Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 2: Mẹ tôi - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 2: Mẹ tôi - Năm học 2012-2013

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Qua bức thư của người cha gởi cho người con mắc lỗi với mẹ, hiểu được tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Ét – môn – đô đơ A – mi - xi

- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi

- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản dưới hình thức một bức thư

- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư) và người mẹ được nhắc đến trong bức thư

3. Thái độ:

 - HS cảm nhận tình cảm và công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái; từ đó yêu cầu mỗi người con phải có thái độ lễ phép, hiếu thảo với cha mẹ.

C.PHƯƠNG PHÁP:

- Phát vấn, đàm thoại, thuyết trình, phương pháp động não, thảo luận nhóm

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS (7A1: Sĩ số Vắng: (P: ; KP: )

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Nêu vài nét về nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản “Cổng trường mở ra”?

 3.Bài mới: Đã bao giờ em mắc lỗi với cha mẹ mình? Những khi ấy tâm trạng của em như thế nào? Đã bao giờ em nhận một bức thư của người thân mà lòng cảm thấy áy náy, day dứt, tự trách mình? Những bức thư như thế có ý nghĩa gì trong việc bồi dưỡng nhân cách con người? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một trong những bức thư như thế.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 2: Mẹ tôi - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1 Ngày soạn: 10/08/2011
Tiết PPCT: 2 Ngày dạy: 17/08/2011
MẸ TÔI 
( Trích Những tấm lòng cao cả - ÉT – MÔN – ĐÔ ĐƠ A – MI – XI)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Qua bức thư của người cha gởi cho người con mắc lỗi với mẹ, hiểu được tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
Sơ giản về tác giả Ét – môn – đô đơ A – mi - xi
Cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi
Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư
2. Kỹ năng: 
Đọc – hiểu một văn bản dưới hình thức một bức thư
Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư) và người mẹ được nhắc đến trong bức thư
3. Thái độ: 
 - HS cảm nhận tình cảm và công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái; từ đó yêu cầu mỗi người con phải có thái độ lễ phép, hiếu thảo với cha mẹ.
C.PHƯƠNG PHÁP: 
Phát vấn, đàm thoại, thuyết trình, phương pháp động não, thảo luận nhóm
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS (7A1: Sĩ số Vắng: (P:; KP:)
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu vài nét về nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản “Cổng trường mở ra”?
 3.Bài mới: Đã bao giờ em mắc lỗi với cha mẹ mình? Những khi ấy tâm trạng của em như thế nào? Đã bao giờ em nhận một bức thư của người thân mà lòng cảm thấy áy náy, day dứt, tự trách mình? Những bức thư như thế có ý nghĩa gì trong việc bồi dưỡng nhân cách con người? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một trong những bức thư như thế.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG
GV:Nêu vài nét về tác giả và xuất xứ của văn bản? Văn bản thuộc thể loại nào? 
HS trả lời, GV nhận xét .
GV: Ngoài những thông tin trong SGK, con còn biết thêm những gì về tác giả - HS: Trả lời 
GV bổ sung: Ông là tiểu thuyết gia, nhà thơ, người viết truyện ngắn và là tác giả của nhiều cuốn truyện thiếu nhi và truyện phiêu lưu nổi tiếng . Những kỉ niệm thời học trò và những kỉ niệm thời là sinh viên học viện quân sự Mô- đê- na là cơ sở để tác giả hư cấu nên những áng văn nhẹ nhàng dung dị, đầy nhân ái mê hoặc trái tim của hàng triệu độc giả trên khắp toàn cầu .
GV: Nhân vật chính: Người mẹ, đứa con.
- Ngôi kể thứ nhất -> Rất ít sự việc, chi tiết; chủ yếu là tâm trạng của người mẹ và đứa con
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
GV lưu ý HS một số chú thích.
GV Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần? Hướng dẫn đọc: rõ ràng, dứt khoát
HS: Đọc văn bản . GV: Nhận xét 
GV: Theo con bài văn này kể về ai? Nêu bố cục của văn bản?
GV: Người cha viết thư cho En-ri-cô trong hoàn cảnh nào? Khi viết thư cho con người cha có tâm trạng như thế nào? (Buồn bã tức giận, xấu hổ vì sự thiếu lễ độ của con.)
GV: Qua từ ngữ nào em nhận thấy tâm trạng này?
HS tìm chi tiết, từ ngữ: Nhát dao đâm vào tim, không thể nén cơn tức giận, vong ân bội nghĩa, bội bạc, xấu hổ.
GV: Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tại sao lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”?
HS: Nhan đề ấy là của chính tác giả đặt cho đoạn trích nội dung thư nói về mẹ, ta thấy hiện lên một hình tượng người mẹ cao cả và lớn lao. 
GV: Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào?	 Dựa vào đâu mà em biết được
 HS thảo luận nhóm – 3 phút, trình bày.( Thái độ đó thể hiện qua lời lẽ ông viết trong bức thư gửi cho En-ri-cô. “ như một nhát dao vậy”. “ bố không thể đối với con”. “Thật đáng xấu hổ đó”)
GV: Có ý kiến cho rằng người bố đã ghét bỏ, từ chối đứa con khi nói: thà rằng bố không có con... thôi con đừng hôn bố nữa..." em có đồng ý không? Vì sao?
HS: Tự bộc lộ ý kiến của mình 
 Phương pháp động não)
GV bình ngắn: Lời cha minh chứng cho thái độ kiên quyết đến quyết liệt trước lỗi lầm của con. Yêu và ghét, còn và mất mà ông nói với con trai như một lời khẳng định cho tình cảm cũng như niềm mong mỏi hi vọng của ông nơi con mình. Và càng yêu con bao nhiêu hẳn lòng ông càng thất vọng vì thái độ vô lễ của con bấy nhiêu
GV: Tại sao những điều như thế người cha không nói với con trực tiếp mà lại viết thư?
HS trả lời/GV nhận xét 
Định hướng: Đây là một bức thư mang tính tế nhị. Người bố không trực tiếp phê phán lỗi của con trước mặt mọi người, ông cũng không muốn nói chuyện trực tiếp với con vì ông rất hiểu tâm lí trẻ con. Vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng.
GV: Đến đây em có thể cho biết cha của En-ri-cô là người như thế nào?
GV: Chân dung và tình cảm của người mẹ hiện lên như thế nào qua bức thư? Tìm chi tiết thể hiện điều đó? Nhận xét về hình ảnh người mẹ?
HS : Trả lời - GV chốt
GV: Tác giả tập trung khắc hoạ ngưòi mẹ ở khía cạnh tình mẫu tử. Đây là tình cảm thiêng liêng nhất mà những người phụ nữ chân chính luôn mang bên mình. Con cái đối với họ là tất cả. Hạnh phúc của con là hạnh phúc của mẹ. Nỗi đau của con cũng chính là nỗi đau của mẹ
HS: suy nghĩ trả lời/thảo luận/GV chốt.
GV: Vậy theo em qua bức thư của cha , em hãy rút ra ý nghĩa của văn bản?
HS: Trả lời/GV chốt và kết luận về bài học bằng việc cho HS đọc ghi nhớ SGK/12
GV: "Mẹ tôi" là một bài ca tuyệt đẹp của"Những tấm lòng cao cả bởi "Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.Thật đáng xấu hổ cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó" và thấm thía, mà âm vang, đọng mãi dư vị ngọt ngào
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý một số câu ca dao: 
Công cha như núi Thái Sơn
..Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
 - Con dù lớn, vẫn là con của mẹ
 Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con
 - Ơn cha nặng lắm ai ơi . 
 Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang..”
I.GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Ét – môn – đô đơ A – mi - xi (1846-1908) 
Là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa lỗi lạc của nước Ý
 2.Tác phẩm:
a. Xuất xứ: 
Những tấm lòng cao cả là tác phẩm nổi tiếng, xuất bản năm 1886. 
Đây là một cuốn nhật kí của cậu bé En-ri-cô 11 tuổi. Cuốn sách gồm nhiều mẫu chuyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc
- Văn bản gồm 2 phần: lời kể của En-ri-cô và toàn bộ bức thư bố gửi cho con trai
b. Thể loại: Văn bản nhật dụng đề cập tới những mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc – Tìm hiểu từ khó:
- Chú ý chú thích: 1,4,7,9.
2.Tìm hiểu văn bản:
a.Bố cục: 2 phần
+ Phần đầu: Lí do viết thư 
+ Phần chính: Thái độ và những điều nhắc nhở của bố .
b. Phân tích:
b1. Hoàn cảnh người bố viết thư: 
En – ri – cô lỡ thốt ra những lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà. Để giúp con suy nghĩ kĩ, nhận ra và sửa lỗi lầm, bố đã viết thư cho En-ri-cô
b2. Thái độ của người bố đối với En- ri-cô:
- Đau đớn như dao đâm vào tim.
- Không nén được cơn tức giận
- Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-cô
- Gợi lại hình ảnh lớn lao, cao cả của người mẹ
- Xấu hổ và nhục nhã.
- Yêu cầu con sửa chữa lỗi lầm
à Lời khuyên nhủ chân tình sâu sắc. Người cha đầy khoan dung, độ lượng, có phương pháp giáo dục con đúng đắn.
b3. Hình ảnh người mẹ 
- Chăm sóc, yêu thương con
- Lo lắng, tận tụy, quan tâm đến con.
- Giàu đức hi sinh
àLà người mẹ vĩ đại
3. Tổng kết:
* Nghệ thuật: 
- Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ
- Lồng trong câu chuyện như một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tuy, giàu đức hi sinh..
- Hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha
* Ý nghĩa của văn bản:
 - Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình
- Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất của con người
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV Sưu tầm những câu ca dao, thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với cha mẹ 
- Chuẩn bị: “Cuộc chia tay của những con búp bê”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 2 ME TOI.doc