Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

+ Nắm được một số đặc điểm tiêu biểu nhân vật người có tài năng kỳ lạ trong truyện “Cây bút thần”

+ Muốn thành tài, Mã Lương phải say mê, cần cù, chịu khó học vẽ.

2. Kỹ năng:

* Rèn HS kỹ năng đọc.

3. Giáo dục:

* Giáo dục lòng say mê kiên trì học tập.

* Kĩ năng sống: nhận thức giá trị của sự thông minh, thảo luận ý nghĩa của sự thông minh.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1. Thầy:

+ Soạn giảng tham khảo thêm tài liệu.

2. Trò:

+ Soạn bài, đọc kỹ.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra: 5’

+ Hỏi:

Truyện cổ tích là loại truyện ntn ? Những kiểu nhân vật nào, trong truyện cổ tích là quen thuộc ?

Dự kiến trả lời:

Truyện cổ tích là loại truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc, có chi tiết hoang đường, nêu lên ước mơ và niềm tin về chiến thắng cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, cái công bằng với cái bất công.

Những kiểu nhân vật quen thuộc trong kiểu cổ tích mà em biết đó là:

Sọ Dừa : Kiểu nhân vật bất hạnh.

Thạch Sanh : Kiểu nhân vật dũng cảm.

Em bé : Kiểu nhân vật thông minh.

3. Bài mới: 2’

Giới thiệu bài mới: Trung Quốc là nước láng giềng có nhiều mối quan hệ về văn hóa với nước ta. Kho tàng truyện cổ tích Trung Quốc rất phong phú “Cây bút thần” là một câu chuyện cổ tích lý thú của Trung Quốc. Chúng ta sẽ tìm hiểu truyện này để thấy được quan niệm của nhân dân lao động về công lý xã hội, mục đích của mối quan hệ thuật và mơ ước về khả năng kỳ diệu của con người.

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 – Tiết 29-30
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Tạo cơ hội học sinh:
+ Luyện nói, làm quen với sự phát biểu miệng.
+ Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật.
2. Kỹ năng: 
* Rèn HS kỹ năng phát biểu trước đám đông.
3. Giáo dục:
* Giáo dục HS tình cảm chân thành đối với gia đình, bạn bè.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy:
+ Dàn ý của 4 đề cho sẵn.
2. Trò: 
+ Một chỗ chuẩn bị kỹ một đề.
III. Phöông phaùp vaø kó thuaät daïy hoïc
- Phöông phaùp: Phaân tích, ñaøm thoaïi, bình giaûng, thuyeát trình, thaûo luaän nhoùm
- Kó thuaät: ñoäng naõo, ñaët caâu hoûi, hoûi traû lôøi, chia nhoùm, duøng hình aûnh tröïc quan 
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra: 5’
+ Chuẩn bị bài nói của HS.
3. Bài mới: 2’
Giới thiệu bài mới: nói là hình thức giao tiếp phổ biến của con người trong cuộc sống. HS chúng ta nói năng rất sinh động ngoài lớp, ngoài trường nhưng khi nói trên lớp thì rất lúng túng vì đó là nói trong môi trường văn hóa. Muốn nói tốt chúng ta phải luyện. Hôm nay, chúng ta “Luyện nói kể chuyện”.
TL
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Kiến thức 
40’
Hoạt động 1:
I. Dàn bài:
Kiểm tra sự chuẩn bị dàn bài của HS.
Chuẩn bị dàn bài.
Đề 1: Tự giới thiệu về bản thân.
1. Mở bài: Lời chào là lý do giới thiệu.
Cho HS trình bày dàn ý. Nhận xét và sửa chữa cho hoàn chỉnh.
4 HS 4 tổ viết dàn ý lên bảng.
HS khác nhận xét, bổ sung.
2. Thân bài.
- Tên, tuổi.
- Gia đình gồm những ai.
- Công việc hằng ngày.
- Sở thích và nguyện vọng.
3. Kết bài:
Cảm ơn mọi người đã 
chú ý lắng nghe.
Đề 2: Giới thiệu người bạn mà em quý mến.
1. Mở bài: Lời chào và lý do để kể.
2. Thân bài:
- Giới thiệu người bạn: tên tuổi, hoàn cảnh quen biết.
- Hình dáng, tính tình, thói quen, sở thích.
3. Kết bài: Tình cảm đối với bạn.
Đề 3: Kể về gia đình.
1. Mở bài: Lời chào và lý do kể.
2. Thân bài: Giới thiệu chung về gia đình.
- Kể về bố, mẹ: tuổi tác, nghề nghiệp.
- Kể về anh chị em.
3. Kết bài:
Tình cảm đối với gia đình.
Đề 4: Kể về một ngày hoạt động của mình.
1. Mở bài: Lời chào, lời giới thiệu.
2. Thân bài: Kể về các hoạt động trong ngày theo trình tự thời gian từ khi thức dậy buổi sáng đến khi đi ngủ buổi tối.
3. Kết bài: 
Cảm ơn mọi người đã lắng nghe.
40’
Hoạt động 2:
II. Luyện nói.
Chia mỗi tổ một đề để HS nói với nhau theo dàn ý.
HS phát biểu với nhau trong tổ.
Hoạt động 3:
Luyện nói trước lớp.
GV liên hệ với việc tự
giới thiệu trong chương trình VTV3: những đứa trẻ tinh nghịch, đường lên đỉnh Olypia, ở nhà chủ nhật, chiếc nón kỳ diệu.
GV nói mẫu một đề. Sau đó gọi HS nói trước lớp.
Giáo viên uốn nắn, sửa chữa sao cho HS nói đạt yêu cầu: Nói tự tin, chân thật, rõ ràng và tự nhiên, diễn cảm.
4. Dặn dò cho tiết học tiếp theo. 3’
- Chuẩn bị bài “Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự”
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG.
Tiết 30
Bài 8: Hướng dẫn đọc thêm: CÂY BÚT THẦN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
+ Nắm được một số đặc điểm tiêu biểu nhân vật người có tài năng kỳ lạ trong truyện “Cây bút thần”
+ Muốn thành tài, Mã Lương phải say mê, cần cù, chịu khó học vẽ.
2. Kỹ năng: 
* Rèn HS kỹ năng đọc.
3. Giáo dục:
* Giáo dục lòng say mê kiên trì học tập.
* Kĩ năng sống: nhận thức giá trị của sự thông minh, thảo luận ý nghĩa của sự thông minh.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy:
+ Soạn giảng tham khảo thêm tài liệu.
2. Trò: 
+ Soạn bài, đọc kỹ.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra: 5’
+ Hỏi:
Truyện cổ tích là loại truyện ntn ? Những kiểu nhân vật nào, trong truyện cổ tích là quen thuộc ?
Dự kiến trả lời:
Truyện cổ tích là loại truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc, có chi tiết hoang đường, nêu lên ước mơ và niềm tin về chiến thắng cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, cái công bằng với cái bất công.
Những kiểu nhân vật quen thuộc trong kiểu cổ tích mà em biết đó là:
Sọ Dừa	: Kiểu nhân vật bất hạnh.
Thạch Sanh	: Kiểu nhân vật dũng cảm.
Em bé	: Kiểu nhân vật thông minh.
3. Bài mới: 2’
Giới thiệu bài mới: Trung Quốc là nước láng giềng có nhiều mối quan hệ về văn hóa với nước ta. Kho tàng truyện cổ tích Trung Quốc rất phong phú “Cây bút thần” là một câu chuyện cổ tích lý thú của Trung Quốc. Chúng ta sẽ tìm hiểu truyện này để thấy được quan niệm của nhân dân lao động về công lý xã hội, mục đích của mối quan hệ thuật và mơ ước về khả năng kỳ diệu của con người.
TL
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Kiến thức 
10’
Hoạt động 1:
I. Đọc – tìm hiểu chung
Hướng dẫn HS đọc văn 
2 HS đọc văn bản.
bản.
Đọc chú thích.
H: Phương thức biểu đạt của văn bản là gì ?
- Tự sự.
H: Văn bản có thể chia làm mấy đoạn ? Ý chính của mỗi đoạn ?
Tìm bố cục: 5 đoạn.
1. Từ đầu lấy làm lạ.
2. Tiếp  em vẽ cho ????
3. Tiếp  phóng như bay.
4. Tiếp  lớp sóng hung dữ.
5. Còn lại.
- Bố cục: 4 đoạn.
5’
Hoạt động 2:
II. Tìm hiểu văn bản:
H: Qua phần đọc em hãy cho biết thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
TL: Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài năng kỳ lạ.
1. Mã Lương – cây bút thần và những người lương thiện.
H: Mã Lương được giới thiệu như thế nào?
TL: Mã Lương là em bé mồ côi, cần cù, chăm chỉ, siêng năng và có khiếu vẽ. Sự kiên trì đã khiến Mã Lương vẽ giỏi.
- Mồ côi, nghèo, thích học vẽ, thông minh, kiên trì.
H: Những điều gì khiến Mã Lương vẽ giỏi?
TL:
H: Mã Lương ước mơ điều gì?
TL: Mã Lương vẽ cho tất cả những người nghèo trong làng.
- Được cây bút thần à là phần thưởng xứng đáng.
Điều đó có thành sự thật không?
H: Mã Lương đã dùng cây bút thần của mình để làm gì?
- Vẽ cho người nghèo khổ à giúp phương tiện sống cho mọi người. Tài năng của Mã Lương phục vụ cho nhân dân.
H: Tại sao Mã Lương không vẽ cho dân làng thóc gạo, nhà cửa, vàng bạc mà vẽ phương tiện để lao động.
TL: Của cải mà con người hưởng thụ phải chính do con người làm ra mới đáng quý.
CT: Nhân dân ta có câu “Nhàn cư vi bất thiện” tức là nhàn hạ không lao động sẽ dẫn đến làm những việc không lương 
thiện. Vì vậy phải lao động để sống chứ không nên chờ của có sẵn.
H: Thử tìm một vài danh từ bổ nghĩa cho động từ vẽ.
TL: Danh từ làm bổ ngữ: vẽ chim, vẽ tôm ,vẽ con ngựa, vẽ cung tên, vẽ tranh, vẽ thuyền
TL
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Kiến thức 
Hoạt động 3:
2.Mã Lương với những kẻ tham lam độc ác
5’
Gọi hs đọc 
Đọc 3 đoạn cuối và nhận xét 
H:Khi thấy Mã Lương có bút thần tên địa chủ đã làm gì?
TL:Bắt Mã Lương vẽ theo ý muốn của hắn 
a)ML và tên địa chủ :
H:ML đã hành động như thế nào ?
TL:ML không vẽ theo ý muốn của hắn mà vẽ những thứ trừng trị hắn 
-ML không nghe dụ dỗ, không sợ dụ dỗ, không sợ doạ nạt 
-Ml trừng trị tên địa chủ 
H:Vì sao ML không vẽ theo ý tên vua?
TL:NL căm ghét tên vua vì hắn tham lam, độc ác nên 
b)ML và tên vua 
- Vẽ ngược lại những thứ 
đã dùng ngòi bút thần để tiêu diệt kẻ ác , thực hiện công lý
mà vua yêu cầu.
H: Ngoài việc vẽ vật thật ra cây bút của ML còn có điều thần kỳ gì?
TL: chỉ ML vẽ mới hiệu nghiệm, vật được ML vẽ chỉ để phục vụ người lương thiện.
- Vẽ chính thứ mà vua yêu cầu để nó trừng trị hắn.
H: Chi tiết cây bút thần có gì hứng thú và gợi cảm?
TL: Chi tiết cây bút thần là chi tiết gây hứng thú và gợi cảm vì:
* Dùng bút vẽ làm vũ khí trừng trị những kẻ tham lam độc ác.
- Là phần thưởng xứng đáng cho ML
- Có khả năng kỳ diệu.
- Chỉ trong tay ML mới có hiệu nghiệm
- Thực hiện công lý của nhân dân.
III. Ý nghĩa của văn bản:
5’
Hoạt động 4:
H: Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Cây bút thần”
Thảo luận nhóm
TL:
- Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội.
- Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân và thuộc về nhân dân.
- Thể hiện ước mơ và niềm tin về nhưng khả năng kỳ diệu của con người.
Đọc ghi nhớ
Ghi nhớ: SGK
8’
Hoạt động 5:
IV: Luyện tập:
H: Nói về chủ đề của truyện là đấu tranh xã hội (cuộc đấu tranh giữa giai cấp thống trị vua, địa chủ và giai cấp bị trị): đúng hay sai.
TL: Chủ đề của truyện đúng là đấu tranh xã hội: cuộc đấu tranh giữa giai cấp thống trị vua, địa chủ và giai cấp bị trị là ML và dân nghèo.
TL: Vì sao TQ là nước láng giềng hai bên có quan hệ khăng khít về văn hóa nên truyện cổ tích của hai 
Nước có nhiều nét giống nhau.
H: Kể tóm tắt truyện.
TL: ML say mê học vẽ, ao ước có cây bút thần và em được cây bút thần. 
ML vẽ cho những người nghèo khổ, không vẽ cho tên địa chủ. Dùng bút thần ML trừng trị và thoát khỏi nhà tên địa chủ. Vì sơ ý ML lộ bút thần. Bị vua bắt, em không vẽ theo ý vua, em bị giam. Vua dỗ dành ML, em vờ nghe theo và vẽ biển cả, giông bão giết chết tên vua và bọn gian thần.
H: Thế nào là truyện cổ tích? Kể tên các truyện đã học?
- Nhắc lại định nghĩa. 
- Kể tên 4 truyện: Sọ Dừa, Thạch Sanh, em bé thông minh, cây bút thần
4. Dặn dò cho tiết học tiếp theo: 5’
Học bài
Kể tóm tắt
Kể diễn cảm
Xem bài: “Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự” 
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG.
Tiết 32
NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
+ Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự.
+ Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự.
+ Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể: thứ nhất và thứ ba.
2. Kỹ năng: 
+ Rèn HS kỹ năng kể chuyện.
3. Giáo dục:
+ Giáo dục các phẩm chất tốt đẹp chi HS qua câu chuyện.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy:
+ Soạn giảng, tham khảo thêm một số bài văn mẫu.
2. Trò: 
+ Tìm hiểu kỹ năng và trả lời các câu hỏi.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra: 4’
+ Hỏi:
Thế nào là văn tự sự?
Dự kiến trả lời:
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
3. Bài mới: 1’
Giới thiệu bài mới: 
Tiết này chúng ta biết thêm một hiện tượng thường gặp trong Tập làm văn là ngôi kể, khi nào thì kể theo ngôi thứ nhất, khi nào thì kể theo ngôi thứ ba, mỗi ngôi kể có ưu thế gì, nó liên quan đến sắc thái biểu hiện tình cảm cả bài văn như thế nào? Đó là bài “Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự”.
TL
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Kiến thức 
23’
Hoạt động 1:
G: Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện
Đọc đoạn văn 1,2
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự
H: Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu nào cho biết điều đó?
TL: Ngôi thứ ba: Người kể dấu mình.
a. Kể theo ngôi thứ ba
Dấu hiệu: Người kể dấu mình, không biết ai kể
H: Đoạn 2 được kể theo ngôi nào? Làm sao ta nhận ra điều đó?
TL: Ngôi thứ nhất: người kể: hiện diện
b. Kể theo ngôi thứ nhất, người hiện diện là: “tôi”
G: Để kể chuyện cho hình hoạt người kể có thể lựa chọn ngôi kể:
H: Người xưng hô trong đoạn 2 là nhân vật hay tác giả?
TL: Người xưng “tôi” là nhân vật trong truyện chứ không phải tác giả
c. Người xưng “tôi” là Dế Mèn, không phải là tác giả Tô Hoài
G: Khi kể, người kể xưng “tôi” trong tác phẩm không nhất thiết là tác giả.
H: Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không hạn chế, ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết?
TL: Ngôi kể thứ ba tự do hơn. Ngôi kể thứ nhất chỉ được kể những gì mình biết
d. Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể thứ ba cho phép người kể được tự do hơn. Ngôi kể thứ hai chỉ được kể những gì nhân vật tôi biết mà thôi.
H: Hãy đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba?
HS đọc đoạn văn khi đã đổi ngôi
Nhận xét: Đoạn văn khi đổi ngôi không thay đổi nhiều
Đ. Nếu thay vào ngôi kể thứ ba, đoạn văn không thay đổi nhiều chỉ làm người kể dấu mình
H: Đoạn1 có thể từ ngôi thứ ba thành ngôi thứ nhất không? Vì sao?
HS đọc đoạn văn khi đã đổi ngôi.
Nhận xét: Khó đổi
e. Khó đổi ngôi. Ví khó có thể tìm được người có thể có mặt mọi lúc, mọi nơi như vậy.
GV nhắc lịa ý chính
Đọc ghi nhớ
Ghi nhớ SGK/89
12’
Hoạt động 2
II. Luyện tập
Thảo luận nhóm
Bài tập 1
H: Thay đổi ngôi kể và nêu nhận xét
Bài tập 1,2
Sau đó trình bày trước lớp
Thay tôi bằng Dế Mèn, ta có đoạn kể theo ngôi thứ ba, có sắc thái khách quan.
Bài tập 2: 
Thay tôi vào các từ: Thanh, Chàng. Ngôi kể tôi tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn
H: Truyện “cây bút thần” kể theo ngôi nào vì sao?
TL: Truyện kể theo ngôi thứ ba
Bài 3:
Ngôi thứ ba
Kể như vậy mới linh hoạt
H: Khi viết thư em thường sử dụng ngôi kể nào?
TL: Sử dụng ngôi thứ nhất
Bài tập 5:
Ngôi thứ nhất
4. Dặn dò cho tiết học tiếp theo: 5’
	Học bài
	Hoàn chỉnh các bài tập và làm các bài còn lại
	Chuẩn bị bài “Thứ tự kể trong văn tự sự”

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN8VAN6CHUANGIAMTAI.doc