Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần học 5 - Tiết 20: Lời văn, đoạn văn tự sự

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần học 5 - Tiết 20: Lời văn, đoạn văn tự sự

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

 - Hiểu thế nào là lời văn, đoạn văn trong văn bản tự sự.

 - Biết cách phân tích, sử dụng lời văn, đoạn văn để đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản

 II. KIẾN THỨC CHUẨN:

 1.Kiến thức:

 - Lời văn tự sự: dùng để kể người và kể việc.

 - Đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.

 2.Kĩ năng:

 - Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý vận dụng vào đọc hiểu văn bản tự sự

 - Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN :

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần học 5 - Tiết 20: Lời văn, đoạn văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 5 	 Ngày soạn: 27/8/2010 
Tiết : 20 	 Ngày dạy: 10/9/2010 
 LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
Tập làm văn 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Hiểu thế nào là lời văn, đoạn văn trong văn bản tự sự.
 - Biết cách phân tích, sử dụng lời văn, đoạn văn để đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản
 II. KIẾN THỨC CHUẨN:
 1.Kiến thức:
 - Lời văn tự sự: dùng để kể người và kể việc.
 - Đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.
 2.Kĩ năng:
 - Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý vận dụng vào đọc hiểu văn bản tự sự
 - Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
+ Hoạt động 1 : Khởi động.
1. Ổn định nề nếp 
2. kiểm tra bài cũ
Hỏi: Em hiểu như thế nào về cách làm bài văn tự sự?
- Kiểm tra bài tập về nhà.
3. Giới thiệu bài mới.
- GV: GV nêu vấn đề về cách viết lời văn, đoạn văn tự sự -> Dẫn vào bài -> Ghi tựa.
- Báo cáo sỉ số.
- Trả lời cá nhân.
- Nghe, ghi tựa.
+ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Gọi HS đọc 2 đoạn văn SGK.
Hỏi : Đoạn 1, 2 giới thiệu nhân vật nào? Giới thiệu về điều gì? Nhằm mục đích gì?
Hỏi: Thứ tự các câu vì sao không đảo được? Câu văn giới thiệu nhân vật thường dùng những từ, cụm từ gì? -> rút ra ý 
- Gọi HS đọc đoạn 3 SGK..
Hỏi: Từ ngữ nào dùng để chỉ hành động nhân vật? Các hành động được kể theo thứ tự nào? Nó đem lại kết quả gì?
- GV nhận xét.
Hỏi: Các hình ảnh trùng điệp “nước ngập cửa..” gây ấn tượng gì cho người đọc.?
- GV khái quát lại vấn đề.
Hỏi: Vậy em hiểu như thế nào về lời văn kể việc? -> rút ra ghi nhớ.
- Gọi HS đọc thầm lại đoạn1, 2, 3.
Hỏi: Mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào? Tìm câu biểu đạt ý chính đó?
Hỏi: Cho biết mối quan hệ giữa câu chủ đề (ý chính) với các câu còn lại (ý phụ)?
GV nhận xét và nhấn mạnh: mỗi đoạn văn có thể có từ hai câu trở lên nhưng chỉ diễn đạt một ý chính, các câu trong đoạn văn phải kết hợp chặt chẽ với nhau làm nổi bật ý chính.
-> rút ra ghi nhớ.
- Đọc SGK.
- HS trả lời cá nhân: giới thiệu lai lịch, tính nết, quan hệ -> nêu tình huống chuẩn bị diễn biến câu chuyện 
- Đọc thầm lại ví dụ. -> nhận xét: các từ: là, có, câu kể ngôi thứ 3 “người ta gọi chàng”.
- HS đọc VD SGK.
- Cá nhân dựa vào đoạn văn phát biểu từ chỉ hành động -> thứ tự thời gian, nguyên nhân kết quả.
-> sự khủng khiếp của lũ lụt.
- HS trả lời ghi nhớ SGK. 
- Đọc thầm đoạn 1, 2, 3 SGK -Cá nhân lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Nghe.
- HS ghi nhận kiến thức.
1. Lời văn tự sự:
a. Lời văn giới thiệu nhân vật 
 VD SGK: a. Mị Nương: lai lịch, tính nết, quan hệ.
b. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh : tên gọi, lai lịch, tài năng.
*Hình thức lời văn kể người là giới thiệu tên ,lai lịch ,quan hệ ,tính tình ,tài năng ,ý nghĩa của nhân vật.
b. Lời văn kể việc:
 VD: đoạn 3 SGK: sự việc :Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh: hành động, việc làm -> kết quả việc làm.
* Hình thức lời văn kể việc là kể các hành động ,việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại.
2. Đoạn văn tự sự: 
Đoạn văn tự sự được đánh dấu chữ cái mở đầu viết hoa lùi đầu dòng và hết đoạn có dấu chấm xuống dòng. Mỗi đoạn thường có một ý chính
 + Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. 
- Gọi HS đọc 3 đoạn văn.
- Yêu cầu xác định nội dung bài tập.
- Gọi 3 HS trả lời.
-> nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2.
-> nhận xét câu trả lời của HS.
- Cho lớp đặt câu hỏi theo yêu cầu bài tập 3 (3 nhóm).
- Gọi 3 HS lên bảng -> nhận xét, sửa chữa.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn BT4.
- Gọi một số HS trình bày bài viết -> nhận xét, sửa chữa.
-Cá nhân đọc 3 đoạn văn SGK, xác định yêu cầu bài tập.
- 3 HS đọc SGK trả lời -> lớp nhận xét.
- Đọc + yêu cầu xác định bài tập 2 -> cá nhân trình bày ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- HS đặt câu -> 3 HS lên bảng -> nhận xét.
- Thực hành viết đoạn văn tụ sự -> một số HS đọc bài trước lớp-> nhận xét.
3. Luyện tập:
 Bài tập 1: 
a. Kể sự việc Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.
b. Thái độ các con phú ông đối với Sọ Dừa.
c. Tính nết trẻ con của cô hàng nước.
Bài tập 2: Câu a sai: trật tự các câu sắp xếp không hợp lí.
Bài tập 3: VD:
 - Thánh Gióng là vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên của dân tộc ta.
 - Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ.
 - Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.
+ Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. (5 phút)
4. Củng cố:
- GV trắc nghiệm lại kiến thức ghi nhớ ( bảng phụ).
- GV củng cố lại nội dung bài.
5. Dặn dò:
 Hướng dẫn tự học: nhận diện từng đoạn trong một truyện dân gian đã học, nêu ý chính của mỗi đoạn và phân tích tính mạch lạc giữa các câu trong đoạn.
-Yêu cầu HS:
 + Chuẩn bị: văn bản Thạch Sanh.
Đọc văn bản 
Soạn theo hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn bản SGK 66- 67.
 + Trả bài : lời văn , đoạn văn tự sự.
- Chọn câu đúng.
- Thực hiện theo yêu cầu GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docb7-20-LOIVANDOANVANTUSU.doc