĩnh dạ tứ”.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
 HĐ 1: GV HD cách đọc
 HS đọc phần phiên âm và bản dịch thơ
I. Tìm hiểu chung
 Nhắc lại, giới thiệu một vài nét về Lý Bạch
à Chú thích (*) SGK Tr123
 Theo em, Lý Bạch sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào?
GV: Lí Bạch ở Cam Túc nhưng sinh ra ở Tứ Xuyên thưở nhỏ ông thường lên núi Nga Mi và núi ngắm trăng những kỉ niệm và ấn tượng đẹp của quê hương ông không bao giờ quên.
à Tha phương, trong cơn li loạn, nhìn trăng nhớ quê.
Lí Bạch (701-762) tự là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sĩ.
- Cổ thể: một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoâc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc.
- Lí Bạch có nhiều bài thơ viết về trăng với cách thể hiện giản dị mà độc đáo.
HS đọc phần dịch nghĩa
HĐ 3: Phân tích mối quan hệ giữa tình và cảnh trong bài thơ.
 Thời gian trong bài “CNTĐTTĩnh” là lúc nào?
 GV: Bài “XNTNLư” là ca ngợi cảnh đẹp thác nước. còn bài này là tình cảm suy tư trong đêm sáng trăng.
 TG: Ban đêm, ánh trăng sáng bàn bạc
 ND chính là của bài “Tĩnh dạ tứ” là gì?
à mối suy tư, niềm cảm xúc of nhà thơ trong đêm trăng thanh tĩnh
 Em hiểu thế nào là “đêm thanh tĩnh”
 GV chuyển ý
à Đó là đêm “bầu trời trong xanh, mát mẽ, k0 có tiếng động, cảnh vật vắng lặng, êm ái, thơ mộng trữ tình”
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nội dung
- Hai câu đầu chủ yếu tả cảnh:
+ Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, ánh trăng như sương mờ ảo, tràn ngập khắp phòng.
+ Cảm nhận về ánh trăng: “ngỡ là sương trên mặt đất”.
 Yêu cầu HS đọc hai câu thơ đầu
 HS đọc
 Tìm chủ thể trong hai câu thơ này?
à Hai câu đầu k0 fải là tả cảnh 
- Hai câu cuối nghiêng về tả tình:
+ Tâm trạng “nhớ cố hương”được thể hiện qua tư thế, cử chỉ.
+ Xúc cảm của nhà thơ-chủ đề tác phẩm được dồn nén, thể hiện rõ nhất ở câu thơ cuối cùng.
 Chữ “sàng” gợi cho em biết nhà thơ ngắm trăng với cách thức ntn?
à Nhà thơ đang nằm trên giường
 GV: Trong tình trạng mơ màng ấy chữ “nghi” và chữ “sương” đã xuất hiện một cách hợp lí và tự nhiên
à Dùng chữ “sàng” thì ta sẽ hiểu nằm trên giường mà k0 ngủ được mới nhìn thấy ánh trăng qua cửacho nên trăng trước giường chứ không phải trăng trước sân
GV: Trăng ở khắp mọi nơi chứ không giới hạn ở đầu giường mà ánh trăng bao trùm cả không gian. Toả khắp cả căn phòng nhỏ hoà quyện vào ánh trăng bao la của vụ trụ.
 Từ “nghi” có ý nghĩa gì trong việc tả cảnh ở câu thứ 2?
à Trăng sáng quá, màu trắng of ánh trăng khiến t/giả ngỡ là sương đã bao fủ khắp nơi trên mặt đất.
HS Thảo luận
 Chuyển ý: Ở hai câu đầu ánh trăng nặng trĩu nổi niềm suy tư of t/giả. Còn hai câu cuối thì sao?
HS dọc hai câu cuối
Có thể xem hai câu cuối là tả tình thuần tuý k0?
 Tìm cụm từ miêu tả tình trực tiếp?
 “Từ cố hương” (nhớ quê hương cũ)
2. Nghệ thuật
- Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên bình dị.
- Sử dụng biện pháp đối ở câu 3, 4 (số lượng các tiếng bằng nhau, cấu trúc cú pháp, từ loại của các chữ ở các vế tương ứng với nhau).
 Những chữ còn lại có ý nghĩa gì? (tả cái gì?)
à Tả tình (người) song tình người được thể hiện rõ, nói khác hơn, tình người, tình quê hương đã được khách quan hoá, đã biến thành hành động “cử, vọng, đề”
3. Ý nghĩa văn bản
Nỗi lòng với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê.
HĐ 4: GV: Trong thơ tứ tuyệt, câu thứ ba thường có vị trí đặc biệt quan trọng, ở vị trí bản lề nó fải tiếp nối ý hai câu trên đồng thời tạo thế đễ hạ câu kết
 Với ĐT “vọng” nhà thơ đã diễn tả được một động nhìn đa chiều, mang một thái độ nội tâm, nhìn trăng nhưng cũng nhìn vào cả lòng minh.
 Từ đó, Lý Bạch đã tạo ra được một cặp đối ở hai câu cuối. Em hãy fân tích fép đối trong bài thơ.
 Hãy chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh đối nhau? (số lượng chữ, cấu trúc ngữ pháp, từ loại)
 Cử đầu >< Đê đầu
 Vọng minh nguyệt >< Từ cố hương
 Nêu tác dụng of fép đối trong việc biểu hiện t/cảm quê hương
 GV: “vọng minh nguyệt”, “tư cố hương” thật ra chỉ là sự diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ “Vọng nguyệt hoài hương”
 GV: Hai câu thơ đối nhau vừa khắc hoạ rất rõ hình ảnh cuả n/vật trữ tình nhà thơ, vừa thể hiện mạnh mẽ nỗi nhớ quê da diết.
 HS thảo luận
 Ngẩng đầu à hướng ra ngoài cảnh là để nhìn trăng.
 Cúi đầu à hoạt động hướng nội, trĩu nặng tâm tư.
HĐ 5. Hướng dẫn tự học
a. Nội dung bài vừa học
- Học thuộc lòng bài thơ theo bản dịch.
- Dựa vào phần dịch nghĩa, tập so sánh để thấy được sự khác nhau giữa bản dịch thơ và nguyên tác.
b. Hướng dẫn soạn bài
- Soạn bài “Hồi hương ngẫu thư”.
- Đọc trước bài thơ và chú thích SGK.
Tuần 10	Ngày soạn
Tiết 38	Ngày dạy	 / lớp 7a
HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hạ Chi Chương.
- Nghệ thuật đốivà vai trò của câu kết trong bài thơ
- Tình cảm quê hương là tìng cảm sâu nặng, bề chặt suốt cả cuộc đời.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng việt.
- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ đường.
- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình thực hiện các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” (nguyên tác) của Lí Bạch có thể thơ
a. Đường luật	b. Cổ thể	c. Lục bát	d. Tự do
3. Giới thiệu: Quê hương là tiếng thiêng liêng tha thiết luôn luôn là nổi nhớ canh cánh trong lòng những người xa xứ. Khác với Lí Bạch. Hạ Tri Chương khi từ quan về quê mà nổi nhớ thương chẳng những không vơi đimà còn tăng lên gấp bội. Tình cảm ấy chúng ta sẽ tìm hiểu rõ khi tiếp cận với bài thơ “Hồi hương ngẫu thư”)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
 HĐ 1: Hãy giới thiệu vài nét về t/giả “Hạ Tri Chương”
 Chú thích SGK
I. Tìm hiểu chung
 Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ này?
à Năm 744, lúc 86 tuổi t/giả xin từ quan về quê. Bài thơ ra đời vào lúc ấy (sau lúc về quê chưa đầy một năm nhà thơ đã qua đời)
- Hạ Tri Chương (659-744) là nhà thơ lớn của Trung Quốc thời Đường. Hạ Tri Chương là bạn vong niên của thi hào Lí Bạch.
-Văn bản là một trong hai bài Hồi hương ngẫu thư rất nỗi tiếng của Hạ Tri Chương.
- Các bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và trần trọng San đều chuyển sang thể lục bát; có sự khác nhau về vần, nhịp giữa thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và thơ lục bát.
 HĐ 2: Ở bài “Tĩnh dạ tứ” t/giả nhớ quê hương vào lúc nào?
Lúc xa quê hương, Lý Bạch có nỗi buồn đó mỗi khi nhìn trăng và ông luôn nhớ về cố hương
II. Đọc - hiểu văn bản
à T/giả bộc lộ t/cảm quê hương sâu nặng khi trở về quê hương khi về đến làng of mình.
1. Nội dung
- Ý nghĩa của nhan đề và câu tứ độc đáo của bài thơ.
- Hai câu đầu:
+ Lời kể của tác giả về quãng đời dài xa quê làm quan (từ lúc còn trẻ đến lúc về già).
+ Lời tự nhận xét: đi suốt cả cuộc đời vẫn nhớ về quê hương, giọng nói không hề thay đổi dù tóc mai đã rụng.
- Hai câu sau:
+Tình huống bất ngờ, trẻ nhỏ tưởng nhà thơ là khách lạ.
+ Cảm giác thấm thía của tác giả khi chợt thấy mình thành người xa lạ ngay trên mảnh đất quê hương.
 Nhận xét nghệ thuật trong câu thơ thứ nhất
 HS đọc hai câu đầu
à Câu 1: fép đối (tiểu đối, tự đối) đối giữa các vế, các fần trong câu.
 Đặc điểm fép đối: bốn >< ba (thơ ngũ ngôn)
 Vậy ở câu đầu các vế đối nhau như thế nào?
 Câu một là kiểu câu gì?
 Phép đối làm nổi bật điều gì?
à Câu kể
à Khách quan một cách ngắn gọn quãng đời xa quê làm quan, làm nổi bật sự thay đổi về vóc người, tuổi tác, hé lộ t/cảm q/hương.
 Hãy phân tích fép đối trong câu hai
 Đối ý lẫn lời. Giọng quê là thứ bất biến; tóc mai là sự vật có thể biến đổi.
à Đối ý: Sự vật k0 đổi với sự vật thay đổi
 Câu hai thuộc kiểu câu nào?
 Tác dụng của fép đối trong câu này?
à Miêu tả
à Dùng một hình ảnh nói về sự thay đổi mái tóc bạc theo thời gian, một hình ảnh khác nói về sự k0 thay đổi giọng nói q/hương 
 Từ sự nhận thức kiểu câu, GV y/cầu HS trả lời câu hỏi ba/SGK
2. Nghệ thuật
- Sử dụng các yếu tố tự sự.
- Cấu tứ độc đáo.
- Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả.
- Có giọng điệu bi hài thể hiện ở hai câu cuối.
 Vì sao về đến nhà mà chẳng ai nhận ra ông?
à T/giả quá nhiều thay đổi. Bên cạnh đó còn có sự thay đổi về q/hương
 Câu hỏi of bạn trẻ có tác động gì đến thái dộ và tâm trạng của nhà thơ?
à Ngạc nhiên, sau đó là buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa. Trong đáy lòng ông nhói lên nỗi buồn tủi vì t/yêu, nổi nhớ quên tích tụ trong trái tim đã hơn nữa thế kỉ, đâu ngờ lại được đáp đền như thế này ư?
3. Ý nghĩa văn bản
Tình quê là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người.
 Từ đó, em hãy p/tích xem sự xuất hiện of nhi đồng và tiếng cười, câu hỏi nhiệt tình of các em có làm t/giả vui không?
à Trẻ vui mừng bấy nhiêu thì nỗi lòng nhà thơ càng sầu muôn bấy nhiêu. Tình huống ấy tạo nên màu sắc và giọng điệu bi hài thấp thoáng ẩn hiện sau nõ lời kể tưởng chừng như khách quan.
 Qua việc tìm hiểu, bài thơ cho ta thấy được cảm xúc, t/cảm gì of nhà thơ?
 HS đọc ghi nhớ
HĐ 3. Củng cố
1. Hạ Tri Chương là một nhà thơ nổi tiếng vào
a. Đời Hán	b. Đời Đường	c. Đời Tống	d. Đời Thanh
2. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh
a. Đang sống tại quê nhà	b. Vừa xa quê, trở về thăm nhà
c. Xa quê nhà, đã lâu	d. Xa quê rất lâu, nay mới trở về
HĐ 4. Hướng dẫn tự học
a. Nội dung bài vừa học
- Học thuộc lòng một trong hai bản dịch thơ.
- Phân tích tâm trạng của tác giả trong bài thơ.
b. Hướng dẫn soạn bài
- Soạn bài tt “Từ trái nghĩa”
- Tìm từ trái nghĩa với già.
Tuần 10	Ngày soạn
Tiết 39	Ngày dạy	 / lớp 7a
TỪ TRÁI NGHĨA
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Khái niệm từ trái nghĩa.
- Tác dụng việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.
- Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
II.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, SGK, CKT
2. Học sinh: SGK, bài soạn
III. Tiến trình thực hiện các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” và giới thiệu về tác giả? Nội dung của bài thơ là gì?
- Tâm trạng của tác giả qua bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là
a. Vui mừng háo hức khi trở về quê.
b. Luyến tiếc khi phải xa kinh thành để về quê.
c. Ngậm ngùi pha chút hụt hẩng khi trở về quê.
d. Buồn thương trước cảnh quê hương nhiều thay đổi.
3. Giới thiệu: Trong cuộc khi giao tiếp đôi khi chúng ta vô tình sử dụng một loại từ mà không ngờ đếnvì nó quá quen thuộc lại tiện dụng. Các em có biết là loại từ gì không? Đó là từ trái nghĩa. Vậy thế nào là từ trái nghĩa? Cách sử dung NTN? Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1: Hãy đọc bản dịch thơ “Tĩnh dạ tứ” và bản dịch thơ “Hồi hương ngẫu thư”
 HS đọc hai bản dịch thơ
I. Tìm hiểu chung
1. Thế nào là từ trái nghĩa?
 Tìm cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch trên.
 Ngẩng >< già (tuổi tác)
 Đi >< trở lại (sự di chuyển)
 Ngẩng >< cúi
 Đi >< trở lại
 Dựa vào đâu mà các em biết nó trái nghĩa?
à Dựa trên một cơ sở, một tiêu chí nhất định. Ngẩng >< cúi – trái nghĩa về hoạt động của đầu theo hướng lên xuống.
 Tương tự như trên, hãy tìm từ trái nghĩa với “già” trong trường hợp “rau già, cau già”
à Rau non, cau non
 Già >< trẻ
 Già >< non
 GV: Từ các cặp từ trái nghĩa “Già >< non” rút ra kết luận gì?
à Từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
à Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
 Em hiểu thế nào là từ trái nghĩa?
GV đưa ra VD choHS tìm từ trái nghĩa trong các VD trên?
 HS đọc ghi nhớ
-Dòng sông bên lỡ bên bồi.
Bên lỡ thì đục, bên bồi thì trong.
2. Sử dụng từ trái nghĩa
HĐ 2: Trong hai bài thơ dịch trên, việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì?
à Cấu tạo thành ngữ, tạo các hình tượng tương fản, gây ấn tượng mạnh.
 Tìm một số thành ngữ sử dụng từ trái nghĩa.?
à Ba chìm bảy nổi, đầu xuôi đuôi lọt, trống đánh xuôi kèn thổi ngược.Có đi, có lại.bước thấp bước cao.
 Ngoài ra, sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng nào khác?
 GV dẫn chứng
 HS trả lời
Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí. Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung.
à Câu thơ thêm sinh động.
 Nêu fần ghi nhớ
II. Ghi nhớ: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tọa các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
 GV nhận xét
HS nêu yêu cầu của bài tập 1
HS tự làm
III. Luyện tập
1. Tìm từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ
 GV nhận xét
 HS nêu yêu cầu bài tập 2
 HS tự làm
BT 4. Viết đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương trong đó có sử dụng từ trái nghĩa.
2. Tìm các cặp từ trái nghĩa
Cá ương / ôi
Hoa héo / úa
Aên khoẻ
Học lực giỏi
Chữ đẹp
Đất tốt
3. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ
Ba chìm bảy (nổi)
Aên .. mặt rách( đói)
Ma  bắt nạt ma .. (cũ, mới)
Trẻ người da.(non)
HĐ 3. Củng cố
1. Hai từ “dài” và “ngắn” trái nghĩa nhau về
a. Số lượng	b. Tính cách	c. Đo đọc	d. Trình độ
2. Cặp từ không phải là cặp từ trái nghĩa
a. tươi – ươn	b. yếu – khoẻ	c. xấu – đẹp	d. quần – áo
HĐ 4. Hướng dẫn tự học
a. Nội dung bài vừa học
- Về nhà học thuộc lòng ghi nhớ SGK
- Tìm các cặp từ trí nghĩađược sử dụng để tạo hiệu quả diễn đạt trong một số văn bản đã học.
b. Hướng dẫn về nhà
- Soạn bài tt “Luyện nói văn biểu cảm”.
- Chuẩn bị dàn bài ở nhà, chọn một trong bốn đề. Mỗi tổ một đề.
Tuần 10	Ngày soạn
Tiết 40	Ngày dạy	 / lớp 7a
LUYỆN NÓI VĂN BIỂU CẢM 
VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Các cách biểu cảm trực tiếpvà gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm.
- Những yêu câu khi trình bày văn nói biểu cảm.
2. Kĩ năng
- Tìm ý lập dàn ýbài văn biểu cảmvề sự vật còn người.
- Biết cách bộc lộ tình về sự vật và con người trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói.
3. Thái độ: Có sự hứng thú, ham thích khi luyện nói.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, bài soạn
III. Phương pháp: Thuyết trình
IV. Tiến trình thực hiện các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ.
- Cách sử dụng từ trái nghĩa?
1. “Giá cao” trái nghĩa với:
a. Giá kém	b. Giá thường	c. Giá được	d. Giá hạ
2. Cặp từ không phải là cặp từ trái nghĩa:
a. chạy – nhảy	b. trẻ – già	c. sáng – tối	d. sang – hèn
3. Giới thiệu 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
 HĐ 1
GV theo dõi
 HS trình bày dàn bài theo đề bài đã chọn, bốn HS – bốn đề.
 Một vài HS khác nhận xét, bổ sung.
Dàn bài tham khảo
Đề 1
 MB: Giới thiệu về thầy, cô giáo mà em yêu mến
 HĐ 2
 HS chia theo tổ, nhóm phát biểu theo dàn bài.
 Thầy? Cô? Lớp mấy? Trường nào?
 TB: Em đã có những t/cảm, kỉ niệm gì đối với thầy cô
 GV theo dõi, đánh giá, tổng kết giờ học
-*Lưu ý: Yêu cầu của việc trình bày bài văn nói
+ Vị trí đứng nói phù hợp.
+Ngữ điệu nói phù hợp với tâm trạng, cảm xúc cần biểu lộ.
+Nội dung lôi cuốn,hấp dẫn dễ tiếp nhận.
-Yêu cầu của việc nghe biểu cảm về sự vật, con người:
+ Nghe, lĩnh hội được phần trình bày bài văn nói biểu cảm của bạn.
+ Có ý thức nhận xét về bài nói biểu cảm của bạn sau khi nghe.
+ Vì sao em yêu mến? (ngoại hình-tính cách)
+ Hình ảnh thầy cô giữa đàn em nhỏ.
 .........................
à Do đó, hình ảnh thầy cô đã để lại trong em nhiều tình cảm và kỉ niệm tốt đẹp mà không bao giờ em có thể quên được.
 KB: Tình cảm chung về thầy cô. Cảm xúc cụ thể về thầy cô mà mình yêu mến nhất.
HĐ 3. Củng cố
Thử tưởng tượng em được mời lên trước lớp. Hãy cho biết
a. Em sẽ phát biểu ngay về bài văn đã chuẩn bị của mình; hay cần phải có lời thưa gửi, lời dẫn trước khi nói? (Trước khi nói, em cần phải có lời thưa gửi, lời dẫn)
b. Em đọc diễn cảm, nhắc lại nguyên văn bài văn đã chuẩn bị; hay có thể thêm các từ, câu để tạo không khí thảo luận cởi mở với người nghe? (Khi nói, em có thể thêm các từ, câu để tạo không khí thảo luận cởi mở với người nghe)
c. Khi hết bài, em dừng lại và không nói gì thêm; hay em có lời cảm ơn những người nghe và tỏ ý muốn được nghe nhận xét, góp ý? (Khi hết bài, cần có lời cảm ơn những người nghe và tỏ ý muốn được nghe nhận xét, góp ý)
HĐ 4. Hướng dẫn tự học
a. Nội dung bài vừa học
- Về nhà tập luyện nói trước đám đông hoặc nói trước gương.
b. Hướng dẫn soạn bài
Soạn bài tt “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.
+ Bài thơ này thuộc thể loại gì?
+ Bài thơ gồm mấy phần? Thống kê số câu mỗi phần?
+ Tìm nôïi dung chính của bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc