Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II năm học 2010-2011 - Nguyễn Quang Dũng

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II năm học 2010-2011 - Nguyễn Quang Dũng

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức : - Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.

 - Tăng thêm hiểu biết và tính cảm gắn bó với địa phương mình.

 2.Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng hiểu biết và sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ nói về đề tài: môi trường thiên nhiên hay về lao động sản xuất.

 3.Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu mến, gắn bó với địa phương quê hương mình. .

II. CHUẨN BỊ:

 1. Chuẩn bị của GV : GV hướng dẫn HS sưu tầm. Chuẩn bị đáp án và tình huống.

 2. Chuẩn bị của HS : HS sưu tầm ca dao, tục ngữ, chọn lọc, sắp xếp theo chủ đề .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1/ Ổn định tình hình lớp :(1)

 - Nề nếp: ( của từng lớp )

 - Chuyên cần: 7A1: ., 7A4: ., 7A5: .

 2/ Kiểm tra bài cũ: ( Không thực hiện)

 3/ Giảng bài mới:

 * Giới thiệu bài: ( 1) Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương là một công việc có nhiều ý nghĩa, giúp các em rèn luyện tính kiên trì, có tri thức về địa phương, có ý thức khoa học. Chúng ta sẽ cố gắng thực hiện tiết học này cho thật tốt.

 * Tiến trình bài dạy: ( 37)

 

doc 91 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II năm học 2010-2011 - Nguyễn Quang Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01.01.2011
 Tiết : 73 * Bài daỵ:
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức : Hiểu thế nào là tục ngữ, hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của nhữmh câu tục ngữ trong bài.
 2.Kỹ năng : - Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
 - Rèn kĩ năng phân tích và vận dụng tục ngữ .
 - Sưu tầm những câu tục ngữ nói về môi trường: Thiên nhiên tươi đẹp Việt Nam và LĐSX.
 3.Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu lao động sản xuất.
II. CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên: 
 - Đọc kĩ văn bản SGK và các tài liệu có liên quan đến bài giảng.
 - Soạn giáo án + Bảng phụ
 2/ Học sinh:
 - Đọc văn bản SGK và soạn bài theo các câu hỏi SGK trang: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 1/ Ổn định tình hình lớp :(1’) 
 - Nề nếp: ( của từng lớp)
 - Chuyên cần: 7A1:., 7A4:., 7A5:.
 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 3’) ( GV kiểm tra sách vở HS về sự chuẩn bị cho môn học và dặn dò HS một số công việc để học tốt phân môn: văn.)
 3/ Giảng bài mới:
 * Giới thiệu bài: ( 1’) Cùng với ca dao thể loại tục ngữ cũng là một đề tài phổ biến trong phần văn học dân gian. Nó đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như những kinh nghiệm về thời tiết, khí hậu trong thiên nhiên khi khoa học chưa phát triển. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu một số câu tục ngữ phổ biến qua 2 chủ đề trên.
 * Tiến trình bài dạy: ( 37’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
7’
* Hoạt động 1/ Tìm hiểu chung:
1/ Tìm hiểu chung:
- GV gọi HS đọc chú thích * SGK trang: 35.
- Hỏi: Qua đó , Em hãy trình bày hiểu biết của mình về tục ngữ?
* GV nhận xét bổ sung:
 Nói về tục ngữ các em cần nắm sâu 3 vấn đề sau:
- Về hình thức: Tục ngữ là một câu nói ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệu, có nhiều vế.
- Về nội dung: Diễn đạt những kinh nghiệm về cách nhìn nhận của nhân dân về:
+ Quy luật tự nhiên.
+ Kinh nghiệm lao động sản xuất.
+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.
- Về sử dụng: Được nhân dân sử dụng vào hoạt động đời sống dể nhìn nhận ứng xử, thực hành.
- GV nêu yêu cầu đọc văn bản: Rõ ràng, đúng và chú ý ngắt nhịp ở từng vế của câu.
 - GV đọc mẫu gọi HS đọc lại văn bản và GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc chú thích SGK
- Hỏi: Có thể chia các câu tục ngữ trên thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó? 
 * GV nhận xét và chốt lại:
 Có thể chia các câu tục ngữ trên thành hai nhóm:
+ Nhóm 1: Gồm các câu 1,2,3 và 4.
à Những câu tục ngữ về thiên nhiên.
+ Nhóm 2: Các câu còn lại.
à Những câu tục ngữ về lao động sản xuất.
- HS đọc chú thích * SGK trang: 35.
è HS trả lời theo sự hiểu biết của mình qua phần chú thích *:
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:
+ Quy luật tự nhiên.
+ Kinh nghiệm lao động sản xuất.
+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.
- Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.
è HS: Theo dõi phần GV chốt lại.
- HS đọc văn bản.
- Theo dõi phần nhận xét của GV.
- HS đọc chú thích SGK trang: 4.
* Dự kiến trả lời:
 Có thể chia các câu tục ngữ trên thành hai nhóm:
+ Nhóm 1: Gồm các câu 1,2,3 và 4.
à Những câu tục ngữ về thiên nhiên.
+ Nhóm 2: Các câu còn lại.
à Những câu tục ngữ về lao động sản xuất.
a. Khái niệm về Tục ngữ :
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:
+ Quy luật tự nhiên.
+ Kinh nghiệm lao động sản xuất.
+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.
- Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.
è Đây là loại VHDG.
b. Đọc và tìm hiểu chú thích:
- Đọc:
- Chú thích.
c. Phân loại:
- Có thể chia các câu tục ngữ trên thành hai nhóm:
+ Nhóm 1: Gồm các câu 1,2,3 và 4.
à Những câu tục ngữ về thiên nhiên.
+ Nhóm 2: Các câu còn lại.
à Những câu tục ngữ về lao động sản xuất.
17’
* Hoạt động2/ Tìm hiểu chi tiết:
2/ Tìm hiểu chi tiết:
- GV:gọi HS đọc câu 1.
- Hỏi: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ số 1? ( Nội dung )
* GV nhận xét và chốt lại:
 Đây là cách dự đoán thời tiết âm lịch tháng 5 ngày dài, đêm ngắn ( Mùa hè), tháng 10 ngày ngắn đêm dài( Mùa đông).
- Hỏi: Về cách diễn đạt, câu tục ngữ này có nét gì đặc sắc?
* GV nhận xét và chốt lại:
- Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật đối: đối vế, đối từ ngữ.
- Hình ảnh và cách nói thậm xưng (chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối
 - Vần lưng à nhịp nhàng, xuôi tai, dễ nhớ.
( GV chỉ rõ các hình ảnh nghệ thuật trên)
- Hỏi: Hoàn cảnh sử dụng câu tục ngữ trên?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Có thể sử dụng câu tục ngữ vào chuyện tính toán, sắp xếp công việc hoặc giữ gìn sức khỏe vào những thời điểm khác nhau trong năm.
- GV:gọi HS đọc câu 2.
- Hỏi: Câu tục ngữ số 2 nói về điều gì? Có đúng tuyệt đối không?
* GV nhận xét và chốt lại:
- Ngày nào: đêm trước trời có nhiều sao, hôm sau sẽ nắng, trời ít sao sẽ mưa.
- Đây chỉ là kinh nghiệm dân gian, độ chính xác không cao.
- Hỏi: Cách diễn đạt có gì đặc sắc
? Tác dụng của câu TN này?
* GV nhận xét và chốt lại:
- Hai vế đối, có vần lưng (nắng, vắng)
è Câu tục ngữ trên giúp mọi người có thể nhìn trời mà đoán thời tiết để sắp xếp công việc cho ngày hôm sau được hợp lý.
- GV:gọi HS đọc câu 3.
- Hỏi: “Ráng mỡ gà”ø là thế nào? Câu này có ý nghĩa gì?
* GV nhận xét và chốt lại:
 - Khi trên trời xuất hiện: ráng có sắc màu vàng mỡ gàtức là sắp có bão. 
è Nhắc nhở mọi người cần chống đỡ cho nhà chắc chắn để phòng chống giông bão.
 - Hỏi: Cách diễn đạt câu TN có gì đặc sắc?
* GV nhận xét và chốt lại:
-Vần lưng (gà – nhà)
- GV:gọi HS đọc câu 4.
- Hỏi: Em hiểu câu tục ngữ này như thế nào?
- GV diễn giảng: Ngày xưa nạn lũ lụt là một trong bốn tai họa (thủy, hỏa, đạo, tặc) thường xuyên gây những tổn thất rất lớn cho con người.Nên cha ông ta ngày xưa đã có ý thức quan sát hiện tượng tự nhiên để chủ động phòng chống. 
 Ở miền Bắc và miền Trung vào tháng 7, 8 âm lịch là mùa mưa bão, nếu thấy có hiện tượng kiến di dời chỗ lên cao, báo hiệu trời sắp có mưa to gây nên lụt lội.
- Hỏi: Về hình thức của câu tục ngữ?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Hình thức: Câu tục ngữ có hai vế, vần lưng (bò – lo) 
- Hỏi: Tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự?
* GV nhận xét và chốt lại:
+Tháng bảy đàn, đại hàn hồng thủy.
+Đóng thấp thì bão, đóng cao thì lụt.
- GV:gọi HS đọc câu 5.
- Hỏi: Tấc là gì? Vàng là gì?
* GV nhận xét và chốt lại:
- Tấc là đơn vị đo chiều dài bằng 1/10 thước (khoảng 2,4m2 tấc Bắc Bộ hay bằng 3,3m2 tấc Trung Bộ)
-Vàng là kim loại quý thường được cân đo bằng cân tiểu ly. Ông cha ta lấy cái rất nhỏ (tấc đất) để so sánh với cái rất lớn (tấc vàng) để nói giá trị của đất.
- Hỏi: Tại sao nói tấc đất, tấc vàng?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Đất quý như vàng (đất nuôi sống người) 
- Hỏi: Cách diễn đạt có gì đặc sắc?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Diễn đạt: ngắn gọn, không có từ so sánh nhưng hàm chứa ý so sánh, tạo ấn tượng đậm nét.
è GV chốt: Đây là câu tục ngữ tiêu biểu cho tính hàm súc của tục ngữ.
- Hỏi: Người ta sử dụng câu tục ngữ 
này trong trường hợp nào?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Vận dụng: khuyên mọi người phải biết quí trọng đất, làm cho đất sinh ra nhiều lương thực. Đồng thời phê phán hiện tượng lãng phí đất.
- Hỏi: Tìm câu ca dao tương tự ý trên?
è Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
 Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
- GV:gọi HS đọc câu 6.
- Hỏi: Ý nghĩa câu tục ngữ ?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Câu TN nói về thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người (nuôi cá, làm vườn, làm ruộng)
à Phương thức phát triển nông nghiệp.
- Hỏi: Câu được vận dụng như thế nào?
* GV nhận xét và chốt lại
 Khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh để tạo ra của cải vật chất
- Hỏi: Hình thức câu tục ngữ này có gì quen thuộc? 
* GV nhận xét và chốt lại
 Hình thức:
 + Có 3 vế, trật tư tăng tiến.
 +Vần (trì – nhị, viên – điền)
- GV:gọi HS đọc câu 7.
- Hỏi: Câu tục ngữ nói về việc gì?
* GV nhận xét và chốt lại
Kinh nghiệm chăm sóc cây lúa giống.
- Hỏi: Nhận xét về cách diễn đạt?
* GV nhận xét và chốt lại
Ngắn gọn, nhịp điệu dễ nhớ, dễ thuộc.
- GV:gọi HS đọc câu 8.
- Hỏi: Em hiểu câu tục ngữ này như thế nào?
* GV nhận xét và chốt lại
 Tầm quan trọng của thời vụ và việc cày bừa kỹ đất đai để tăng năng suất cây trồng.
- Hỏi: Cách diễn đạt câu tục ngữ này có gì đặc biệt?
 * GV nhận xét và chốt lại
- Tính hàm súc, ngắn gọn
- Vần (thì – nhì).
è GV bình ngắn và nâng cao: 
 Qua các câu tục ngữ trên, Ta thấy chúng đều ngắn gọn mang tính hàm súc cao. Nhưng điều đáng chú ý ở đay là mỗi câu tục ngữ đề có hai nghĩa:
+ nghĩa đen: là nghĩa cụ thể, mà cha ông ta mượn các hình ảnh trong cuộc sống hay trong tự nhiên để biểu đạt một vấn đề khác, đó là:
+ Nghĩa bóng: là nghĩa hàm ý bên trong là nghĩa vô cùng quan trọng mà nhiệm vụ chúng ta phải tìm hiểu sâu. 
 Khi tìm hiểu tục ngữ ta phải tìm hiểu hai nghĩa trên. Nhưng nghĩa quan trong là nghĩa bóng....
- HS đọc câu 1.
* Dự kiến trả lời:
Đây là c ... øu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất thơ nhẹ êm và cảm động.
9
Ca huế trên sông Hương
 Giới thiệu ca Huế – một sinh hoạt và thú vui văn hoá tao nhã thuộc dân tộc.
 Văn bản giới thiệu - thuyết minh: mạch lạc, giản dị.
GV: hướng dẫn HS giỏi khá thực hiện các câu sau: 7, 8 và 9
* Câu7 Dựa vào bài “Sự giàu đẹp thuộc tiếng Việt” hãy phát biểu những ý kiến về sự giàu đẹp của Tiếng Việt?
 ( Câu hỏi này dành cho HS giỏi khá)
èGV hướng dẫn cho HS: Chú ý:
Giàu ngữ âm ( 14 nguyên âm, 22 phụ âm, 6 thanh điệu)
Giàu hệ thống từ vựng:
-Hệ thống từ đồng nghĩa và trái nghĩa phong phú.
-Giàu hệ thống từ loại.
-Vốn từ vựng ngày càng phát triển
Cú pháp Tiếng Việt đặc trưng.
* Câu 8/ Dựa vào bài ý nghĩa văn chương hãy phát biểu những điểm chính về ý nghĩa văn chương?
 * GV nhận xét và chốt lại:
* Ý nghĩa văn chương:
- Nguồn gốc cốt yếu văn chương là lòng thương người và thương muôn vật, muôn loài.
+ Ví dụ: bài ca nhà tranh bị gió thu phá
bài ca côn sơn, Lao xao
- Văn chương sáng tạo ra sự sống
 +VD: Dế Mèn phiêu lưu ký
 Truyện cổ Anđecxen
- Văn chương gây ra cho ta tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
 +VD: Cuộc chia tay của những con búp bê
 Nam quốc sơn hà, Mẹ tôi.
* Câu 9 / ( GV hướng dẫn nhanh về câu 9 cho HS khá giỏi như sau:
 Kiến thức của phần TLV góp phần soi sáng cho phần Văn. Ngược lại, văn bản được học ở phần văn cũng có thể làm ngữ liệu minh họa cho kiểu văn bảnđược học ở phần TLV, giúp các em nắm chắc kiến thức hơn.
-HS Theo dõi phần gợi ý của GV.
* HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:.
+ Nhóm 2:.
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại.
* Câu 7: SGK tr 129.
* Câu 8: SGK tr 129.
Ý nghĩa văn chương
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là thương người, muôn loài
- Văn chương sáng tạo ra sự sống
- văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có.
* Câu 9: SGK tr 129.
4’
*Hoạt động2/ Luyện tập:
2/ Luyện tập:
- GV yêu cầu HS xem lại bảng hệ thống:
 Những giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản văn xuôi.
3’
*Hoạt động3/ Củng cố bài:
3/ Củng cố bài:
- GV củng cố lại toàn bộ kiến thức đa õôn tập.
- HS khắc sâu kiến thức qua phần cunge cố của GV
4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’)
 a/ Ra bài tập về nhà: 
 - Nắm chắc cách thức ôn tập.
 -Thực hiện ôn tập cụ thể vào vở.
 - Hướng dẫn HS thực hiện về việc ôn tập ở nhà theo kế hoạch sau:
 + HS giỏi khá:ôn tập toàn bộ 10 câu hỏi SGK
 + HS trung bình bỏ câu 7,8,9
 -Mỗi câu chỉ cần viết đề cương ,ghi những ý chính.
 b/ Chuẩn bị bài mới : Ôn tập thật kĩ để chuẩn bị Kiểm tra HKII
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
 - Thời gian:.........................................................................................................................................................
 - Nội dung kiến thức: ........................................................................................................................................
 ........................................................................................................................................
 - Phương pháp giảng dạy:..................................................................................................................................
 - Hình thức tổ chức:............................................................................................................................................
 - Thiết bị dạy học:..............................................................................................................................................
Ngày soạn :24 /04/2011
 Tiết : 135 - 136 * Bài dạy:
Hoạt động ngữ văn
I. MỤC TIÊU
 * Tiết 1:
 1. Kiến thức : Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, giọng điệu và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng. 
 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc đúng, đọc hay.
 3.Thái độ: Ý thức học tập tốt phân môn Văn học.
 * Tiết 2:
 1. Kiến thức : Tiếp tục luyện đọc. 
 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc đúng, đọc hay và tích hợp với môn Mỹ thuật vẽ tranh..
 3.Thái độ: Ý thức học tập tốt phân môn Văn học.
 II. CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên: 
 - Đọc kĩ văn bản SGK và các tài liệu có liên quan đến bài giảng.
 - Soạn giáo án + Bảng phụ
 2/ Học sinh:
 - Đọc văn bản SGK và soạn bài theo các câu hỏi SGK trang: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 1/ Ổn định tình hình lớp :(1’) 
 - Nề nếp: ( của từng lớp)
 - Chuyên cần: 7A1:...................., 7A4: ...................., 7A5: ....................
 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 0’) ( Không thực hiện)
 3/ Giảng bài mới:
 * Giới thiệu bài: ( 1’) ) 
 * Tiến trình bài dạy: ( 42’)
 * Tiết 1:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
42’
*Hoạt động 1/ Đọc diễn cảm văn nghị luận:
1/ Đọc diễn cảm văn nghị luận:
Yêu cầu HS đọc ba bài văn nghị luận:
-Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
-Sự giàu đẹp của tếng Việt.
-Ý nghĩa của văn chương.
è GV lưu ý: yêu cầu đọc rõ, ngừng nghỉ đúng chỗ, biết nhấn mạnh những chỗ cần thiết.
 - HS đọc theo yêu cầu của GV.
40’
*Hoạt động 2/ Thi vẽ tranh:
2/ Thi vẽ tranh:
 * Tiết 2:
- GV: Yêu câu HS tưởng tượng, thu hoạch bằng hình thức vẽ tranh sau khi học xong hai văn bản:
+ Ca huế trên sông Hương.
+ Sống chết mặc bay.
 - GV cư BGK và có thể mời GV Mỹ thuật làm GK.
- GV nhận xét
- HS tưởng tượng, thu hoạch bằng hình thức vẽ tranh sau khi học xong hai văn bản:
+ Ca huế trên sông Hương.
+ Sống chết mặc bay.
-HS thực hiện theo nhóm:
+ Nhóm 1:.
+ Nhóm 2:.
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại.
 Ca Huế trên
 sông Hương
 Tranh minh họa:
 Sống chết mặc bay
2’
*Hoạt động 3/ Củng cố bài:
3/ Củng cố bài:
- GV củng cố kiến thức về các nội dung đã cung cấp.
4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’)
 a/ Ra bài tập về nhà: 
 - Nắm lại các nội dung trong hai tiết hoạt động: Đọc diễn cảm và thi vẽ tranh.
 b/ Chuẩn bị bài mới : Ôn tập thật kĩ để chuẩn bị Kiểm tra HKII
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
 - Thời gian:.........................................................................................................................................................
 - Nội dung kiến thức: ........................................................................................................................................
 ........................................................................................................................................
 - Phương pháp giảng dạy:..................................................................................................................................
 - Hình thức tổ chức:............................................................................................................................................
 - Thiết bị dạy học:..............................................................................................................................................
Ngày soạn:	 	 Tuần: 35
	 Tiết: 137,138
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
(Phần tiếng Việt)
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS :
² Tiết1:
-Khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
-Rèn luyện kĩ năng đọc đúng, viết đúng.
² Tiết2:
-Tiếp tục khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
-Rèn luyện kĩ năng đọc đúng, viết đúng.
II-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GV: Giáo án.
HS: bài soạn.
III-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1/ Ổn định tình hình lớp:
-Sĩ số.
-Chuẩn bị cho tiết học.
2/ Kiểm tra bài cũ:	
	Không
3/ Bài mới:
 	Giới thiệu bài mới: 	(2’)
 Tíêt học này chúng ta sẽ có nhiều thời gian để khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
Tiết 1
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
23’
Hoạt động1: Viết những đoạn, bài chứa âm, dấu, thanh dễ mắc lỗi.
1/ Viết những đoạn, bài chứa âm, dấu, thanh dễ mắc lỗi
GV đọc một đoạn trong truyện “Sống chết mặc bay” từ “Trong đình  hầu bài”
HS viết.
Yêu cầu nhóm đổi bài để phát hiện lỗi và sửa chữa.
HS thực hiện.
GV nhận xét, sửa chữa
20’
GV đọc một đoạn trong bài “Tiếng Việt giàu và đẹp” từ “Hai nguồn  công sức dồi mài”.
HS viết.
Yêu cầu 5 HS đem bài cho GV kiểm tra.
GV nhận xét, sửa chữa
Tiết 2
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
10’
Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả.
2/ Làm bài tập chính tả:
Yêu cầu HS thực hiện bài tập a.
a)Điền vào chỗ trống: 
+Điền ch hay tr :
Chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành.
+ Điền dấu hỏi, ngã:
Mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.
+ Điền giành hay dành:
Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.
+ Điền sĩ hay sỉ:
Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.
Yêu cầu HS thực hiện bài tập b.
b)Tìm từ theo yêu cầu:
+Từ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất bắt đầu bằng ch, tr: 
-chạy, chống, chèo, chua 
-trèo, treo, trao 
+Từ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất có thanh hỏi, ngã:
-khỏe, trả, giỏ, vỏ 
-nghĩ, Bác sĩ, vĩ đại 
Yêu cầu HS thực hiện bài tập c.
c)Đặt câu:
+Phân biệt vội, dội:
-Đi đâu mà vội mà vàng.
GV đưa thêm nột số bài tập để HS phân biệt các âm dễ nhầm lẫn: v/qu, oắt/ắt, uyên/yên 
-Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội khắp năm châu.
4/ Củng cố, hướng dẫn về nhà: (5’)
*Bài cũ: Tiếp tục tự luyện viết, đọc đúng.
*Bài mới: Chuẩn bị cho: Tiết trả bài kiểm tra tổng hợp.
+Bài tự sửa.
+Ý kiến thắc mắc.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 hk2.doc