1. Mục tiêu bài dạy:
a) về kiến thức: Qua bài viết giúp học sinh:
- Vận dụng lý thuyết viết văn miêu tả sáng tạo (tả người bằng trí tưởng tượng).
- Viết bài theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
b) Rèn luyện kĩ năng tổng hợp quan sát, miêu tả, diễn đạt, trình bày,. (thể hiện trong bài viết)
- Rèn kĩ năng sống: Tích cực, tư duy sáng tạo.
c) Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a ) Giáo viên: Nghiên cứu nội dung - ra đề, đáp án biểu điểm phù hợp với đối tượng học sinh.
b) Học sinh: Ôn lại lí thuyết, tham khảo đề trong SGK - đọc kĩ và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
3. Tiến trình bài dạy
a) KT bài cũ:
b) dạy nội dung bài mới:
* Đề bài: (Giáo viên chép đề lên bảng).
Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của em.
1. Yêu cầu:
- Thể loại: Văn miêu tả sáng tạo (tả người).
- Nội dung: Ông Tiên trong truyện cổ dân gian.
- Phạm vi, giới hạn: Hình ảnh ông Tiên từ những câu truyện đã được học và bằng trí tưởng tượng của em.
Ngày soạn:15/4/2012 Ngày giảng :17/4 /2012 Tiết 121, 122. Tập làm văn: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO 1. Mục tiêu bài dạy: a) về kiến thức: Qua bài viết giúp học sinh: - Vận dụng lý thuyết viết văn miêu tả sáng tạo (tả người bằng trí tưởng tượng). - Viết bài theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. b) Rèn luyện kĩ năng tổng hợp quan sát, miêu tả, diễn đạt, trình bày,... (thể hiện trong bài viết) - Rèn kĩ năng sống: Tích cực, tư duy sáng tạo. c) Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập 2. Chuẩn bị của GV và HS: a ) Giáo viên: Nghiên cứu nội dung - ra đề, đáp án biểu điểm phù hợp với đối tượng học sinh. b) Học sinh: Ôn lại lí thuyết, tham khảo đề trong SGK - đọc kĩ và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. 3. Tiến trình bài dạy a) KT bài cũ: b) dạy nội dung bài mới: * Đề bài: (Giáo viên chép đề lên bảng). Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của em. 1. Yêu cầu: - Thể loại: Văn miêu tả sáng tạo (tả người). - Nội dung: Ông Tiên trong truyện cổ dân gian. - Phạm vi, giới hạn: Hình ảnh ông Tiên từ những câu truyện đã được học và bằng trí tưởng tượng của em. 2. Đáp án - Biểu điểm: * Đáp án: a) Mở bài: Giới thiệu nhân vật miêu tả (Ông Tiên): Ví dụ: - Tình huống gặp ông Tiên. - Giới thiệu khái quát ông Tiên em gặp. b) Thân bài: (Lần lượt miêu tả ông Tiên theo trình tự nhất định) - Ngoại hình: + Dáng vẻ ung dung, mặc bộ quần áo chùng cổ xưa, ống tay rộng. + Tay chống gậy trúc, toàn thân toả ánh hào quang. + Khuôn mặt hiền từ phúc hậu. + Râu, tóc, nước da có đặc điểm gì? (trắng, nâu, đen,..). Ví dụ: Râu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào,... - Việc làm và tính cách của ông Tiên: + Luôn quan tâm theo dõi mọi sự trong dân gian. + Xuất hiện kịp thời để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác. + Giọng nói ấm áp, ân cần, gần gũi với những người bất hạnh. + Ban phép lạ, gỡ bí cho người lương thiện. + Thường biến mất sau mỗi lần hoàn thành xứ mệnh. c) Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên: Yêu quý, kính trọng,... Muốn làm nhiều việc thiện, việc tốt giống ông Tiên trong những câu chuyên dân gian. * Biểu điểm: 1. Hình thức: (1 điểm) Trình bày sạch, khoa học, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; lời văn chân thành; diễn đạt lưu loát rõ ràng; kết hợp được với yếu tố tưởng tượng, tự sự, biểu cảm. 2. Nội dung: a) Mở bài:(1 điểm) Giới thiệu được nhân vật miêu tả (Ông Tiên) b) Thân bài: (Đảm bảo như đáp án) (7 điểm) Lần lượt miêu tả cụ thể theo trình tự nhất định. Học sinh lựa chọn được những chi tiết biểu, miêu tả hình ảnh ông Tiên. - Ngoại hình (4 điểm - mỗi ý 1 điểm). - Việc làm và tính cách của ông Tiên (3 điểm ). c) Kết bài: (1 điểm) Nêu được tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên.
Tài liệu đính kèm: