Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 7 - Kiểm tra

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 7 - Kiểm tra

Phần I. Trắc nghiệm: (Học sinh trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng).

 Câu 1: (0.5 điểm)

 Đặc điểm nổi bật của truyền thuyết là gì?

A. Mang dấu ấn của hiện thực lịch sử.

B. Có những chi tiết hoang đường

C. Có yếu tố kì ảo.

D. Sự kiện nhân vật lịch sử gắn chặt yếu tố kì ảo.

Câu 2. (0.5 điểm)

Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là lễ vật không gì quý bằng?

A. Lễ vật thiết yếu cùng tình cảm chân thành.

B. Lễ vật bình dị.

C. Lễ vật quý hiếm, đắt tiền.

D. Lễ vật rất kì lạ.

Câu 3. (0.5 điểm)

Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?

A. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.

B. Các cuộc chiến tranh chấp đất đai giữa các bộ tộc.

C. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh.

D. Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và sự căm ghét Thuỷ Tinh.

 

docx 7 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 7 - Kiểm tra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Ma trận đề kiểm tra.
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn học dân gian 
Câu 10
1 câu
Truyền thuyết
Câu 2
Câu 4
Câu 1
Câu 3
4 câu
Cổ tích
Câu 5
Câu 8
Câu 9
Câu 6
Câu 7
Câu11
Câu12
5 câu
2 câu
Tổng câu
6 câu
4 câu
2 câu
10 câu
2 câu
Tổng điểm
3đ
1đ
6đ
4đ
6đ
ĐỀ BÀI
Phần I. Trắc nghiệm: (Học sinh trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng).
	Câu 1: (0.5 điểm)
	Đặc điểm nổi bật của truyền thuyết là gì?
Mang dấu ấn của hiện thực lịch sử.
Có những chi tiết hoang đường
Có yếu tố kì ảo.
Sự kiện nhân vật lịch sử gắn chặt yếu tố kì ảo.
Câu 2. (0.5 điểm) 
Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là lễ vật không gì quý bằng?
Lễ vật thiết yếu cùng tình cảm chân thành.
Lễ vật bình dị.
Lễ vật quý hiếm, đắt tiền.
Lễ vật rất kì lạ.
Câu 3. (0.5 điểm)
Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì? 
Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
Các cuộc chiến tranh chấp đất đai giữa các bộ tộc.
Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh.
Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và sự căm ghét Thuỷ Tinh.
Câu 4. (0.5 điểm)
	Sự tích Hồ Gươm gắn với sự kiện lịch sử nào?
Lê Thận bắt được lưỡi gươm.
Lê Lợi bắt được chuôi gươm.
Lê Lợi có báu vật là gươm thần.
Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang.
Câu 5. (0.5 điểm)
	Tên gọi khái quát nhất cho cuộc đấu tranh xã hội trong truyện cổ tích là gì?
Đấu tranh giữa người nghèo và kẻ giàu.
Đấu tranh giữa địa chủ và nông dân.
Đấu tranh giữa chính nghĩa và phi nghĩa.
Đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
Câu 6. (0.5 điểm)
Nhờ đâu truyện Thạch Sanh luôn có sức hấp dẫn độc giả nhỏ tuổi mọi thời đại?
A. Nội dung câu chuyện, diễn biến số phận nhân vật và nghệ thuật cấu trúc tác phẩm được thể hiện sinh động, giàu ý nghĩa.
B. Thoả mãn ước mơ hạnh phúc ngàn đời của nhân dân lao động.
C. Cuộc đời Thạch Sanh được kể lại tỉ mỉ.
D. Tái hiện lại những con người, những sự việc từ xa xưa.
Câu 7. (0.5 điểm)
Truyện Em bé thông minh chủ yếu được tạo ra từ đâu?
A. Hành động nhân vật.
Ngôn ngữ nhân vật.
Tình huống truyện.
Lời kể của truyện.
Câu 8. (0.5 điểm)
Yếu tố nào có vai trò quan trọng nhất trong các lần chiến thắng của em bé thông minh?
A. Năng lực trí tuệ.
Hiểu biết.
Nhạy cảm.
Kinh nghiệm.
Câu 9: Điền từ còn thiếu vào khái niệm sau:
Truyền thuyết là là loại truyện dân gian kể về các có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố. 
Truyền thuyết thể hiện thái độ và của nhân dân với các sự kiện, nhân vật được kể.
Câu 10: Nối tên nhân vật ở cột A với tên văn bản ở cột B sao cho đúng.
Cột A
Nối
Cột B
1. Lang Liêu
1 - 
a. Con Rồng Cháu Tiên
2. Âu Cơ, Lạc Long Quân
2 - 
b. Sự tích hồ gươm
3. Lê Lợi
3 - 
c. Thạch Sanh
4. Lí Thông
4 - 
d. Bánh chưng bánh giầy
Phần II. Tự luận:
Câu 11. Truyện cổ tích Thạch Sanh kể về kiểu nhân vật nào? Cho biết ý nghĩa chi tiết tiếng đàn và niêu cơm thần kỳ của Thạch Sanh.	 
Câu 12. Hãy cho biết sắc thái của tiếng cười trong truyện: " Em bé thông minh".
3. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Phần I. Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
A
A
D
D
A
C
A
Câu 9: Điền lần lượt các cụm từ: Nhân vật và sự kiện, Tưởng tượng kì ảo, Cách đánh giá, Lịch sử. 
Câu 10: Nối: 1 – d, 2 – a, 3 – b, 4 – c
Mỗi đáp án đúng: 0,25 điểm 	
 Phần II. Tự luận:
 a. Đáp án:
Câu 1 * Thạch Sanh là một câu chuyện cổ tích kể về kiểu nhân vật dũng sỹ. 
* Ý nghĩa của tiếng đàn và nêu cơm thần kì của Thạch Sanh:
Học sinh nêu được ý nghĩa của hai chi tiết này, đảm bảo các ý chính sau:
- Công dụng của tiếng đàn thần kì:
+ Giải câm cho công chúa.
+ Giải oan cho Thạch Sanh.
+ Vạch tội của nẹ con Lí Thông.
+ Lui quân mười tám nước chư hầu.
→ Ý nghĩa của tiếng đàn: Tiếng đàn là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù; thức tỉnh nỗi nhớ quê hương; là tiếng đàn công lí; tiếng đàn đại diện cho cái thiện và yêu chuộng hoà bình. 
 - Công dụng của nêu cơm thần kì:
	+ Niêu cơm của Thạch Sanh, cũng là vũ khí, phương tiện kì diệu lạ lùng, làm yên lòng quân của mười tám nước chư hầu. Niêu cơm nhỏ xíu mà cứ ăn hết lại đầy.
→ Ý nghĩa: Cùng với tiếng đàn thức tỉnh nỗi nhớ quê hương, tiếng đàn kêu gọi hoà bình, đây chính là miếng cơm ấm lòng mát dạ. Phải chăng đó là niêu cơm của tình thương, lòng nhân ái, của ước vọng đoàn kết để các dân tộc sinh sống hoà bình, yên ổn làm ăn, ấm no, hạnh phúc.
 Câu 2: Sắc thái của tiếng cười trong truyện: " Em bé thông minh" là: Truyện đề cao sự thông minh dân gian và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách thức oái oăm...) từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
	b. Biểu điểm:
* Hình thức: (1 điểm) Trình bày sạch, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, không mắc lỗi chính tả. 
* Nội dung: (5 điểm)
Câu 11: (3 điểm)
	a) Trình bày đủ hai ý như đáp án:
 - Thạch Sanh là một câu chuyện cổ tích kể về kiểu nhân vật dũng sĩ (0,5 điểm).
	b) Nêu đủ ý như đáp án 
 	 - Công dụng của tiếng đàn: (1 điểm - mỗi ý 0,25 điểm).
 	 - Ý nghĩa của tiếng đàn: Tiếng đàn là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù; thức tỉnh nỗi nhớ quê hương; là tiếng đàn công lí; tiếng đàn đại diện cho cái thiện và yêu chuộng hoà bình. (0,5 điểm). 
 	- Công dụng của niêu cơm: là vũ khí, phương tiện kì diệu, làm yên lòng quân của mười tám nước chư hầu (0,5 điểm).
	→ Ý nghĩa: Là miếng cơm ấm lòng mát dạ, niêu cơm của tình thương, lòng nhân ái, của ước vọng đoàn kết để các dân tộc sinh sống hoà bình, yên ổn làm ăn, ấm no, hạnh phúc (0,5 điểm). 
Câu 12: (2 điểm) 
	4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra. - Đa phần học sinh nắm được, hiểu được các kiến thức cơ bản của các bài văn đã học. Các em đã biết cách làm bài kiểm tra văn theo đúng nội dung của từng câu hỏi đặt ra. Nhiều em làm bài tốt, có kĩ năng, trình bày khoa học, diễn đạt tốt (Thành, Hậu, Lẻ...) Bên cạnh đó 1 số em viết chữ quá xấu, sai chính tả nhiều vận dụng kiến thức yếu, diễn đạt yếu (Bình, Thơ, Hòa)
* Hướng dẫn học bài ở nhà: Ôn lại lí thuyết văn tự sự; chuẩn bị bài luyện nói kể chuyện. Yêu cầu:
+ Đọc kĩ các đề bài trong sách giáo khoa, trọn, lập dàn ý và viết thành văn đề a, c (SGK,T.77). Đọc bài nói tham khảo (SGK,T.78) chuẩn bị tiết sau luyện nói kể chuyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxKIEM TRA VAN TUAN 7.docx